Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Để giải đáp được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.
- Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- 1. Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
- 3. Những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường
- 4. Theo em để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương chúng ta cần làm gì?
- 5. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
1. Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị văn hóa, tinh thần, cách ứng xử đã được cộng đồng trong một quốc gia xây dựng và giữ gìn, truyền lại qua nhiều đời, gồm những đức tính tốt đẹp của con người như lòng vị tha, tình yêu nước, tinh thần đoàn kết, truyền thống hiếu học, lòng biết ơn, kính trên nhường dưới... Truyền thống tốt đẹp còn là những phong tục, tập quán, kiến trúc, nghệ thuật mang bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, được truyền lại cho thế hệ sau và được tôn vinh, bảo tồn hiện nay.
Đây là đặc trưng riêng của một dân tộc, mang bản sắc truyền thống của dân tộc, nếu bị phai mờ, dân tộc đó sẽ mất đi bản sắc riêng, thiếu đi tính tự tôn dân tộc. Do đó, việc hiểu và giữ gìn những giá trị tốt đẹp cha ông để lại là trách nhiệm chung của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác Hồ từng dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, vì vậy, là một học sinh, em tự nhận thấy bản thân cũng cần góp một phần sức lực nhỏ bé để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cụ thể như:
- Chủ động học tập, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc học tốt môn lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh trên lớp, em cho rằng mỗi học sinh cần chủ động tìm hiểu đọc thêm sách báo để có thêm kiến thức về lịch sử dân tộc. Dân tộc ta có lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Mỗi một giai đoạn lịch sử lại cho chúng ta biết thêm về giá trị đạo đức, nghệ thuật, tiến trình phát triển lịch sử ở mỗi thời kỳ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của truyền thống lịch sử, rằng ông cha ta đã hy sinh bao xương máu để bảo vệ nền độc lập, tử chủ của đất nước, để giữ gìn bản sắc văn hóa không bị phai mờ. Từ đó, chúng ta cần biết trân trọng và tiếp tục tiếp nối cha ông, bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp ấy.
- Bảo tồn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của cha ông bằng việc học tập áp dụng những phẩm chất ấy trong thực tế đời sống hiện nay. Đây là cách làm hiệu quả nhất để nối dài những kinh nghiệm, phẩm chất quý báu mà cha ông truyền lại.
- Với việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật, di sản văn hóa, em sẽ tích cực tham gia cùng các anh chị đoàn viên thanh niên, có những hoạt động thiết thực để bảo vệ và giới thiệu di sản đến mọi người, để mọi người cùng biết và có trách nhiệm tham gia bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp đó. Ví dụ:
+ Tham gia chụp ảnh, quay phim, lưu lại hình ảnh của các di tích, tham gia dịch thuật tiếng anh để làm bảo tàng số, giới thiệu di sản đến bạn bè trong nước và quốc tế.
+ Tham gia hoạt động vẽ tranh về các di sản văn hóa, lễ hội truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của sự tồn tại của các di sản văn hóa.
- Đồng thời, lên án những hành vi xúc phạm đến văn hóa dân tộc, chối bỏ giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, chạy theo lối sống không phù hợp du nhập từ các nước khác.
2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…
+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…
+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…
Những truyền thống này được cha ông đúc kết và thể hiện được sự trí tuệ của ông cha ta ngày xưa khi đã có những hoạt động văn hoá, đạo đức, truyền thống mà ngày nay con cháu vẫn cần học hỏi.
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn được thế hệ cha ông ta lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay. Tiêu biểu ở mỗi địa phương đều có đó là thành hoàng làng. Những nghi lễ rước thành hoàng làng hằng năm vẫn diễn ra cùng với những hoạt động lễ hội tại địa phương, trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian trong lễ hội được nhiều thế hệ trẻ yêu thích và tham gia. Đây cũng được coi là một nét độc đáo trong văn hóa mỗi địa phương.
3. Những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường
Nhà trường là một đơn vị sự nghiệp công lập có tổ chức, có văn hoá, có truyền thống riêng. Những học sinh, giáo viên khi làm việc và học tập trên trường cũng tạo nên những nét văn hoá, truyền thống đẹp đẽ cần được giữ gìn như truyền thống giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, truyền thống chăm ngoan học giỏi, truyền thống dạy giỏi, truyền thống kỷ niệm ngày thành lập,...
Vì thế chính những học sinh và giáo viên cần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó bằng những hành động như:
- Học sinh cần luôn chăm ngoan, học giỏi;
- Cần phát huy tinh thần thi đua ở các hoạt động tại trường;
- Cần thể hiện và làm tốt những công việc chung của trường, lớp;
- Chủ động tìm hiểu và giới thiệu các di sản văn hóa ở địa phương đến bạn nè trong nước và quốc tế.
- Tham gia vào các hoạt động tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương do đoàn thanh niên khởi xướng.
- Học sinh còn cần tránh xa những hành động phá hoại truyền thống của trường như hành động chơi bởi, sử dụng chất cấm, rơi vào tệ nạn,...
4. Theo em để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương chúng ta cần làm gì?
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương điều chúng ta cần làm là:
- Tìm hiểu về những truyền thống của quê hương;
- Quảng bá những giá trị truyền thống của quê hương đến với mọi người;
- Tham gia trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống;
- Tham gia hoạt động bảo tồn, giới thiệu làng nghề truyền thống của quê hương, ví dụ như: làm gốm, nghề mây tre đan, nghề điêu khắc, nghề dệt lụa...
5. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp. Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa; là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước độc lập, tự do, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Với thế hệ trẻ, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nhiệm vụ, cũng là trách nhiệm. Mỗi chúng ta cần hiểu rằng, không một dân tộc nào lại không có bản sắc văn hóa riêng, đây là nét riêng biệt để văn hóa của chúng ta hòa nhập với các nền văn hóa khác trên thế giới mà vẫn giữ được nét đẹp vốn có. Một dân tộc phai mờ nét văn hóa truyền thống của mình đồng nghĩa với việc xóa nhòa những năm tháng lịch sử của cha ông, là một dân tộc thiếu sự gắn kết và lòng tự hào dân tộc. Khi gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, chúng ta đồng thời còn duy trì và tôn vinh những giá trị mà cha ông đã góp phần xây dựng.
Bên cạnh đó, việc kế thừa và truyền dạy những thành quả của thế hệ trước cũng vô cùng quan trọng. Đó là những bài học, những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã tích luỹ trong suốt cuộc đời. Những thành tựu trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, và xã hội đều là tài sản vô giá mà chúng ta cần gìn giữ và phát triển tiếp.
Bảo tồn và phát huy văn hoá là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Mỗi quốc gia mang trong mình những giá trị văn hoá độc đáo, và việc duy trì những đặc trưng này không chỉ giúp bảo vệ tính thống nhất mà còn làm phong phú thêm bản sắc toàn cầu.
Chẳng hạn, nếu ta nhìn vào Việt Nam, văn hoá ẩm thực đa dạng với các món ăn truyền thống như phở, bánh mỳ, bún chả, và nhiều món ngon khác. Những món ăn này không chỉ là thực phẩm mà còn mang trong đó những giá trị văn hóa và thậm chí cả các câu chuyện lịch sử. Chúng ta đang làm rất tốt việc quảng bá nét đặc sắc của văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế, để khi nhắc đến Việt Nam, mọi người đều sẽ biết áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt; phở, nem, bún chả, bánh mì... là món ăn truyền thống và thuộc top đầu danh sách những món ăn nên thử khi đến Việt Nam của người nước ngoài; Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong, phố cổ Hội An, biển Nha Trang... là những địa điểm du lịch nổi tiếng...
Ngoài ra, lễ hội truyền thống cũng là một phần quan trọng của văn hoá mỗi quốc gia. Chẳng hạn, Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là dịp mọi người sum vầy, cảm ơn tổ tiên và chuẩn bị cho một năm mới đầy may mắn; Tết Trung thu ở Việt Nam còn là tết thiếu nhi; các lễ hội truyền thống ở các địa phương đang dần được mọi người quan tâm.
Việc giữ gìn và truyền dạy văn hoá cũng là cách để chúng ta khẳng định bản sắc dân tộc trước bạn bè quốc tế. Khi chúng ta tự hào nói về văn hoá, truyền thống của quê hương mình, đồng nghĩa với việc chúng ta đang chia sẻ và tôn vinh những giá trị đặc biệt mà quốc gia mình mang lại cho thế giới.
Ngoài ra, việc giữ gìn văn hoá còn đóng góp vào phát triển kinh tế. Ví dụ, các nền kinh tế dựa vào du lịch thường tận dụng văn hoá địa phương để thu hút du khách. Những lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, và các nét đặc trưng văn hoá khác được coi là điểm mạnh của du lịch văn hóa.
Như vậy chúng ta thấy rằng việc giữ gìn văn hoá là yếu tố cốt yếu của một nền kinh tế mang đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với đó là việc gìn giữ văn hoá, truyền thống của cha ông là để gìn giữ lại những giá trị tinh thần quý báu, những giá trị vô giá mà cha ông ta để lại.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Diệu LyThích · Phản hồi · 1 · 11/12/22
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1 Chí công vô tư
- Bài 2: Tự chủ
- Bài 3 Dân chủ và Kỷ luật
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ GDCD 9 - trang 11
- Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật GDCD 9 - trang 11
- Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể GDCD 9 - trang 11
- Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
- Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật
- Bài 4: Bảo vệ hoà bình
- Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? GDCD 9 trang 16
- Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16
- Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì?
- Ví dụ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Trách nhiệm gìn giữ hoà bình của thế hệ trẻ hiện nay
- Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè về một công trình hợp tác quốc tế
- Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
- Tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trường
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào?
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
- Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
- Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì?
- Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Ca dao, tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2024
- Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo
- Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
- Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
- Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương sáng năng động, sáng tạo
- Năng động sáng tạo là gì?
- Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
- Bài 9: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Những việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả là?
- Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân
- Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Em hiểu thế nào về câu nói Cống hiến thì nhìn về phía trước hưởng thụ thì nhìn về phía sau?
- Em hãy nêu vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay?
- Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 của bản thân và trao đổi trong tổ học tập
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra?
- Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ GDCD 9 bài 12
- Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
- Theo em mỗi công dân cần có thái độ như thế nào trong hôn nhân?
- Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên GDCD 9
- Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Theo em việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân gia đình và xã hội?
- Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Bài 18:
Bài viết hay Lớp 9
Nhập vai người kể chuyện kể lại chuyện Kiều ở lầu Ngưng Bích
Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ?
Dựa vào bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện (7 mẫu)
Top 7 bài hoá thân Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? địa lí 9
Câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?