Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16

Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16. Trong công tác giảng dạy tại trường và tại địa phương luôn đi kèm với những hoạt động giúp học sinh vừa học vừa chơi. Những kỹ năng hoặc thông điệp của một cuộc thi đã giúp các em hiểu ra được ý nghĩa của hoà bình. Vậy những hoạt động thực tế nào là bảo vệ hoà bình? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh ở trường, lớp

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình…”, đó là lời căn dặn Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp thiếu niên, nhi đồng ở trường em thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động thiết thực do nhà trường, địa phương tổ chức, hướng tới mục tiêu bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, bao gồm:

- Tổ chức thi vẽ tranh về chủ đề hòa bình: Chúng em đã có cơ hội tự do thể hiện ý tưởng của mình qua từng nét vẽ về hòa bình, phản đối chiến tranh. Mỗi một bức tranh đều thể hiện một câu chuyện riêng, như: tinh thần đoàn kết các dân tộc trên toàn thế giới; phong trào phản đối chiến tranh (các cuộc mít tinh, biểu tình chống chiên tranh); cánh chim bồ câu biểu tượng của hòa bình quốc tế; Dấu ấn Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc...

- Tổ chức cuộc thi viết thư cho cán bộ, chiến sỹ, các bạn học sinh biên giới, hải đảo, thể hiện tình cảm của công dân đất liền với sự khó khăn, vất vả và tinh thần quả cảm của lực lượng canh giữ biên giới, các thầy cô, bạn bè cùng viên, hải đảo.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Thông qua cuộc thi, giúp chúng em hiểu hơn về lịch sử dân tộc là lịch sử dựng nước và giữ nước, từ đó biết trân quý nền độc lập của hiện tại, xác định trách nhiệm của bản thân trong xây dựng đất nước và giữ vững chủ quyền đất nước.

- Tổ chức quyên góp tới các bạn học sinh khó khăn, vùng thiên tai lũ lụt, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tiết kiệm, sẻ chia giúp đỡ bạn bè, giúp các bạn học sinh vượt qua khó khăn, tiếp tục đến trường.

- Hoạt động giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với các thanh thiếu niên quốc tế: Thông qua hoạt động, không chỉ giúp chúng em hiểu biết thêm về văn hóa các nước bạn, rèn luyện vốn ngoại ngữ, mà còn cùng các bạn thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

- Tham gia các chương trình văn hóa, văn nghệ do trường và địa phương tổ chức nhằm tuyên truyền về khối đại đoàn kết trong nhân dân, hướng đến bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc...

=> Những hoạt động này thể hiện được những điều nhỏ nhặt mà hoà bình đem lại và tuyên truyền cho mỗi người dân hiểu được đoàn kết bảo vệ hoà bình là rất quan trọng. Bởi vì có hoà bình thì nhân dân mới có cuộc sống tươi đẹp như hôm nay. Cuộc sống mà bao thế hệ đi trước đã mơ ước và giành lại được. Nên mỗi học sinh cùng nhân dân phải biết cách bảo vệ hoà bình.

2. Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình

Trong hoạt động này, học sinh trong lớp được giáo viên chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 5-7 em cùng lên kế hoạch thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình, như: kịch bản biểu diễn văn nghệ, vẽ tranh chủ đề hòa bình; kịch bản hoạt động thiện nguyện giúp đỡ học sinh khó khăn vùng biên giới, hải đảo; kịch bản giao lưu với học sinh các nước bạn...

Ví dụ: Lập kế hoạch về hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các học sinh khó khăn vùng biên giới, hải đảo

- Mục đích:

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam.

+ Xây dựng nhân cách cao đẹp, biết giúp đỡ mọi người ở lứa tuổi học trò. Giáo dục học sinh biết chủ động tìm tòi phương thức tự lên kế hoạch cho hoạt động nhóm.

+ Tìm hiểu về chủ đề hòa bình, tình đoàn kết giữa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

- Dụng cụ cần chuẩn bị: Giấy, bút, thước để lên sơ đồ kế hoạch

- Thực hiện:

+ Học sinh tự bầu trưởng nhóm, trưởng nhóm phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để lên ý tưởng cho chương trình thiện nguyện.

+ Mỗi thành viên viết riêng ra giấy ý tưởng của mình về chương trình, ví dụ: cách thức quyên góp, lên kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi đóng góp từ học sinh trong lớp, trong trường, địa phương; quyên góp tiền hoặc sách vở, quần áo, dụng cụ học tập; thời gian kêu gọi quyên góp; đối tượng cụ thể nhận quyên góp; phương thức chuyển đồ quyên góp đến người nhận...

+ Các thành viên trong nhóm họp bàn, chọn ra phương thức thực hiện khả thi nhất. Trưởng nhóm tổng hợp ý kiến và lên kế hoạch chung.

3. Trả lời Bài 4 Trang 16 SGK môn GDCD lớp 9

Câu hỏi: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

=> Giải: Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.

Câu hỏi: Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình? Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

=> Giải:

- Chiến tranh đã gây ra hậu quả:

  • Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm 10 triệu người chết.
  • Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.

- Để ngăn chặn chiến tranh:

  • Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành...
  • Nếu hoà bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
  • Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hoà bình.

- Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:

  • Đi bộ vì hoà bình;
  • Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình...
  • Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
  • Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
  • Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập dưới đây:

Đánh giá bài viết
2 11.682
0 Bình luận
Sắp xếp theo