Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 9 trang 42

Thực hành tiếng Việt 9 về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn là nội dung bài học trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Sau đây là hướng dẫn soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 42 sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 9 trang 42

Câu 1 trang 42 SGK Văn 9 tập 1 CTST

a. Trong trường hợp a, khi sử dụng câu nói của Nguyễn Trung Trực, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông trong dấu ngoặc kép.

b. Trong trường hợp b, người viết khi trích dẫn ý “Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới” đã viết rõ nguồn: thông tin về tác giả (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), năm xuất bản (2005). Phần trích dẫn này không được đặt trong dấu ngoặc kép.

c. Trong trường hợp c, khi sử dụng lời đánh giá của ông Hen-ri Lốp-pơ (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông Hen-ri Lốp-pơ trong dấu ngoặc kép, đồng thời dẫn thêm một số thông tin về tên tác phẩm (bài Tập thơ Hồ Xuân Hương), năm xuất bản (1987), nơi xuất bản (Pa-ri).

Sự khác biệt giữa các phần trích dẫn: Ở trường hợp a và c, người viết trích dẫn nguyên văn câu nói/ lời đánh giá của người khác và đặt trong dấu ngoặc kép (trích dẫn trực tiếp). Ở trường hợp b, người viết không đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép mà viết lại ý tưởng của người khác theo cách diễn đạt của mình (trích dẫn gián tiếp).

Câu 2 trang 42 SGK Văn 9 tập 1 CTST

Ở phần Đọc kết nối chủ điểm, tên tác giả được đặt ngay bên dưới bài thơ. Cuối bài thơ, nhóm biên soạn có dẫn nguồn: “(In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016). Phần dẫn nguồn này có các thông tin: Tên tác phẩm (Đa-ghe-xtan của tôi), dịch giả (Phan Hồng Giang), nhà xuất bản (NXB Kim Đồng), nơi xuất bản (Hà Nội), năm xuất bản (2016).

Câu 3 trang 42 SGK Văn 9 tập 1 CTST

Trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ,… lấy từ Internet, chúng ta cần dẫn nguồn vì đây là hành động thể hiện sự tôn trọng ý tưởng của người khác và là việc làm cần thiết để tránh đạo văn.

Câu 4 trang 42 SGK Văn 9 tập 1 CTST

Khi viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, việc sử dụng lời nói, ý tưởng, quan niệm của người khác sẽ giúp cho bài viết của chúng ta thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Để có thể sử dụng lời nói, ý tưởng, quan niệm … của người khác, ta cần:

- Tìm những ý kiến, quan niệm của những người nổi tiếng/ có vị trí cao trong một lĩnh vực nhất định ở những nguồn uy tín như sách, báo chính thống, …

- Khi sử dụng ta cần căn cứ vào mục đích của bài viết để lựa chọn cách trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp sao cho phù hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 160
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm