Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
Phân tích tác phẩm Những ngày mới
Những ngày mới là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam viết về cuộc sống giản dị của những người dân trong thời kì đổi mới đất nước thông qua hình tượng nhân vật Tân. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Những ngày mới sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các bạn nắm được các ý chính cần nêu khi làm bài văn phân tích tác phẩm Những ngày mới.
- Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
Đề bài: Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Những ngày mới (Thạch Lam)
Văn bản truyện Những ngày mới (Thạch Lam)
Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng.
Tân nằm trên thảm cỏ, nhìn lên. Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời xanh trong và mát. Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sướng của một người làm xong công việc. Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng.
Họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ. Tân cũng vậy, chàng biết rằng những bó lúa kia đem bán đi thì có lẽ không đủ tiền trả công người làm. Song những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả.
Tân nhìn xuống đồi, ngắm nghía những dải mây trắng lững thững ở phía xa. Từ khi trở về quê, chàng quen nhìn xét những đám mây mà trước kia ở tỉnh chàng không bao giờ để ý đến. Tân nhớ lại tất cả quãng đời niên thiếu của mình đã qua ở tỉnh thành. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ chàng đã gởi chàng ở nhà ông chú làm việc trên Hà Nội. Nhà chàng cũng không lấy gì làm giàu có, nhưng cũng vào bậc nhất nhì trong làng. Quanh năm cày cấy mươi mẫu ruộng ở ven đồi và chăm bón mấy nương chè, sắn, cũng thừa đủ chi dụng trong nhà.
Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký... Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình.
Tân mỉm cười khi nghĩ đến cái tâm trạng của mình lúc mới đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người.
Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng.
Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?
Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.
Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng.
Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống...
Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. "Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.
Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.
Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.
Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.
Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng.
Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội...
Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...
(Trích truyện ngắn Những ngày mới, Thạch Lam, Dẫn theo Tuyển tập Thạch Lam)
Dàn ý phân tích Những ngày mới
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam: nhà văn lãng mạn, nhưng các truyện giàu yếu tố hiện thực và thấm đượm tấm lòng nhân ái cùng niềm xót thương cho những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Giới thiệu chung về tác phẩm “Những ngày mới”: Là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam viết về lựa chọn của những người trí thức trẻ trước cách mạng tháng Tám.
2. Thân bài:
2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:
Truyện kể về Tân - một chàng trai trẻ, nhà không khá giả nhưng cũng thuộc dạng nhất nhì làng quê nghèo này. Từ bé Tân đã được gửi cho nhà chú trên Hà Nội, với ước mơ được tiếp xúc với những điều tân tiến và thành đạt hơn ở nơi thành thị tưởng rằng để có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Ước mơ của Tân cũng chính là ước mơ mà cha mẹ anh hằng mong. Nhưng rồi nước ta bị khủng hoảng kinh tế do vừa bước qua chiến tranh và mới vào giai đoạn đổi mới đất nước nên Tân bị mất việc, sống vất vưởng ở Hà Nội. Cha anh lo nghĩ nhiều nên mất, cuối cùng anh quyết định về quê sống một cuộc sống giản dị. Từ đây cuộc sống Tân sang một trang mới, tuy có khó khăn nhưng anh đã thích nghi được và thấy vô cùng hạnh phúc với cuộc sống này. Không chỉ có Tân mà những người nông dân xung quanh anh cũng như vậy, họ cũng bị lao đao vì tình hình đất nước thay đổi, cũng vẫn phải lao động khó khăn, vất vả. Nhưng trên hết ở cả Tân và những người nông dân ở làng quê thanh bình đó, chúng ta thấy họ vẫn luôn tươi vui, yêu thương lẫn nhau, hăng say lao động, biết trân trọng những gì mình có cũng như luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn
2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn:
Qua truyện ngắn, nhà văn muốn phản ánh cách lựa chọn cuộc sống của những người trí thức trẻ trước Cách mạng tháng Tám: Khi cuộc sống chốn thành thị khó khăn, người trí thức trẻ đã quyết định lựa chọn cuộc sống thôn dã lam lũ, vất vả nhưng bình yên, ân tình, ân nghĩa. Đó là lựa chọn xa rời cuộc sống vật chất tầm thường với những bộn bề, lo toan để tìm về cuộc sống thôn quê bình dị, an lành trong tâm hồn, được gần gũi với cảnh vật và những con người thôn quê.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật chủ yếu qua thế giới nội tâm.
- Tân là một trí thức, anh vốn xuất thân nơi làng quê nhưng được ăn học và làm việc chốn thị thành.
+ Khi kinh tế khó khăn anh đã quyết định rời thành thị về nông thôn
+ Anh không hề hối tiếc, ngược lại còn thấy cuộc sống trước đây vô vị nhàm tẻ; trong khi đó cuộc sống hiện tại lại vô cùng ý nghĩa (anh thấy được cái tình của người quê; anh được hưởng thụ những thú nhà quê ngon lành, hấp dẫn; anh phát hiện ra tâm hồn mình sâu lắng đầy năng lực giao cảm cùng thế giới tự nhiên thuần khiết; anh thấy cuộc sống quê bình dị, lam lũ mà mến thương vô cùng;…)
- Tác giả chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Chọn ngôi kể là ngôi thứ 3 nhưng lại đứng trên góc nhìn của Tân nên tác giả có sự thấu hiểu nhân vật sâu sắc, nắm bắt được cả những chuyển biến tế vi bên trong nhân vật.
- Nhân vật Tân đã giúp Thạch Lam thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm, đồng thời giúp người đọc thấu hiểu tấm lòng êm mát và sâu kín của ông: ông luôn mến yêu cuộc sống nơi làng quê.
* Một số đặc điểm nghệ thuật khác của truyện ngắn:
- Ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ.
- Kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Kết bài:
- Truyện "Những ngày mới" của Thạch Lam gây ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện giản dị, xoay quanh những cảm nhận về cuộc sống xung quanh của nhân vật chính; ngôn ngữ giàu chất thơ,...
- Tác phẩm mang lại cho độc giả những bài học quý giá về tình yêu quê hương và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống .
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
- Ôn tập trang 148
- Ôn tập cuối học kì 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn bài Ngọ môn lớp 9
Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Chân trời sáng tạo
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo