Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo

Dế chọi là một văn bản truyện truyền kì của tác giả Bồ Tùng Linh. Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời. Sau đây là mẫu soạn bài Dế chọi lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ là gợi ý bổ ích giúp các em trả lời câu hỏi bài Dế chọi trang 110 SGK Văn 9 CTST tập 1.

Trả lời câu hỏi bài Dế chọi trang 114

Câu 1 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Tóm tắt nội dung câu chuyện theo diễn biến của các sự kiện trong văn bản và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến th¬ường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành Danh. Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.

Các sự kiện trong văn bản được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phù hợp. Không theo dòng thời gian trước sau nhưng đó là ý đồ của tác giả, nhằm giải thích và tạo ấn tượng cho câu chuyện.

Câu 2 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động như thế nào đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời?

Trả lời:

Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã làm nhiễu nhương xã hội, bách tính khó khăn và rơi vào lầm than, nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Vua quan không quan tâm đến đời sống bách tính mà chỉ lo hưởng thú vui hoan lạc của bản thân mình. Qua đó ta thấy sự thối rữa và mục nát của vua quan xưa.

Câu 3 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Phân tích điểm tương đồng, khác biệt về số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan.

Trả lời:

Điểm tương đồng, khác biệt vẻ số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan:

Trước đó, gia đình Thành Danh đã khốn đốn vì “Anh ta vốn người chất phác, ít nói, cho nên bị bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng. Tuy muôn phương nghìn kế chối từ mà vẫn không thoát. Mới chưa đầy một năm mà cái gia sản nhỏ mọn của anh ta cơ hồ đã kiệt”. Thành Danh “lo buồn quá chỉ muốn chết đi cho rảnh”. Không dám sách nhiễu dân làng nộp dế, Thành phải tự đi tìm, không tìm được dế, anh đã bị quan phạt đòn: “đôi mông máu me bê bết mà chẳng có con dế nào để nộp… chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi”.

Thế nhưng số phận của Thành Danh cũng hé sáng khi vợ Thành Danh được cô đồng chỉ nơi có dế. Thành Danh tìm được dế tốt, nhưng con dế ấy lại gây ra thảm kịch thứ hai, bi thảm hơn của gia đình anh. Đó là cái chết của đứa con trai. Tai hoạ ập lên tai hoạ. Người cha không tìm được dế muốn “chết quách cho rảnh”, con trai vô tình làm dế chết, sợ hãi quá nhảy xuống giếng chết đuối. Khi thấy xác con dưới giếng, Thành Danh “chuyển giận thành thương”, “vật vã kêu trời muốn chết”. Sau đó nỗi lo lắng làm cho Thành Danh “nhìn cái lồng dế rỗng không lại như đứt hơi, tắc họng, không nghĩ gì đến con nữa, Thành nằm dài, lòng buồn rười rượi”.

=> Trước khi tìm được dế chàng đã khốn khổ, sau khi tìm được dế rồi làm mất, chàng lại rơi vào bế tắc.

Câu 4 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Chỉ ra một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản và tác dụng của yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

Một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản:

- con trai hóa thành dế

- con dế biết lấy lòng quan

- chỉ vì con dế mà Thành Danh được ban thưởng hậu hĩnh

- …

Tác dụng: Nó vừa thể hiện được sự bấp bênh của số phận những người dân lao động nghèo, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Số phận, sự sống chết, nghèo hèn hay giàu sang của người dân thấp cổ bé họng hoàn toàn phụ thuộc vào niềm vui hay sự phật ý thất thường của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tuyên Đức. Những tình huống may rủi mà Thành Danh từng gặp trong tác phẩm làm cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn nhưng về nội dung lại khiến người đọc phải suy nghĩ về cuộc sống con người trong xã hội đương thời.

Câu 5 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?

Trả lời:

Dế chọi là truyện truyền kì vì nó là câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nó kể ra câu chuyện ngắn gọn với một số chi tiết li kì, biến ảo về việc gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua.

Câu 6 trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/thuận lợi gì?

Trả lời:

- Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.

- Nếu như bỏ đi lời bình đó có thể gây ra khó khăn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và thông điệp của truyện. Lời bình của tác giả thường giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm, nhận thực được giá trị hiện thực xã hội và tình cảm mà tác giả muốn truyền tải. Nếu bỏ đi lời bình có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc mất đi một phần quan trọng trong thông điệp của truyện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 104
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm