Soạn bài Ngọ môn lớp 9
Soạn Văn 9 bài Ngọ môn
- 1. Chuẩn bị đọc bài Ngọ môn
- 2. Trải nghiệm cùng văn bản Ngọ môn
- 3. Suy ngẫm và phản hồi bài Ngọ môn
- Câu hỏi 1: Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử? Dựa vào đâu mà em có thể xác định như vậy?
- Câu hỏi 2: Tìm phần văn bản thể hiện cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại. Cho biết căn cứ xác định và tác dụng của cách trình bày ấy đối với toàn bộ văn bản
- Câu hỏi 3: Nêu (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Ngọ Môn
- Câu hỏi 4: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản
- Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản?
Ngọ môn là một văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử của tác giả Lê Đình Phúc. Thông qua văn bản này các em sẽ được tìm hiểu thêm nhiều thông tin về di tích Ngọ môn ở Huế cũng như những nét đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật của Ngọ môn. Sau đây là gợi ý soạn bài Ngọ môn lớp 9 sẽ là gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi bài Ngọ môn trang 48.
1. Chuẩn bị đọc bài Ngọ môn
Em muốn biết những thông tin gì khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử?
- Khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử, em muốn biết một số thông tin cơ bản về di tích lịch sử như thời điểm ra đời, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm kiến trúc, kết cấu, ý nghĩa và giá trị lịch sử của di tích lịch sử đó….
2. Trải nghiệm cùng văn bản Ngọ môn
1: Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn này.
- Cách trình bày thông tin của đoạn văn này chính là cách trình bày thông tin theo trình tự không gian. Tác giả lần lượt miêu tả hệ thống nền đài theo trình tự miêu tả: miêu tả tổng thể, phần ở giữa, trong lòng mỗi cánh chữ U, các cửa Tả Dịch môn và Hữu Dịch môn.
2: Theo tác giả bài viết, tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ đâu?
- Tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ việc phần trên của lầu tách ra khỏi bộ khung sườn thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian giống như những con chim phượng đang bay.
3. Suy ngẫm và phản hồi bài Ngọ môn
Câu hỏi 1: Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử? Dựa vào đâu mà em có thể xác định như vậy?
- Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một di tích là:
+ Sapo
+ Phần 1: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Ngọ Môn ở Huế
+ Phần 2: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí) làm nên giá trị biểu tượng của Ngọ Môn trong kiến trúc cung đình Huế
+ Phần 3: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Ngọ Môn; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích
- Căn cứ vào nội dung văn bản, những thông tin được đề cập và trình tự trình bày thông tin mà tác giả thể hiện trong văn bản em có thể xác định được những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử thông qua văn bản Ngọ Môn.
Câu hỏi 2: Tìm phần văn bản thể hiện cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại. Cho biết căn cứ xác định và tác dụng của cách trình bày ấy đối với toàn bộ văn bản
Phần văn bản thể hiện các trình bày thông tin theo đối tượng phân loại chính là phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn. Dựa vào việc xác định nội dung chính mà các đoạn văn trong phần văn bản đó thể hiện ta có thể thấy: đoạn “Về mặt kiến trúc… chi tiết” là đoạn khái quát về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn; đoạn “Nền đài…. tráng men ngũ sắc” và đoạn “Lầu Ngũ Phụng …vào trong lòng lầu…” là hai đoạn văn đi vào trình bày chi tiết, cụ thể về kiến trúc của Ngọ Môn.
Câu hỏi 3: Nêu (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Ngọ Môn
Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh.
- Vai trò: Minh hoạ trực quan cho nội dung được trình bày trong VB, giúp những thông tin trở nên cụ thể, sinh động hơn với người đọc.
Câu hỏi 4: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản
Các thông tin cơ bản: “Đặc điểm kiến trúc của Ngọ Môn”; “Những nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn”.
- Mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản:
+ Nhan đề đã tóm tắt, khái quát được những thông tin cơ bản của văn bản.
+ Các thông tin cơ bản của văn bản đã góp phần triển khai làm rõ nội dung được gợi lên từ nhan đề của văn bản.
Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản?
Vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản chính là cung cấp những thông tin cơ bản, chi tiết về đặc điểm kiến trúc của Ngọ Môn tới bạn đọc, từ đó giúp bạn đọc có được hiểu biết sâu sắc hơn về công trình kiến trúc này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
(Có đáp án) Bộ đề Ngữ văn 9 sách mới dùng chung cả 3 bộ sách 2024-2025
Nghị luận về sự im lặng trước cái xấu
Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương
Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
Phân tích về bài thơ Nắng Ba Đình của Nguyễn Phan Hách
(Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST