Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan

Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan là nội dung bài học trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại cũng như thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người. Sau đây là mẫu soạn bài Tiếng đàn giải oan lớp 9 CTST.

Hướng dẫn đọc bài Tiếng đàn giải oan

Câu 1 trang 141 Văn 9 CTST tập 1

Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?

Trả lời

Giới thiệu gia đình họ Thạch – Thạch ông ra đi và Thạch Sanh chào đời – Thạch bà qua đời – Thanh Sanh gặp Lý Tĩnh – Thạch Sanh gặp Lý Thông – Lý Thông cùng mẹ lập mưu – Lý Thông lừa Thạch Sanh – Thạch Sanh chém xà tinh – Lý Thông cướp công Thạch Sanh – Công chúa Quỳnh Nga kén chồng – Đại bàng cắp công chúa Quỳnh Nga – Lý Thông gặp lại Thạch Sanh – Thạch Sanh giao chiến xà tinh – Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề – Thạch Sanh xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề – Thạch Sanh đánh hồ yêu – Thạch Sah được vua Thủy Tề tặng đàn – Công chúa Quỳnh Nga bị câm – Trăn tinh và xà tinh lập mưu hãm hại Thạch Sanh – Thạch Sanh bị Lý Thông giam vào ngục – Tiếng đàn giải oan – Thạch Sanh được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa – Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

- Nhận xét: cốt truyện Thạch Sanh thuộc mô hình nhân quả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Câu 2 trang 141 Văn 9 CTST tập 1

Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.

Trả lời:

a. Các sự kiện chính

- Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán hờn, phàn nàn.

- Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn đã nói hộ những oan tình của chàng, trách người bạc ác, phũ phàng.

- Công chúa nghe tiếng đàn thì hết câm, kể lại cho vua cha mọi việc và xin vua cha cho gặp người gảy đàn.

b. Nhân vật Thạch Sanh:

- Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng. Biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca. Nhưng tác giả đã khéo mượn tiếng đàn để nói hộ Thạch Sanh những oan khuất của chàng.

- Đặc điểm, tính cách của nhân vật Thạch Sanh trong văn bản này được thể hiện qua hành động, tâm trạng.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ: nhân vật chính (Thạch Sanh) thuộc tuyến nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt, cái đẹp; nhân vật phản diện (Lý Thông) đại diện cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh đó, còn có những loài vật thần kì: cây đàn.

Câu 3 trang 142 Văn 9 CTST tập 1

Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?

Trả lời

Cây đàn của Thạch Sanh không phải là một cây đàn bình thường. Nó được xây dựng như một nhân vật để nói hộ những oan khuất của Thạch Sanh.

Tiếng đàn đó là nhân vật. Nhân vật này thuộc đồ vật thần kì.

Câu 4 trang 142 Văn 9 CTST tập 1

Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:

a. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?

b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?

Trả lời

a.

Tiếng đàn đã nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh; giúp công chúa Quỳnh Nga đang rầu rĩ, bị câm bỗng nhiên cười cười, nói nói kể lại hết các chuyện đã xảy ra cho vua cha.

Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay bỗng cười nói vui vẻ. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy đã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ - nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt.

b.

- So với truyện cổ tích Thạch Sanh

+ Giống: cả hai đều kể việc tiếng đàn thần biết nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh, giúp công chúa hồi tỉnh, hết bị câm.

+ Khác: truyện thơ Thạch Sanh được kể bằng thơ nên sẽ giàu nhạc điệu, hình ảnh, giúp miêu tả tiếng đàn một cách rõ nét, đậm chất trữ tình hơn.

Câu 5 trang 142 Văn 9 CTST tập 1

Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời

Người ở hiền thì sẽ gặp lành. Dù Thạch Sanh không oán hờn, tố cáo Lý Thông nhưng tiếng đàn thần đã giải oan cho chàng.

Câu 6 trang 142 Văn 9 CTST tập 1

Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Đoạn trích trên, mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Thông điệp:

Người ngay thẳng, thật thà dù trải qua sóng gió nhưng sẽ luôn gặp điều lành.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 42
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm