Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Chân trời sáng tạo

Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo các em sẽ được học cách làm một bài thơ 8 chữ cũng như viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về một bài thơ tám chữ hay và ngắn gọn sẽ giúp các em nắm được cách làm dạng bài viết này.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9

Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó

1. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mẹ Yêu” của tác giả Huyền Mến

MẸ YÊU

Tác giả: Huyền Mến

Biết nói gì đối với mẹ thương yêu
Khi trong con có bao điều muốn nói
Tim ứa nghẹn mà sao không thốt nổi
Lời biết ơn tha thiết tới mẹ hiền.

Cảm ơn người trải mưa nắng triền miên
Mang thai con gắn liền cơn giông bão
Sinh con ra vẫn sớm hôm tần tảo
Lo cho con được cơm áo bằng người.

Cảm ơn người mang đến nụ cười tươi
Mang hạnh phúc gieo cho đời con trẻ
Mẹ biết không những đêm dài cô lẻ
Con khóc thầm thương mẹ lắm mẹ ơi.

Rồi mẹ buồn khi nước mắt con rơi
Tim đau nhói xót cho đời con dại
Dù không nói nhưng nỗi lòng tê tái
Trọn đêm dài thao thức với canh thâu.

Ngày hôm nay giữa cuộc sống bể dâu
Ba mốt tuổi mái đầu con xanh trẻ
Cảm ơn mẹ suốt một đời lặng lẽ
Bảo bọc con khắp ngả rẽ cuộc đời.

Bài viết

Trong lòng tôi, hình ảnh Mẹ Yêu luôn là một phần không thể thiếu của cuộc đời. Mẹ là người phụ nữ vô cùng hiền lành và sự hiện diện của Mẹ luôn mang lại cho tôi cảm giác an toàn và yên bình. Mẹ không chỉ là người mẹ quan tâm chăm sóc cho gia đình mà còn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Mỗi khi tôi buồn hay gặp khó khăn trong cuộc sống, Mẹ luôn bên cạnh, động viên tôi bằng những lời khuyên từ bi và những nụ cười ấm áp. Tôi luôn ngưỡng mộ sự kiên nhẫn và lòng nhân hậu của Mẹ, những phẩm chất mà Mẹ luôn truyền cho tôi từ những ngày thơ ấu. Không có gì tuyệt vời hơn khi được gọi là con của Mẹ, và tôi luôn tự hào về điều đó. Mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất đối với tôi, nguồn động viên lớn lao và nguồn cảm hứng mãi mãi trong cuộc đời này.

2. Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của mình về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh

QUÊ HƯƠNG

Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Bài viết

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã lâu lựa chọn đề tài trên để viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những bài tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách giản dị, giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài qua đó chúng ta thấy được Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại, đong đầy cảm xúc kết hợp với hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên bài thơ giản dị, gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của miền biền “dân trai tráng, chiếc thuyền, mảnh thuyền, màu nước xanh, cá bạc,...” cho chúng ta thấy được quê hương của ông luôn đậm nét không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người thi sĩ. Cùng với đó Tế Hanh cũng sử dụng các hình ảnh so sánh thú vị “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

3. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của mình về bài thơ “Nhớ rừng”

NHỚ RỪNG

Tác giả :Thế Lữ

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Bài viết

Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình. Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hòa bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 10.563
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi