Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

Về hình tượng bà tú trong bài thương vợ là tác phẩm của nhà giáo, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 9 CTST tập 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Về hình tượng bà tú trong bài thương vợ để các em nắm được cách trả lời câu hỏi trang 37 SGK Văn 9 tập 1 CTST.

Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương vợ

- Người vợ trong tác phẩm là một người phụ nữ tần tảo, vất vả, thương chồng, thương con, …

- Số phận người phụ nữ đáng thương, vất vả.

Bà là người phụ nữ điển hình trong xã hội phong kiến, cáng đáng tất cả mọi việc từ gia đình, con cái cho đến kinh tế để chồng yên tâm đèn sách. Cũng thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhịn của người phụ nữ thời xưa….)

Trải nghiệm cùng văn bản Về hình tượng bà tú trong bài thương vợ

1. Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.

Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này là:

- Từ ngữ: “Không còn đâu”

- Câu văn: “Không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà- dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.”

- Câu văn: “Mà đó là cuộc đời bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà”.

2. Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích gì?

Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bời sông” nhằm mục đích nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhục mà bà Tú phải trải qua mỗi ngày và cả một đời.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu.

Cách trình bày vấn đề khách quan

Cách trình bày vấn đề chủ quan

- Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan:

+ Đặc điểm gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo (Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo…)

+ Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ấy đến gia đình (nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào buổi Tây Tàu nhộn nhạo này… khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này…)

+ Đặc điểm cuộc đời bà Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt

- Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm, đánh giá chủ quan:

+ Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” à Thể hiện thái độ không đồng tình đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời

+ Về hình tượng bà Tú: “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp”, “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt”, “bươn chải đã thành số phận của bà” à Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú

Câu 2 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản là:

Câu 2 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Câu 3 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng 1: Nền tảng gia đình và thời buổi Tây Tàu buộc bà Tú phải bươn chải , “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng” nhất bởi nó cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử- yếu tố khách quan đẩy bà Tú vào hoàn cảnh vất vả và khó khăn.

Câu 4 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Em rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết vì thông qua hai câu thơ này, chúng ta không chỉ thấy được hoàn cảnh gia đình, số phận trớ trêu, vất vả, tủi cực của bà Tú mà ta còn cảm nhận được sự cay đắng của ông Tú cùng nỗi niềm xót thương mà ông dành cho người vợ của mình.

Câu 5 trang 37 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Trả lời

Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” không phải là bổn phận của người phụ nữ mà đó là sự hy sinh cao cả của người phụ nữ đối với trách nhiệm làm mẹ làm vợ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển cảu xã hội hiện đại, người phụ nữ ngày nay dần được giải phóng bởi các quan niệm cũ để thể hiện bản thân trong công việc cũng như trong xã hội. Nếu như, trong xã hội phong kiến xưa người phụ nữ không được học hành nhiều và phải chịu những sự áp bức bất công của các lễ giáo phong kiến thì xã hội hiện đại ngày nay đã chúng minh điều ngược lại. Ví dụ như nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher, bà đã trở thành thủ tướng nữ đầu tiên của nước Anh và dẫn dắt đất nước phát triển với nhiều thành tựu vĩ đại, đưa nước Anh lên một vị trí mới trên thế giới. Chính vì vậy, người phụ nữ hiện đại ngày nay luôn biết dung hòa giữa cuộc sống gia đình và phát triển sự nghiệp của bản thân để góp phần phát triển đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 751
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm