Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54

Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo trang 54 tập 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là gợi ý soạn bài Ôn tập bài 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ là những gợi ý bổ ích giúp các em trả lời các câu hỏi trang 54 SGK Văn 9 tập 1 CTST. Mời các em cùng tham khảo.

Trả lời câu hỏi trang 54 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Câu 1 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

Hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

- Luận điểm 1: Hoàn cảnh gia đình

- Luận điểm 2: Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội

- Luận điểm 3: Bà Tú trong mối quan hệ với gia đình

- Lí lẽ 2: Trải quan bao nổi vất vả, cực nhục => người phụ nữ đảm đang, tháo vát

- Dẫn chứng 2: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa văn chương

- Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương muôn loài, muôn vật.

- Luận điểm 2: Ý nghĩa của văn chương là khơi gợi cảm xúc của một con người

- Lí lẽ 2: Văn nhân, thi nhân dùng văn chương để khơi gợi cảm xúc của con người

- Dẫn chứng 2: Tình cảm, cảm giác của người thời bây giờ đều do người xưa sáng tạo, lấy cảm hứng từ thế giới khách quan và lưu truyền lại.

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

- Luận điểm 1: Nghĩa thực: Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước.

- Luận điểm 2: Nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ.

- Lí lẽ 2: Hai câu tả đầu tả sắc, thân phận con người

- Dẫn chứng 2: “Thân em vừa trắng…với nước non”

- Lí lẽ 3: Hai câu cuối nhấn mạnh thân phận, đề cao phẩm hạnh người phụ nữ

- Dẫn chứng 3: “Rắn nắt mặc dầu…. lòng son”.

Câu 2 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?

Cách trình bày vấn đề khách quan

Cách trình bày vấn đề chủ quan

Đặc điểm thông tin

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết

Một số dấu hiệu nhận biết

Sự thật hiển nhiên, số liệu, dữ kiện, các thông tin có thể kiểm chứng đúng, sai thông qua nghiên cứu khoa học,…

Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết; các thông tin mà người viết không chắc chắn (có lẽ, hình như, chắc hẳn,…), dự đoán tương lai,…

Câu 3 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Những cách tiếp cận khác nhau về cùng một vấn đề trong VB có ý nghĩa:

- Với VB: Làm phong phú thêm cách hiểu VB, góp phần kiểm chứng hoặc bác bỏ những cách hiểu thiếu căn cứ, suy diễn.

- Với người đọc: Giúp cho người đọc có được sự chủ động, tích cực khi đọc VB văn học, giúp cho việc đọc VB văn học thú vị, hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu 4 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Để tránh đạo văn cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm…của người khác.

Câu 5 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Trả lời:

Thạch Lam là một trong số những cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu hai người anh trong Tự lực văn đoàn lựa chọn đem đến cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, những câu chuyện kịch tính, những cảm xúc xót xa, đau đớn, day dứt thì người em út Thạch Lam lại hành văn theo một phái riêng như nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét trong cuốn Những nhà văn hiện đại: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió lạnh đầu mùa), người ta đã thấy Thạch lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…” Có lẽ chính nhờ ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh cùng dòng chảy của cảm xúc âm thầm được lồng ghép trong từng câu chữ mà khi đọc Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan hay đặc biệt nhất là truyện ngắn Hai đứa trẻ tâm hồn của chúng ta mới có được sự rung động mãnh liệt đến vậy.

Ở đoạn văn trên, người viết đã trích dẫn ý kiến, quan điểm của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Những nhà văn hiện đại để nhận xét về nhà văn Thạch Lam.

Câu 6 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, ta cần lưu ý những việc sau khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Cần xác định chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…) và gợi ra thông điệp, suy nghĩ, tình cảm gì ở người đọc?

- Cần xác định và phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở những phương diện nào? Những nét đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện như thế nào trong tác phẩm? (với văn bản thơ: chú ý vần, nhịp, hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ,…; với văn bản truyện: chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,…).

Câu 7 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận).

Trả lời:

- Ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận) là:

Trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Đồng chí là cùng chung ý tưởng, ý nghĩ và ý chí. Đồng thời nó cũng là cách mà những người lính gọi nhau trong đoàn đội. Với nhan đề, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng chí và cũng nói lên ý nghĩa của tình đồng đội. Câu thớ thứ 7 trong bài thơ là một câu thơ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong bố cục, trong mạch cảm xúc của bài và mang ý nghĩa sâu xa.

Lỗi lập luận ở ví dụ này là:

- Lỗi nêu luận điểm: Người viết chưa nếu được luận điểm khái quát về tác phẩm.

- Lỗi nêu luận cứ: Các luận cứ được đưa ra rất mơ hồ, vô định. Nội dung được đề cập tới trong các luận cứ chưa được rõ ràng như ở câu văn số 7, bị trùng lặp ý trong câu văn số 3.

Câu 8 trang 54 Văn 9 tập 1 CTST

Thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy, …) để giới thiệu một tác phẩm văn học giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương.

Học sinh tự trả lời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 656
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm