Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
Soạn Văn 9 CTST bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là nội dung bài học trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được cách làm một bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 trang 46, mời các em cùng tham khảo.
Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn Bồng chanh đỏ
Câu 1 trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm trong bài viết?
Trả lời
Bài viết được triển khai thông qua hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng, đi từ việc phân tích yếu tố thuộc về nội dung (chủ đề truyện) tới việc phân tích các yếu tố thuộc về hình thức (cốt truyện, cách xây dựng nhân vật, chi tiết đặc sắc).
Câu 2 trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST
Bài viết đã phân tích những phương diện nội dung nào của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ? Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học?
Trả lời:
Bài viết đã phân tích 2 khía cạnh của chủ đề truyện (cách ứng xử của con người với thiên nhiên): khía cạnh 1 là sự việc tìm bắt chim bồng canh, khía cạnh 2 là cách ứng xử với thiên nhiên được tô đậm qua sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Hoài. Như vậy, khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm ta cần xác định được chủ đề chính của tác phẩm ấy là gì và cần làm rõ chủ đề ấy được thể hiện, nhấn mạnh trong tác phẩm như thế nào.
Câu 3 trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST
Tác giả bài viết đã phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ như thế nào?
Trả lời:
Để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật Bồng canh đỏ, tác giả bài viết đã phân tích thông qua 3 lí lẽ: cách xây dựng cốt truyện, cách xây dựng tâm lí nhân vật và cách chọn chi tiết tiêu biểu. Ứng với mỗi lí lẽ, tác giả đưa ra những bằng chứng xác thực trong tác phẩm để chứng minh và rút ra những nhận xét xác đáng, giàu sức thuyết phục.
Câu 4 trang 49 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 CTST
Theo em, phần mở bài và kết bài có điểm gì ấn tượng? Trình bày thêm một số cách viết để mở bài và kết bài được lôi cuốn, hấp dẫn.
Trả lời:
- Phần mở bài và kết bài có điểm ấn tượng ở chỗ cả hai phần đều hướng vào những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ở mở bài, bài viết cần khái quát được về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, còn kết bài có nhiệm vụ khẳng định lại ý kiến về nội dung và đặc sắc nghệ thuật đồng thời nêu cảm nghĩ và tác động của tác phẩm đối với bản thân.
- Bên cạnh cách viết mở bài và kết bài như trên, ta có thể viết mở bài và kết bài theo cách sau:
+ Mở bài: Giới thiệu về đề tài, chủ đề lớn/ nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu để dẫn vào chủ đề/ nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm đối với đời sống của chúng ta.
Hướng dẫn quy trình viết văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
Câu lạc bộ Văn học trường em phát động cuộc thi viết “Tác phẩm văn học trong tôi”. Em hãy chọn một tác phẩm văn học mình yêu thích (thơ hoặc truyện) để viết bài nghị luận và gửi cho ban tổ chức cuộc thi.
Dàn ý chung
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả
- Khái quát những nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật):
2. Thân bài:
- Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm?
+ Lí lẽ để làm sáng tỏ một vài khía cạnh nội dung chủ đề
+ Dẫn chứng
- Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật.
+ Lí lẽ để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm
+ Dẫn chứng
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Phân tích truyện ngắn Lão Hạc
1. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nam Cao: Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc. Trước cách mạng tháng Tám 1945, các sáng tác của nhà văn chủ yếu tập trung vào hai đề tài người nông dân và người trí thức bị đói nghèo vùi dập.
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Lão Hạc” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn viết về người nông dân. Nhan đề “Lão Hạc” được đặt theo nhân vật chính của tác phẩm. Với ngòi bút khắc họa nhân vật tinh tế, cách kể chuyện đặc sắc, tình tiết hấp dẫn, truyện đã khắc họa cảm động về số phận đau khổ và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.
2. Thân bài
2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm:
Truyện ngắn được ông giáo (nhân vật “tôi”) kể về cuộc đời số phận của người nông dân có tên là Lão Hạc. Truyện xoay quanh tình cảnh của lão Hạc với nhiều chi tiết khá xót xa về những ngày tháng cuối của cuộc đời lão. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì nghèo mà không lấy được vợ nên phẫn chí xin đi mộ phu đồn điền cao su, một mình lão Hạc thui thủi, bầu bạn với cậu Vàng, vốn là con chó mà người con trai từng nuôi. Sau khi bán chó, lão Hạc tính trước tương lai khi gửi gắm ông giáo tiền bạc và trông nom nhà cửa. Cuối cùng lão Hạc tự tử bằng bả chó để lại nhiều xót xa, ngậm ngùi cho ông giáo.
2.2. Nêu chủ đề của tác phẩm: Thông qua hình tượng lão Hạc, truyện ngắn đã thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.
*Truyện ngắn phản ánh số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ.
Nhân vật lão Hạc là hiện thân cho số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:
+ Nỗi khổ về vật chất: Vì nghèo mà không có tiền cưới vợ cho con để con phẫn chí đi làm đồn điền cao su mấy năm chưa về. Không có việc làm, bão gió mất mùa đói kém, lão ăn hết tiền dành dụm, thậm chí chế được gì ăn đó và sau đó tìm đến cái chết.
+ Nỗi khổ về tinh thần: Lão luôn đau khổ, dằn vặt lương tâm. Không chỉ là miếng ăn, hơn thế đó là nỗi đau mất con. Đó là nỗi buồn của một con người phải sống trong cảnh tuổi già, cô độc được biểu hiện qua những lời nói, cách cư xử của lão với một con chó.
+ Cái chết đau đớn, thê thảm, bất ngờ: Lão xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc đời trong đau đớn, vật vã.
=> Qua cuộc đời bất hạnh của nhân vật lão Hạc, tác giả phản ánh số phận đầy bi thảm, đau thương của người nông dân trong xã hội cũ. Từ đó, tác giả bộc lộ niềm thương cảm, xót xa cho số phận đau khổ của họ.
*Không chỉ phản ánh số phận bất hạnh, truyện còn ngợi ca những phẩm chất vô cùng cao đẹp của người nông dân dù có bị cái đói nghèo đẩy vào đường cùng.
Lão Hạc lại là người nông dân có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, thương con vô bờ, có nhân cách sáng trong, lương thiện:
+ Lão Hạc hiện lên là người giàu lòng nhân hậu, nghĩa tình: Cách lão chăm chút, đối xử với cậu Vàng, tâm trạng đau đớn, xót xa, dằn vặt của lão sau khi bán cậu Vàng: cảm thấy tội lỗi, tệ bạc, xót xa, ân hận vì đã lừa một con chó
+ Lão Hạc là người cha có tình thương con sâu nặng: Lão luôn nuôi hi vọng ngày con trở về, rồi tìm đến cái chết để giữa trọn mảnh vườn cho con.
+ Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng và nhân cách lương thiện, cao cả:
++ Trong lúc đói kém, phải ăn sung, ăn khoai, ăn ốc, lão vẫn từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
++ Gửi ông giáo tiền để nhờ cậy dân làng lo ma chay khi lão mất.
++ Tìm đến cái chết để giữ trọn tình thương con và lòng tự trọng của mình.
=>Tác giả ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người nông dân khi bị đẩy vào bước đường cùng.
*Qua nhân vật ông giáo, tác giả đã bộc lộ tình cảm, thái độ của mình với nhân vật lão Hạc cũng như với người nông dân nghèo:
Thoạt đầu nhân vật ông giáo có vẻ dửng dưng, thờ ơ khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó và tâm sự về con trai. Sau đó là cảm thông, muốn chia sẻ giúp đỡ lúc thấy lão Hạc đau đớn vì bán chó “tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Trăn trở, xót xa khi thấy lão Hạc từ chối sự giúp đỡ. Ông giáo nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó. Và sau đó ông giáo thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái chết của lão Hạc và nguyện làm theo những mong muốn của lão Hạc để lão ra đi được nhẹ lòng.
=> Ông giáo chính là bóng dáng của nhà văn Nam Cao, bày tỏ tình cảm của mình dành cho những người nông dân trước cách mạng:
+ Tác giả xót xa, thương cảm cho số phận bi thảm của họ.
+ Tố cáo xã hội phong kiến nửa thực dân với chính sách áp bức tàn bạo đẩy người nông dân vào bước đường cùng
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong hoàn cảnh khốn cùng: nhân hậu, nghĩa tình, tự trọng, thương con, ... Đồng cảm với ước mơ chính đáng của họ.
2.3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện được chọn là nhân vật ông giáo, người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối, và đây cũng là nhân vật thân thiết với lão Hạc, bởi vậy câu chuyện được kể sẽ rất chân thực, tin cậy, vừa kể vừa bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện của Lão Hạc.
- Kết hợp linh hoạt tự sự với một số phương thức biểu đạt khác. Những đoạn văn miêu tả hiếm hoi trong thiên truyện lại rất ngắn, chỉ vài câu nhưng lại đạt đến độ cô đọng và hiệu quả nghệ thuật cao. Điển hình là cái đoạn miêu tả nỗi đau đớn dồn nén của lão hạc khi phải bán chó hay đoạn miêu tả cái chết của lão Hạc.
- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế. Nhân vật lão Hạc được hiện lên qua nhiều phương diện như ngoại hình, hành động, lời nói, nhưng đặc biệt qua diễn biến tâm lí giằng co, phức tạp.
- Cốt truyện độc đáo: từ những sự việc tưởng như vụn vặt, tác giả tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện (từ việc làng mất vé sợi, lão Hạc bán chó, đến việc lão Hạc nhờ ông giáo coi sóc mảnh vườn, việc xin bả chó, và cuối cùng là cái chết thê thảm).
- Kết thúc bất ngờ, để lại nhiều suy ngẫm nơi người đọc. Cái chết bi thảm, một cái chết đau đớn vật vã, nó phản ánh phương diện đáng buồn. Cuộc sống, những con người lương thiện lại phải luôn chịu đau khổ, thậm chí là tột cùng, đau khổ
3. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
Phân tích truyện ngắn Giang của Bảo Ninh
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Bảo Ninh, truyện ngắn Giang: Bảo Ninh là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt với dòng văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu ấy là truyện ngắn Giang viết về một cuộc gặp gỡ tình cờ của người lính tân binh giữa chiến tranh ác liệt.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Thông qua lối kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, nhà văn đã đem đến cho người đọc những thông điệp đẹp đẽ về tình người.
b. Thân bài
2. Thân bài:
2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:
Truyện kể về cuộc gặp gỡ chóng vánh của nhân vật “tôi” với cô thiếu nữ tên Giang và bố cô đã để lại cho "tôi" - anh lính tân binh những kí ức sâu đậm. Theo dòng hồi tưởng, "tôi" nhớ về hồi mình còn là lính tân binh của tiểu đoàn 5. Trong một lần quay trở về đơn vị, đi đến Lương Sơn, anh nhảy xuống xe và không may trượt chân ngã. Khi đang đến bên giếng rửa mặt mũi chân tay, anh gặp Giang và được cô xâu dép, rửa chân hộ. Sau đó, Giang mời anh về nhà rồi dọn cơm, mời nước rất chu đáo. Chính lúc này, bố Giang trở về. Để cứu nguy cho anh tân binh, Giang đã nói dối và giới thiệu bố đó là bạn của mình. Ông vui mừng, dặn dò cậu về cho đúng giờ rồi để lại chiếc xe đạp cho hai đứa đi. Cơm nước xong xuôi, "tôi" chở Giang về nơi mình đóng quân. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện rất thân tình rồi chia tay trong bịn rịn. Hai ngày sau, "tôi" gặp lại bố Giang - viên trung tá mà mình đã gặp mấy ngày trước. Khác với vẻ hồ nghi, nghiêm nghị khi trước, ông rất vui mừng và nói rằng Giang vẫn nhớ đến anh. Lúc vội vã, ông chỉ kịp hẹn anh dịp khác để đưa tấm ảnh mà Giang nhờ ông chuyển hộ. Tuy nhiên, ông đã hy sinh trong khi lâm trận. Nhân vật “tôi” không gặp lại được Giang, nhưng anh vẫn luôn nhớ về cô. Mảng kí ức này vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của anh lính ngày nào.
2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn
Thông qua những cuộc gặp tình cờ, ấm áp tình người trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, truyện đã ca ngợi vẻ đẹp của tình người ấm áp, nhân hậu, nghĩa tình; giá trị của những khoảnh khắc rung động đầu đời sau một cuộc gặp gỡ. Giữa những khắc nghiệt của bom đạn, chiến tranh thì tình người giản dị, hồn nhiên mà ngát lành, trong ngần đó đã phần nào giúp con người vượt qua sự sợ hãi, điềm tĩnh vượt lên mọi mất mát, đau thương; để rồi mãi về sau trở thành mảnh kí ức không thể nào quên của người lính.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
*Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất:
- Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất. Điểm nhìn quan trọng nhất là điểm nhìn của nhân vật tôi (anh lính tân binh). Việc lựa chọn điểm nhìn này đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện với góc nhìn của người trong cuộc. Chính vì vậy, chúng ta có cơ hội cảm nhận rõ nét, chân thực, toàn vẹn những cuộc gặp gỡ trong chiến tranh để lại nhiều dư vị, cảm xúc sâu sắc trong lòng người.
- Cách kể như vậy có tác dụng gợi lên trong độc giả những suy nghĩ về tình người hồn hậu, ấm áp, yêu thương trong hoàn cảnh chiến tranh; những mất mát, đau thương mà cuộc chiến để lại cho con người; cả những rung động dẫu chỉ thoảng qua nhưng lãng mạn, khó quên của hai nhân vật Giang và tôi.
*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động và nội tâm phức tạp:
- Nhân vật Giang hiện lên qua các chi tiết miêu tả, qua nhiều điểm nhìn từ các nhân vật trong truyện. Có thể thấy Giang là một cô gái có đời sống nội tâm phong phú, giàu rung động, giàu yêu thương, nhân hậu; một cô gái chu đáo, đảm đang nhưng sống cô đơn, chịu nhiều mất mát do chiến tranh.
- Nhân vật tôi – người kể chuyện hiện lên là anh lính tân binh hóm hỉnh, nhanh nhẹn, cũng khá nhạy cảm, dễ rung động trước tình người. So với nhân vật Giang thì nhân vật “tôi” được tác giả đi sâu khai thác thế giới nội tâm. Trước cử chỉ ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo của Giang múc nước rửa chân cho anh, “tôi” chỉ biết đứng sững người để cảm nhận cái “ân tình hồn nhiên” ấy. Khi trò chuyện với bố của Giang tại nhà cô, anh tân binh không còn vẻ đùa vui, tếu táo mà tỏ ra nghiêm túc, có chút gì đó e ngại khi đối mặt với bố Giang vốn đang là một chỉ huy đầy nghiêm nghị. Trên đường trở về đơn vị, chở Giang trên chiếc xe đạp mượn của bố cô, lại là lần đầu đèo con gái, “tôi” không tránh khỏi nỗi hồi hộp, bối rối. Tuy nhiên, những rung động với người con gái đã khiến anh tân binh dường như quên hết mệt mỏi, đạp xe mải miết mà không thấy mệt. Rồi chia tay, anh cứ nhìn theo mãi bóng dáng của Giang và nuối tiếc vì không nói được điều gì, không kịp ngỏ một lời nào với cô... Cuộc sống nơi chiến trường ác liệt vẫn tạo cơ hội cho “tôi” được gặp lại bố của Giang một lần nữa, tuy nhiên đó là lần gặp cuối cùng, bởi sau đó ông đã hy sinh ngoài mặt trận. Cuối truyện là 2 đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trữ tình ngoại đề, vừa là lời tôi nói với tôi, vừa là lời tôi nói với độc giả để chuyển tải tư tưởng một cách trực tiếp. Nhân vật “tôi” bộc lộ những suy ngẫm về những mất mát, đau thương của chiến tranh, vừa nhấn mạnh cảm xúc lưu luyến, không bao giờ quên cuộc gặp gỡ với Giang dù 30 năm đã trôi qua và thời gian muốn xoá nhoà mọi thứ.
* Một số đặc điểm nghệ thuật khác của truyện ngắn:
- Ngôn ngữ gần gũi với giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng; sử dụng ngôn ngữ trữ tình ngoại đề ở hai đoạn văn cuối tác phẩm, vừa là lời tôi nói với tôi, vừa là lời tôi nói với độc giả để chuyển tải tư tưởng một cách trực tiếp giàu tính triết lí.
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ, giàu cảm xúc.
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của truyện ngắn.
- Cảm nhận chung về đặc sắc của truyện ngắn Giang.
- Nêu cảm nghĩ, tác động của tác phẩm với bản thân: Qua truyện ngắn, người đoc rút ra cho mình thông điệp cần biết trân trọng tình người, trân quý kỉ niệm và kí ức một thời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST