Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà

Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà là nội dung bài học trang 18 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Văn bản nói về vẻ đẹp của sông Đà Tây Bắc hung bạo và trữ tình qua các góc nhìn khác nhau. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn Vẻ đẹp của sông Đà lớp 9 Chân trời sáng tạo để các em có thêm tài liệu trả lời câu hỏi trang 20 Ngữ văn 9 CTST tập 1.

Soạn bài Vẻ đẹp của sông Đà trang 18 CTST

Suy ngẫm và phản hồi Vẻ đẹp của sông Đà

Câu 1 trang 20 SGK Văn 9 tập 1 CTST

Vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng, hoang sơ của sông Đà được nhìn từ các góc nhìn: từ trên máy bay nhìn xuống, từ trên mặt đất, trên sông nhìn sang hai bờ sông.

Một số từ ngữ miêu tả sông Đà từ góc nhìn trên cao: cái dây thừng ngoằn ngoèo, từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, mùa xuân dòng xanh ngọc bích; từ ngữ miêu tả sông Đà từ góc nhìn trên mặt đất: màu nắng tháng ba Đường thi, bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà; từ ngữ miêu tả sông Đà từ hai bên bờ sông: cảnh ven sông lặng tờ, nương ngô nhú lên mấy lá ngôn non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh, bờ sông hoang dại.

Câu 2 trang 20 SGK Văn 9 tập 1 CTST

– Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ nhất: làm rõ toàn cảnh vẻ đẹp trữ tình, nên thơ của sông Đà.

– Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ hai: làm rõ vẻ đẹp hoang sơ của sông Đà, vẻ đẹp chưa bị bàn tay con người khai phá.

Câu 3 trang 20 SGK Văn 9 tập 1 CTST

Cảm xúc của tác giả:

- Tự hào, say mê với vẻ đẹp của sông Đà, của Tổ quốc

- Giận dữ vì thực dân Pháp đã đặt tên sông Đà là đen.

Bằng chứng: (hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, mùa xuân dòng xanh ngọc bích, vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng; gặp lại cố nhân); giận dữ vì thực dân Pháp đã đặt tên sông Đà là đen (chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen...).

Câu 4 trang 20 SGK Văn 9 tập 1 CTST

- Gắt gỏng: dễ bực tức hay lúc nào cũng tức giận.

- Chiêm bao: thấy những chuyện thường ngày vẫn nghĩ tới, hoặc sự việc không có thực xảy ra trong giấc ngủ.

- Lặng tờ: yên, tĩnh hoàn toàn, không có một chút động.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 70
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm