Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
Phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Quê mẹ
Quê mẹ là một tập truyện ngắn gắn liền với tên tuổi Thanh Tịnh bao gồm nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống người dân xứ Huế, nơi quê hương ông. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh để các bạn nắm được các ý chính cần triển khai khi viết bài văn phân tích đánh giá truyện ngắn Quê mẹ.
- Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
Văn bản Truyện ngắn Quê mẹ (Thanh Tịnh)
Chiều chiều ra đứng cửa sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
(Ca dao)
Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm hương thơ ở làng Mỹ Lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ quốc ngữ, nhưng đã hai năm thi yếu lược (1) không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong xóm bầu anh ta lên làm hương thơ trong làng. Ngày nào anh cũng đi nhà này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư đem lên huyện.
Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng – hay nói cho đúng lương năm – của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng và năm đồng bạc để làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh nhận được. Vì các viên chức đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này thuế khác gần hết.
Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương việc làng việc nước.
Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.
(Gần đến ngày giỗ ông, Cô Thảo muốn xin chồng về làng. Nhưng mãi đến chiều cũng không nghe chồng nói gì, nên cô phải mượn đến chuyện cây thanh trà(2) để nhắc xa xôi cho chồng nhớ. Anh Vận liền đến xin mẹ cho vợ về làng ăn giỗ. Mẹ chồng bảo cô mang buồng chuối mật về giỗ ông. Anh Vận cũng chạy quanh xóm mượn chỗ này chỗ khác cho cô Thảo thêm bốn hào nữa.)
Tối hôm ấy cô Thảo không đi ngủ sớm. Cô đặt con ngủ yên bên chồng xong lại lật đật xách dao ra sau vườn chuối. Loay hoay một lúc lâu cô mới đem được buồng chuối mật vào nhà. Cô đem để vào một góc thật kín vì cô sợ nửa đêm chuột đến khới. Xong rồi cô mới qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và cái nón lá mới. Sắp đặt đâu đó xong xuôi cô mới lên giường nằm ngủ.
Trời tờ mờ sáng cô Thảo đã trở dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách xa làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy nên mỗi năm cô chỉ được về làng chừng hai ba lượt là nhiều. Xưa kia cô từng qua lại làng Mỹ Lý ngày một để bán gạo, nhưng sau lúc cô ra lấy chồng thì quê nhà đối với cô đã là nơi xa lạ.
Qua những con đường mòn chạy nấp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước. Trong trí cô hiện ra lần lần hình ảnh của cô Thu, cô Nguyệt, cô Hương, những cô bạn mà trước kia cô cho là thân nhất.
Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng bằng như nhau hết.
Đi chưa được bốn cây số cô Thảo đã thấy mỏi. Cô tự nhận thấy sức cô yếu hơn trước nhiều lắm. Cô muốn đi đò(4) cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.
[…]
Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở(5). Lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo(6) lên om sòm(7) như gặp được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích là để xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không. Cô Thảo thấy người làng chào hỏi mình vồn vã(8) nên đáp lại rất vui vẻ. Cô ta không quên lấy cái nón xuống, giả vờ quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy đôi hoa tai vàng của cô.
Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt. Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết.
Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô Thảo với người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm sáu tuổi. Bà kể đến đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết.
Sung sướng nhất là cô gái có chồng về nhà mẹ. Cô Thảo tuy về giỗ ông nhưng không làm gì hết. Cô vào phòng mẹ nằm ngủ cả buổi chiều, mãi đến lúc gần cúng cô mới chịu đi ra ngoài.
Lúc cô đứng lễ thì ông Vạn, thân sinh cô, vuốt râu cười nói:
- Con phải lễ thế phần chồng con nữa. Nó làm gì bên ấy mà không qua.
Cô Thảo sau khi thụt lùi ra khỏi chiếu mới khẽ đáp :
- Dạ, nhà con mắc việc quan.
Cô Khuê, chị em chú bác với cô Thảo, đứng gần đấy trề môi nói tiếp:
- Thứ đồ làm hương thơ mỗi năm ăn ba mẫu ruộng mà cũng gọi là việc quan.
Ai nấy đều nghe thấy nhưng không ai cãi lại. Ông Vạn đứng cúi đầu xuống hơi ngượng. Còn cô Thảo gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp. Nhưng ngay lúc ấy cô lại gặp cặp mắt của mẹ đang nhìn cô chòng chọc(9). Cô đau lòng quá đến để hai dòng lệ chảy dài trên má.
Sáng hôm sau, cúng cơm sáng xong xuôi, cô Thảo lại sắm sửa đi qua làng Mỹ Lý. Cô gọi mấy đứa em đến gần rồi cho mỗi đứa năm xu. Trong nhà ai cũng khen cô rộng rãi và biết thương em, nên cô vui sướng lắm. Đang lúc cao hứng cô còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp áo quần mới để mặc Tết nữa. Nhưng chính cô cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp áo quần ấy. Chỉ trong nháy mắt cô Thảo đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm.
Lúc sắp sửa lên đường, bà Vạn cho cô nửa con gà và một gói xôi để về nhà chồng. Lúc ra đi cô cảm động quá, đứng bên mẹ và mấy em khóc nức nở.
Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ sáng sớm đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm.
(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 33, NXB KHXH, 2000, tr 819-823)
Dàn ý phân tích truyện ngắn Quê mẹ
1. Mở bài:
- Thanh Tịnh (1911-1988) là một trong những cây bút xuất sắc của làng văn học hiện thực lãng mạn. Các tác phẩm thơ và truyện ngắn của ông đều toát lên một vẻ êm dịu, đằm thắm.
- Quê mẹ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn, chứa đựng tấm lòng của Thanh Tịnh đối với những người con gái lấy chồng xa quê.
2. Thân bài:
2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:
Truyện kể về nhân vật chính - Cô Thảo lấy chồng xa quê; chồng cô chỉ làm hương thơ, của làng, cô lại không có vốn buôn bán nên hoàn cảnh gia đình không dư dả gì, chỉ trông chờ vào mấy mẫu ruộng để sống năm này tháng khác. Ngày giỗ ông bên ngoại, cô xin phép gia đình chồng về nhà đẻ. Trước đêm về quê, cô không ngủ được, chu đáo chuẩn bị đồ lễ để mang về quê giỗ ông, quà mang về cho các em. Dọc đường đi, dù đi bộ xa mệt, nhưng cô thấy vui trong lòng vì được về nhà thăm bố mẹ và các em; gặp mọi người làng trên đường, cô đon đả chào hỏi. Về đến nhà, nụ cười không khi nào tắt trên môi cô Thảo khi cô được sống trong sự yêu thương của mẹ và các em. Tuy vậy, cô cũng không khỏi chạnh lòng khi nghe người chị em họ mỉa mai về công việc của chồng cô. Cô Thảo ở nhà đến sáng mai, rồi sắp đồ về lại nhà chồng. Trước khi đi, cô phân phát hết số tiền đã dành dụm được trong cả một năm cho các em làm quà và còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp áo quần mới để mặc Tết nhưng chính cô cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp áo quần ấy. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ sáng sớm đến chiều, tối tăm cả mày mặt, nhưng không lúc nào thôi nhớ đến mẹ nghèo và các em thơ.
2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn
- Truyện ngắn nói lên nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, qua đó nói lên mong ước về cuộc sống bình dị, chân thành của họ.
- Nhà văn bày tỏ sự đồng cảm đối với những nỗi niềm của người con gái khi lấy chồng xa quê, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ luôn giàu tình người, tình quê.
2.3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
*Các đặc sắc nghệ thuật:
+ Truyện không có những biến cố, xung đột gay cấn, nhân vật khắc họa thông qua tâm trạng, lời nói, hành động.
+ Ngôn ngữ, giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, chan chứa tình cảm yêu thương, phù hợp với việc khắc họa những trạng thái cảm xúc của nhân vật trong truyện.
*Tập trung phân tích kỹ lưỡng nghệ thuật tiêu biểu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật chính trong truyện là cô Thảo, được khắc họa qua lời nói, hành động và đặc biệt là qua diễn biến tâm lí. Cô Thảo là mẫu người phụ nữ tiêu biểu của gia đình: nặng lòng với quê hương, gia đình; là cô con dâu chăm chỉ luôn biết giữ nề nếp gia phong; thân thiện với bà con lối xóm. Nhân vật cô Thảo trong truyện ngắn được khắc họa qua những chi tiết cụ thể gắn với tâm trạng, hành động, cử chỉ:
+ Đêm trước khi về giỗ ông: không đi ngủ sớm, đặt con ngủ yên bên chồng xong lại lật đật xách dao ra sau vườn chuối, loay hoay một lúc lâu cô mới đem được buồng chuối mật vào nhà, để vào một góc thật kín vì cô sự nửa đêm chuột đến khới; qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và cái nón lá mới → cẩn thận, chu đáo, một chút sĩ diện.
+ Trên đường về làng: nhớ những ngày khi còn ở làng, nhớ bạn, mỏi chân nhưng vẫn đi bộ để dành dụm tiền mua quà cho em → giàu tình cảm, ý thức rõ về hoàn cảnh của mình.
+ Khi về đến làng: gặp ai cũng đón chào niềm nở, lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm…→ hạnh phúc, tự hào.
+ Khi về đến nhà: thấy mẹ mừng tủi, xoa đầu các em, rưng rưng nước mắt, cho mỗi em năm xu, hứa với mẹ sẽ gửi cho cặp quần áo mới…→ hạnh phúc, quan tâm tới các em, hiếu thảo với cha mẹ.
+ Khi trở lại nhà chồng: cô Thảo lại làm việc từ sáng sớm đến chiều, tối tăm cả mày mặt, lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn; những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão → chăm chỉ, hiếu thảo, tình cảm.
=> Vai trò của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện:
- Xây dựng thành công hình tượng nhân vật cô Thảo mang trong mình nhiều nét đẹp đáng quý: giàu tình yêu thương người thân, gia đình; chăm chỉ, biết vun vén, nặng lòng với quê hương.
- Qua các nhân vật, nhà văn Thanh Tịnh nói lên nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, thể hiện mong ước về cuộc sống bình dị, chân thành, ca ngợi những con người quê hương luôn giàu tình người, tình quê.
3. KẾT BÀI: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt tuổi thơ, khi xa thì quê mẹ là nơi chốn yêu thương để ta nhớ, lúc buồn khổ ta hướng về để được sẻ chia. Truyện ngắn đã khơi dậy trong mỗi chúng ta tình yêu gia đình, yêu quê hương sâu sắc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Soạn bài Ngọ môn lớp 9
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước