Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc

Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc (khoảng 1000 chữ) có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Đây là nội dung câu hỏi ở phần hướng dẫn quy trình viết trang 117 sách giáo khoa Ngữ văn 9 CTST tập 1 bài Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc. Sau đây là một số mẫu Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn có yếu tố miêu tả biểu cảm, mời các bạn cùng tham khảo.

Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn lớp 9

Viết một truyện kể sáng tạo kể lại câu chuyện Thầy bói xem voi

Buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều mùa thu với cái gió hơi se se lạnh, không khí dễ chịu và trong lành biết bao. Tôi được cậu chủ đưa ra đồng ăn cỏ và thư giãn để chuẩn bị tốt cho buổi biểu diễn tối nay. Cánh đồng cỏ xanh mướt, non mỡn, ngon lành biết bao. Tôi thung thăng gặm cỏ cùng tiếng sáo vi vu giữa buổi chiều lộng gió. Chắng mấy tí cái bụng tôi đã tròn căng. Và đó cũng là lúc mà cậu chủ cũng thu lại cánh diều, tạm biệt bạn bè để đưa tôi về nhà. Trên đường về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu chủ của tôi:

- Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?

Cậu chủ nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!

Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu chủ, để gậy lại và đến gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:

- Ôi chao! Tôi tưởng con voi nó thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Ông sờ ngà tiếp lời:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy sờ tai tôi không chịu nhường:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc.

- Nhầm! Nhầm hết. Nó như sừng sững cái cột đình - Thầy sờ chân tôi quát to!

Thầy sờ đuôi tôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:

- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó tun tủn như cái chổi sể cùn!

"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu chủ hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.

Tối hôm ấy, dân làng đến xem xiếc rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên vỗ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, khi tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến toác đầu chảy máu!

Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con người của tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả thân thể tôi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu chủ của tôi thì đã biết tôi là như thế nào rồi và đâu đến nỗi phải đánh nhau toác đầu, chảy máu như thế!

Viết một truyện kể sáng tạo lại câu chuyện Sự tích con Muỗi

Đã tự bao đời, con muỗi tồn tại trong cuộc sống và đem bao phiền toái, khó chịu cho con người, thậm chí còn hút máu người, gieo rắc bệnh tật khiến con người giận giữ, cảm phẩm và tìm mọi cách để huỷ diệt nó. Và trong tiềm thức mỗi người, không ai còn nhớ chính xác câu chuyện về sự tích con muỗi xuất hiện trong khoảng thời gian nào, chỉ nghe kể lại, đó là sự hóa thân của một người vợ bội bạc, sống vô tình vô nghĩa với người chồng đã hết mực yêu thương, tìm mọi cách để cứu nàng. Nàng ta tên là Nhan Diệp.

Xưa có anh Ngọc Tâm là một người nông dân hiền lành, chất phác, siêng năng, tháo vát, làm việc gì cũng giỏi nên ai ai cũng quý mến. Không những thế, Ngọc Tâm còn có sức hấp dẫn đối với các cô gái độ tuổi trăng rằm bởi thân hình cao to, khuôn mặt chữ điền, đôi lông mày rậm, đôi mắt to tròn lúc nào cũng ánh lên sức sống của tuổi trẻ. Rất nhiều cô gái trong làng thầm thương, trộm nhớ anh và cuối cùng Ngọc Tâm đã quyết định lấy Nhan Diệp – một cô gái xinh đẹp, duyên dáng. Những đáng tiếc thay, Nhan Diệp lại là cô vợ lười biếng xa hoa, suốt ngày chỉ lo ăn chơi, hưởng thụ sung sướng.

Mặc dù biết vợ chẳng được đảm đang, bản tỉnh lại ham chơi nhưng vốn là người chịu thương, chịu khó và nhân hậu nên Ngọc Tâm rất yêu thương, chiều chuộng vợ. Trong cuộc sống hàng ngày, người chồng làm lụng vất vả để cho cô vợ được ăn sung mặc sướng, anh chẳng để Nhan Diệp đụng tay vào bất cứ việc gì. Hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì một ngày kia, Nhan Diệp đột ngột qua đời. Ngọc Tâm đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bên bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bằng bình trên mặt nước.

Ngọc Tâm muốn ở bên vợ mãi mãi nên cùng lên thuyền chở quan tài của Nhan Diệp lênh đênh nhiều ngày trên mặt nước. Lũ cá, tôm, cua dưới sông cũng động lòng thương cần cho tình cảnh của Ngọc Tâm, chúng nổi đuôi nhau di chuyển hàng dần theo chiếc thuyền chủ quan tài Nhan Diệp. Những bông hoa lục bình, hoa súng nhỏ trên mặt nước cũng cảm phục trước tấm lòng thuỷ chung của Ngọc Tâm đối với vợ nên tim biết cả dòng sông. Thuyền cứ trôi đi, hết ngày này sang ngày khác; thế rồi, một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi có cây um tùm, Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ bèn lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gây trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chủng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cải tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu. Vị thần xúc động trước tấm chân tình của Ngọc Tâm đối với vợ, thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:

- Người còn nặng lòng vương vẫn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy... Ta có thể giúp cho người đạt ước vọng song về sau người đứng có lấy làm ăn hàn

Được vị thần thương tình, Ngọc Tâm vô cùng biết ơn, chàng theo lời vị thần, mở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài. Thấy vợ sống lại, Ngọc Tâm mừng rỡ khôn xiết, chẳng cảm ơn vị thần rối rít và nhìn vợ với ánh mắt vô cùng hạnh phúc.

Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại.

– Đừng quên bổn phận của người vợ... Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thuỷ của chồng... Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng,

Ngọc Tâm cúi lạy vị thần và hai vợ chồng lên thuyền về quê. Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tôi thuyền ghé bến, vẫn theo thói quen cử chiều chuộng vợ, Ngọc Tầm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn làm đầu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có, người đeo đầy vàng bạc. Vừa nhìn thấy Nhan Diện, tay lái buồn đã say đắm trước nhan sắc lộng lầy của nàng. Hắn gợi chuyện, liếc mắt đưa tình, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà. Nhan Diệp vốn là người ham sống hưởng lạc, thấy kẻ giàu có thì theo ngay. Khi được tay lái buôn mời mọc, nàng sẵn sàng qua thuyền hắn chơi, dự tiệc, nhân lúc ấy, tay lái buôn ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.

Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng thật trớ trêu thay, người vợ bội tình đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa, chẳng đoái hoài gì đến người chồng đã đầu gối tay ấp, yêu thương nàng hết mực. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:

– Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại.

Nhan Diệp là người cạn nghĩa, thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng đã ôm bụng quân quại đau đớn, kêu la, chỉ trong phút chốc Nhan Diệp đã ngã lăn ra đất chết. Ngọc Tâm dù còn nặng tình xưa nhưng vì Nhan Diệp sống bạc tỉnh, phụ nghĩa nên chàng chỉ nhìn người vợ rồi lặng lặng đi về.

Dù đã chết nhưng người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Nó lúc nào con vật này cũng kêu o o o bên tai chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương. Lạ kì thay, cái giống này sinh sôi nảy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết - đó là kết cục cho những kẻ phụ tình, sống bạc nghĩa, không thuỷ chung.

Viết một truyện kể sáng tạo lại câu chuyện Bông hoa cúc trắng

Tôi là bông hoa cúc trắng. Hôm nay là một ngày thu đặc biệt, ngày tôi đến dự hội thi sắc màu các loài hoa ở công viên Hoa Xanh. Mấy hôm nay, lòng cứ nao nức, bồi hồi đến lạ. Tôi nghĩ về chủ nhân của tôi - một cô chủ xinh đẹp, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Tôi tự nhủ, sẽ cố gắng hết mình để tỏa sáng, đạt vương miện cao trong cuộc thi này cho cô chủ tự hào, hãnh diện với bạn bè. Bởi vì, đối với tôi, có chủ là người rất quan trọng, chính cô đã vượt qua bao chông gai thử thách, với sức mạnh của tình mẫu tử, cô đã đem tôi từ trên núi cao xa xôi ngàn dặm về sống giữa chốn bình yên, vui vẻ cùng mọi người nơi đây.

Tôi nghe mọi người hàng xóm kể rằng, trước đây, gia cảnh nhà cô chủ tôi rất đáng thương. Cha cô mất sớm, hai mẹ cô sống trong một túp lều nơi xóm vắng; người mẹ làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mai tận đêm khuya. Vì làm lụng vất vả nên người mẹ kiệt sức lăn ra ôm. Cô bé thức giấc gọi mẹ nhưng thấy mẹ nằm li bì, cô đưa tay sờ lên trán mẹ thì thấy nóng hổi, khuôn mặt mẹ đỏ bừng, người co ro kêu rét. Biết mẹ bị ốm, sốt cao, cô chủ tôi thương mẹ nhiều lắm, cô òa khóc nức nở. Nhưng lúc ấy cô còn nhỏ quá, giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này cô chẳng biết làm sao để cứu mẹ. Cô chủ tôi

chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo lên nhìn con lòng đầy lo lắng. Nghe mọi người kể đến đấy, thương cô chủ quá tôi sụt sùi khóc, một phần vì thương gia cảnh cô chủ, một phần nghĩ đến thân phận mình xưa kia chỉ một thân một mình không có ai bầu bạn tâm sự, lúc tôi ốm chẳng có ai chăm sóc, yêu thương!

Tôi vội gạt nước mắt và nghe người già trong làng kể tiếp về hành trình đi tìm thuốc cứu mẹ của cô chủ tôi. Cụ già ấy bảo rằng: Một buổi chiều, khi ánh nắng chiếu qua khe liếp, bà mẹ chợt tỉnh lại. Bà cất tiếng thều thào với cô chủ tôi:

- Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm. Cô chủ tôi là người con hiếu thảo, rất thương mẹ và mong muốn cứu mẹ nên vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô đã gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô chủ tôi đi một mình, cụ liền hỏi:

- Cháu đi đâu mà vội thế?

Mặc dù đang vội vã đi tìm thuốc cứu mẹ cho kịp thì giờ nhưng cô chủ tôi vẫn dừng lại ngoan ngoãn đáp:

- Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, mà bệnh tình mỗi ngày

một thêm nặng.

Thế rồi, tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo cô chủ tôi dẫn về nhà để xem bệnh giúp. Về đến nhà, xem mạch cho người ốm xong, cụ quay lại hỏi cô chủ tôi:

- Chỉ có hai mẹ con cháu ở đây thôi ư?

Cô chủ tôi lễ phép thưa:

- Thura, vâng a!

Ông cụ ôn tồn hỏi:

– Từ hôm mẹ ốm, cháu chăm sóc mẹ như thế nào?

Cô chủ tôi rơm rớm nước mắt trả lời:

- Thưa cụ, cháu chỉ biết quanh quẩn bên giường làm vui lòng mẹ cháu. Ông cụ nhìn cô chủ tôi với ánh mắt thương cảm, ông nói:

- Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi. Bây giờ cháu cần đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp, mang về đây

để ta làm thuốc.

Nghe ông cụ tóc bạc phơ nói vậy, cô chủ tôi gật đầu cảm ơn cụ và vội vã lên đường đi tìm thuốc cứu mẹ. Hôm đó, bên ngoài trời rất lạnh. Cô chủ của tôi chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lăng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Và Ngọc Hoàng trên trời xanh kia dường như cũng động lòng thương cô nên đã để cho tôi xuất hiện. Khi cô chủ thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Nhân duyên của tôi và cô chủ tôi đã đến. Cô đã nhẹ nhàng, cẩn trọng ngắt bông hoa và nói lời xin lỗi: “Hoa trắng yêu quý! Ta biết làm việc này có lỗi với em nhiều lắm nhưng xin em hãy giúp ta lần này, mẹ ta ốm nặng chắc khó qua khỏi, nghe nói nếu có được bông hoa trắng này làm thuốc cho mẹ uống thì mẹ sẽ qua khỏi. Em hiểu cho lòng cho ta nhé. Nói rồi cô chủ tôi tay nâng niu tôi với tất cả tấm lòng tha thiết, cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Cô đang sống trong cảm giác lâng lâng, sung sướng vì đã tìm thấy bông trắng muốt làm thuốc cho mẹ, cứu mẹ qua tử thần thì bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:

- Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được

sống thêm.

ra

Khi đó, cô chủ tôi cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn,… rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?...”. Suy nghĩ một lát, cô đã rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa trắng muốt của tôi thành nhiều sợi. Biết tôi vô cùng đau đớn nên vừa xé cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ, cô lại thổi thổi, xoa xoa nói lời thì thầm: “Thành thật xin lỗi em! Xin lỗi em nhiều lắm!”. Dù đau đớn vô cùng nhưng cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô nên tôi đành chịu. Nhưng thật kì diệu thay, sau khi được cô chủ xé từng cánh hoa của tôi ra nhiều cánh nhỏ, tôi trở nên dày dặn hơn, to tròn hơn, từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong của tôi như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô chủ vậy. Những cánh hoa trắng muốt của tôi mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Đến tôi cũng không ngờ điều bất ngờ, kì diệu đó đến với mình, còn cô chủ tôi lúc đấy nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá!

Lúc ấy, trong lòng cô chủ tôi sung sướng, cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc

bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:

- Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!

Thế rồi, cô chủ tôi đã được cụ già hướng dẫn cho cách chăm sóc, nhân giống

tôi ra vườn. Tôi khẽ chạm vào má của cô chủ và nói:

- Chào chị! Rất vui vì em được theo chị về dưới xuôi, được sống trong vòng tay yêu thương của một người con hiếu thảo, ngoan ngoãn như chị. Chị cho em làm em của chị nhé! Từ nay, chị sẽ là cô chủ của em.

Cô chủ tôi tròn xoe mắt, cô kêu lên: “Trời ơi! Em là loài hoa biết nói tiếng người à? Kì diệu quá!”. Và kể từ đó, tôi được cô chủ chăm sóc, yêu thương như một người thân trong gia đình. Tôi sống vui vẻ cùng mẹ con nhà cô chủ tôi và chơi cùng những người bạn hoa khác trong khu vườn của cô chủ.

Thật tuyệt vời hơn, khi được về dưới xuôi, được nuôi dưỡng trong lòng đất màu mỡ và được bàn tay cô chủ chăm sóc, tôi sinh sôi phát triển rất nhanh. Loài hoa cúc trắng mướt của tôi được mọi người yêu thích, nhân giống. Bởi vậy, tôi có mặt khắp nơi. Đặc biệt, cứ vào mùa thu là tôi tràn đầy năng lượng và nở hoa nhiều nhất. Lúc nào, ra vườn chăm sóc tôi, cô chủ tôi lại ngâm nga câu hát: “Mùa thu ơi mùa thu...”, tối nhìn cô chủ trong lòng vô cùng hạnh phúc. Tôi yêu và cảm phục tấm lòng hiếu thảo của cô chủ! Tôi – bỗng hoa cúc trắng diệu kỳ - hôm nay sẽ tỏa sáng nhất trong cuộc thi, bởi tôi luôn tự tin vì sánh bước bên cô chủ hiếu thuận nhất trần gian!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 12.045
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm