Đáp án đề tham khảo Ngữ văn vào 10 TP HCM 2024-2025

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM

Mới đây, Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh công bố đề tham khảo môn Ngữ văn thi vào lớp 10 TP HCM theo chương trình mới.

Theo đó, cấu trúc đề thi vào 10 TP HCM môn Ngữ văn bao gồm 2 phần là đọc hiểu văn bản văn học và viết đoạn văn; Đọc hiểu văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin và viết bài văn nghị luận xã hội. Trong đó, văn bản đọc hiểu có nguồn trích dẫn là ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Văn bản được trích dẫn thuộc một trong hai loại là văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Văn TP Hồ Chí Minh

Phần đọc hiểu sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, bao gồm văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề thi không quá 1.300 chữ.

Phần viết bao gồm: Thứ nhất là viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với một trong hai yêu cầu cần đạt sau: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một đoạn thơ.

Viết đoạn văn phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mỹ của nó.

Thứ hai là viết bài văn với một trong hai yêu cầu cần đạt sau: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lý lẽ và bằng chứng thuyết phục.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

Đề tham khảo môn Văn vào 10 TP HCM chương trình mới

Đề tham khảo môn Văn vào 10 TP HCM chương trình mới

Đề tham khảo môn Văn vào 10 TP HCM chương trình mới

Đáp án đề tham khảo môn Văn vào 10 TP HCM 2024

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1.

a. Lời người kể chuyện: Đám học trò thời tương lai đọc biển giải thích mà vẫn không hiểu

Lời nhân vật: Thưa cô, từ đó nghĩa là gì ạ?

b. Tác dụng: chi tiết này góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, từ đó để người viết thể hiện chủ đề, tư tưởng mà văn bản muốn gửi gắm.

c. HS lựa chọn một lời dẫn trực tiếp và chuyển thành lời dẫn gián tiếp sao cho phù hợp.

- Câu chứa lời dẫn trực tiếp: “- Trông như nước ấy nhỉ! – một cậu học trò nói”.”

- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cậu học trò nói rằng chúng trông giống như nước.

d. HS đưa ra quan điểm cả nhân và có li giải phù hợp.

Theo em, những điều không nên tồn tại trong thế giới hạnh phúc của tương lai là: sự giam cầm, kim hãm, bị thương, khổ đau, nước mắt... Vì đó là những điều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hạnh phúc của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.

Câu 2.

Yêu cầu: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, đủ bố cục ba phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Phân tích được nội dung chủ đề của đoạn trích.

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Thân đoạn:

+ Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm.

+ Nội dung chủ đề của văn bản: Mơ ước về một thế giới trong tương lai hạnh phúc, không có nước mắt, chiến tranh và khổ đau...

HS phân tích để làm rõ nội dung chủ đề của văn bản.

+ Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

- Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của nội dung, chủ đề.

Phần II. Làm văn

Câu 1.

- Lý lẽ: Nhiều phát minh khoa học vĩ đại được chắp cánh từ sự tưởng tượng.

- Bằng chứng:

+ Tưởng tượng về chị Hằng – chú Cuội trên cung trăng -> Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

+ Tưởng tượng về việc con người bay lên không trung, các vị thần được lắp thêm đôi cánh, Tề Thiên Đại Thánh với cân đẩu vân -> Anh em nhà Wright làm nên động cơ có thể bay cách đất dẫu chỉ vài trăm mét (năm 1903).

+ Con tàu Nautilus của thuyền trưởng Nemo trong những trang văn viễn tưởng của thế kỉ 19 của Jules Verne -> Tàu ngầm hiện đại được phát minh.

- Tác dụng:

+ Lí lẽ và bằng chứng giúp làm sáng rõ luận điểm.

+ Các dẫn chứng cho thấy vai trò của trí tưởng tượng. Con người có thể tưởng tượng ra từ những điều đơn giản đến những thứ có thể coi là “phi lí”, “viển vông”. Tuy nhiên dù thế nào con người cũng dần dần tìm cách để hiện thực hóa trí tưởng tượng của mình. Biến những điều không thể thành có thể. Điều này minh chứng cho luận điểm “tưởng tượng là điều quan trọng bậc nhất giúp nhân loại có thể vững vàng tiến về phía trước”.

+ Mỗi dẫn chứng giúp cho luận điểm trở nên dễ hiểu, dễ hình dung và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

Câu 2.

Yêu cầu: Viết bài văn nghị luận xã hội, đủ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Phân tích được nội dung chủ đề của đoạn trích.

1. Mở bài:

Nêu vấn đề đối thoại: Vai trò của trí tưởng tượng trong thời đại công nghệ ngày nay.

2. Thân bài:

- Trí tưởng tượng được hiểu là: Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác.

- Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ cho rằng chỉ có kiến thức thực khoa học và trải nghiệm thực tế mới có thể thành công. Có thật sự là như vậy hay không?

- Rèn luyện tư duy, trải nghiệm thực tế rất cần thiết tuy nhiên việc xem vấn đề rèn luyện tư duy trải nghiệm thực tế hơn là rèn luyện trí tưởng tượng có phần hơi phiến diện.

+ Trí tưởng tượng giúp con người làm cho đời sống tinh thần trở nên phong phú nhiều màu sắc Cuộc sống đẹp đẽ, có ý nghĩa hơn.

+ Trí tưởng tượng khơi nguồn sáng tạo, hoài bão trong hành trình trưởng thành của tuổi trẻ,

+ Trí tưởng tưởng tượng tạo ra sự phân biệt giữa con người và máy móc. Trí tưởng tượng giúp con người tạo ra máy móc và làm chủ máy móc.

=> Như vậy, có thể khẳng định trí tưởng tượng luôn có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong mọi thời điểm, mọi không gian, thời gian.

- Rèn luyện năng lực tưởng tượng không đồng nghĩa với ảo tưởng, xa rời thực tại; tưởng tượng cần được định hướng bằng tư duy đúng đắn, cần được hiện thực hóa bằng trải nghiệm thực tế, dũng khí hành động,...

- Bài học nhận thức và hành động.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 20
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi