Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió đọc hiểu

Nói với em là một bài thơ hay viết cho thiếu nhi của nhà thơ Vũ Quần Phương. Với thể thơ bảy chữ, ngôn từ thuần Việt gần gũi, tác giả đã gửi gắm bao yêu thương trìu mến tới các em nhỏ. Bài thơ là lời tâm sự, nhắn nhủ các bạn đọc nhỏ tuổi hãy biết lắng nghe, nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc sống quanh ta để từ đó biết sống đẹp, có tình có nghĩa. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu bài thơ Nói với em của Vũ Quần Phương có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Đọc hiểu Nói với em

NÓI VỚI EM

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,

Tiếng lịch chích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bể, sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Vũ Quần Phương

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên? Nêu tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 HK1 có cùng thể thơ

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2?

Câu 3: Theo tác giả, “nếu nhắm mắt” ta sẽ thấy nghe và thấy được những gì?

Câu 4: Theo em, nhà thơ muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì qua khổ thơ cuối? Hãy viết khoảng 4-5 dòng nêu suy nghĩ của em.

Gợi ý

1, Thể thơ bảy chữ

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận cũng có thể thơ 7 chữ.

2, Biện pháp liệt kê những hình ảnh trong câu chuyện cổ tích thần tiên được nghe bà kể.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh đẹp trong tiềm thức thơ ấu về cô Tấm, bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm khi được nghe chuyện cổ tích của bà, của mẹ

3,

Nếu nhắm mắt sẽ thấy các bà tiên, thấy chú bé đi dài bảy dặm, thấy cô tấm và quả thị, thấy được công lao nuôi dưỡng của cha mẹ.

Nếu nhắm mắt sẽ nghe thấy tiếng chim hay trong vườn lộng gió, tiếng chim sâu lích chích, tiếng chìa vôi vừa hót vừa bay

4,

Qua khổ thơ cuối, nhà thơ muốn nhắn nhủ tới người đọc những thông điệp tốt đẹp. Đó là thông điệp hãy luôn khắc ghi và ghi nhớ công lao sinh thành và nuôi dưỡng mà cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ chính là những người sinh thành, nuôi các con lớn khôn từng ngày, chẳng màng cực nhọc tảo tần nuôi lớn các con từng ngày. Chính vì thế, mỗi người cần luôn khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục to lớn ấy của cha mẹ mình.

2. Đọc hiểu văn bản Nói với em

Đọc văn bản sau:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Nói với em – Vũ Quần Phương

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là gì?

Câu 3. Khi nhắm mắt, "em" sẽ thấy được những gì? Theo anh chị, cụm động từ "nhắm mắt" ẩn dụ cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, bài thơ nhắc nhở chúng ta về điều gì?

Gợi ý

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.

Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là đều bắt đầu bằng cấu trúc giả định "Nếu nhắm mắt".

Câu 3.

Khi nhắm mắt, "em" thấy được: Thấy tiếng chim, thấy bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, thấy cô Tấm, quả thị.

Cụm động từ "nhắm mắt" ẩn dụ cho sự lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về sự vật, về con người, về cuộc sống xung quanh mình.

Câu 4. Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về cuộc sống xung quanh, về những sự vật, những con người gần gũi quanh ta. Nói cách khác, bài thơ nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết nhân ái, yêu thương, đồng cảm..

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 67
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi