Đọc hiểu Nam Kim – Thị Đan
Nam Kim - Thị Đan đọc hiểu
Truyện thơ Nam Kim - Thị Đan kể về câu chuyện tình yêu nam nữ, qua đó nêu lên khát vọng dân chủ mãnh liệt, thể hiện ở cuộc đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc, chống lại những tục lệ, lề thói khắc nghiệt bóp nghẹt quyền tự do yêu đương. Dưới đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Nam Kim - Thị Đan được trích từ tác phẩm cùng tên sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc hiểu văn bản Nam Kim - Thị Đan
Đọc văn bản:
Lại tới đoạn Thị Đan ở nhà Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý Không biết bạn còn yêu không nhỉ? Chia tay anh còn nói hết lời Hay còn giấu lời nào chẳng rõ. Nom mặt mũi ăn ở có duyên, Lòng bạn trai, hiểu sao được hết! Nghĩ tới chàng, chân tay rời mỏi mệt Một mình đêm ngày chỉ biết vãn than Tự oán vía, oán mệnh, oán thân, Mẹ có hỏi cũng không buồn nói. Đêm ngày mang một nỗi nhớ nhung Đi xóm dưới bản trên đều vậy; Lên nhà lại xuống thang không thấy, Thôi đành luẩn quẩn đến tối ngày Không được thấy mặt bạn. Mẹ lại bắt nàng phải về nhà chồng, Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân, Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy, Chỉ biết ép con về nhà chồng. Bắt con cúi đầu cất bước, Bởi mẹ vội quá, Bán con đi làm ăn khác xã, Sợ con ở nhà ăn nhiều. Nên mới bán cho người ta, Tham nhà giàu thóc lúa đầy nhà | Mặt gẫy như mặt khỉ rừng già (1) Không nên đường đạo nghĩa làm ăn Ép uổng mèo ăn gừng tội nghiệp. Không một ngày được thoả lòng, Chỉ muốn tìm ăn lá ngón (2) Mẹ mới mở miệng khuyên con: Ngày xưa mẹ làm ăn cực khổ Khi còn nhỏ, con đã mồ côi bố Công mẹ nuôi dạy dỗ nên người. Bán con vào nơi ruộng cả” Mẹ khuyên con gái đủ điều: “Số mệnh ta do trời đã định; Tốt xấu là do mệnh, do hồn Con hãy tự nghĩ thân con Mẹ đã nói hết lời hết lẽ” Nghe xong, Thị Đan tự nghĩ tự lo, Nghe mẹ nói đêm nằm khóc lóc. Làm sao lắm tủi nhục thế, hỡi trời! Trời sinh cho cuộc đời xa bạn, Cả mười câu mẹ ép về nhà chồng, Đành phải cố nhấc chân ra cửa Nhà chồng ở đường xa khác xã; Heo hút leo hết dốc lại đèo. Nhớ người yêu lại trở về nhà Thơ thẩn vào vườn hoa hồng thắm.
|
Trích Nam Kim – Thị Đan (*) (Dân Tộc Tày), Tuyển tập Văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục, 2002, tr 899 – tr 900)
Chú thích :
(1) Ví chồng Thị Đan xấu xí, chẳng khác gì giống khỉ.
(2) Lá ngón: một loại cây độc dược. Ngày xưa con gái dân tộc chống nạn ép duyên thường dùng để tự tử
(*) Nam Kim – Thị Đan là truyện thơ của dân tộc Tày, kể về mối tình tan vỡ giữa Nam Kim và Thị Đan. Đôi bạn trẻ mồ côi đã yêu nhau từ thuở thiếu thời. Lớn lên, mẹ Thị Đan đã nhận lễ vật để gả cho Thái Quan. Nam Kim vì nhà nghèo, không có khả năng trả lễ để chuộc lại người yêu, Thị Đan buộc phải lấy Thái Quan sau khi đã cắt máu tay uống thề với Nam Kim. Hận ép duyên đã đưa đến cái chết của Thị Đan, để lại cho Nam Kim nỗi nhớ thương vô hạn.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những cử chỉ, điệu bộ của Thị Đan trong những dòng thơ sau:
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân,
Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy,
Chỉ biết ép con về nhà chồng.
Bắt con cúi đầu cất bước,
Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thị Đan trong những dòng thơ sau:
Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý
Không biết bạn còn yêu không nhỉ?
Chia tay anh còn nói hết lời
Hay còn giấu lời nào chẳng rõ.
Câu 4. Trong đoạn trích, mẹ Thị Đan có nói với nàng:
“ Số mệnh ta do trời đã định;
Tốt xấu là do mệnh, do hồn”
Anh/Chị có đồng tình với quan niệm trên không? Vì sao?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về những hậu quả của tục lệ hôn nhân ép buộc?
GỢI Ý
Câu | Đáp án gợi ý |
1 | Ngôi kể thứ ba. |
2 | Những cử chỉ, điệu bộ của Thị Đan trong những dòng thơ là : Cúi mặt, nước mắt chảy, cúi đầu, bước chân, cất bước. |
3 | Tâm trạng của nhân vật Thị Đan: Nhớ chàng Nam Kim, lo lắng, suy nghĩ không biết chàng có còn yêu mình không. |
4 | HS nêu quan điểm và lí giải. Gợi ý: - Không đồng tình: số phận của bản thân đều do chính mình làm chủ, chúng ta có thể quyết định tất cả mọi việc liên quan đến bản thân, tốt hay xấu đều do sự phấn đấu của mỗi người, không thể nào phó mặc, buông xuôi, … - Đồng tình: mệnh số là cái đã định sẵn và không chối bỏ được. Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy đến mà chúng ta không thể lường trước được nên phải chấp nhận số phận, … |
5 | Suy nghĩ về hậu quả của tục hôn nhân ép buộc: - Hôn nhân ép buộc sẽ không có hạnh phúc, dễ đổ vỡ. - Hôn nhân ép buộc sẽ làm tan vỡ những mối tình đẹp, sẽ khiến người trong cuộc rơi vào đau khổ, có thể dẫn tới cái chết. … |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
(5 đề có đáp án) Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
Đọc hiểu Thuốc đắng - Mai Văn Phấn
Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm ngắn nhất
(Cực hay) 60 đề đọc hiểu Ngữ văn 9 có đáp án (208 trang)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt