Đề thi học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 9 2024 trong bài viết dưới đây của Hoatieu là mẫu đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập môn Ngữ văn cuối học kì 1 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 1 Văn 9 KNTT, mời các bạn cùng theo dõi.

1.  Ma trận đề thi học kì 1 Văn 9 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: NGỮ VĂN 9 -KNTT

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

MA TRẬN ĐỀ

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối HKI, khi kết thúc nội dung bài 3, 4.

- Thời giam làm bài: 90 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (Tỉ lệ: TN 40%, TL: 60%)

- Mức độ đề: 20% nhận biết, 40% thông hiểu, 30% vận dụng, 10% vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm gồm 8 câu hỏi (Mức độ nhận biết 3 câu, thông hiểu 5 câu)

- Phần tự luận: 6,0 điểm gồm 3 câu hỏi (Vận dụng 2 câu, vận dụng cao 1 câu)

TT

Kĩ năng

Nội

dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện thơ Nôm.

3

0

5

0

0

2

0

60

Bi kịch

Văn bản nghị luận

2

Viết

Nghị luận về một vần đề cần giải quyết

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Phân tích một tác phẩm văn học.

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả mời các bạn xem trong file tải về.

2. Đề kiểm tra Ngữ văn 9 Kết nối tri thức HK1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang (1) sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời (2) .
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha (3) .
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng
Vân Tiên mình lụy (4) giữa dòng,
Giao long (5) dìu đỡ vào trong bãi rày.
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa (6) một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân Tiên vừa ấm chơn tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.
Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.

Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút (7) với già cho vui”.

Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi (8) trên cây.

Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khoẻ quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích (9) mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân (10) đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.

(Trích Lục Vân Tiên và những vấn đề về Nguyễn Đình Chiểu , NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2022, tr 71-72 )

* Chú thích:

(1) Nghinh ngang: nghênh ngang.

(2) Vời: khoảng nước rộng ngoài xa trên mặt sông hay mặt biển.

(3) Phui pha (phôi pha): phai nhạt đi, mất vẻ tươi thắm, đẹp đẽ. Dùng từ phui pha ý tác giả muốn nói Trịnh Hâm kiếm lời nói lấp liếm, làm cho nhẹ chuyện đi, khiến cho không ai để ý đến.

(4) Lụy: chịu lấy hậu quả việc làm của người khác, ở đây ý nói bị hại .

(5) Giao Long: con rồng nước hay gây sóng dữ.

(6) Vầy lửa: nhóm lửa, đốt lửa.

(7) Hẩm hút (từ cổ): chỉ những thức ăn đạm bạc của người nghèo (hẩm: hư hỏng, biến chất, biến màu; hút: chỉ gạo không trắng). Ở đây Ngư ông ngỏ ý muốn Vân Tiên ở lại nhà mình, cùng chia sẻ rau, cháo…

(8) Trái mùi: trái cây quá chín, đã nẫu, ý nói trái cây chín nẫu tất phải rụng, mình bệnh tật nhiều không biết chết khi nào, sẽ phụ công ơn ông Ngư.

(9) Chích: cái hồ, cái đầm.

(10) Kinh luân: khi làm tơ kéo từng mối chia ra gọi là kinh, so các sợi mà hợp lại gọi là luân, nghĩa bóng chỉ tài sửa sang, sắp đặt, tổ chức, cai trị nước. Ý ông Ngư muốn nói: ông cũng có tài kinh luân nhưng muốn sống ẩn dật với nghề chài lưới, và trong nghề chài lưới ông cũng không thua kém gì những người có tài trị nước.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên kể về sự việc gì?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định một phần dẫn theo cách trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm). Quan niệm sống của Ngư ông được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ?

Ngư rằng: “ Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”

Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới?

Câu 5 (1,0 điểm). Từ những hành động, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Đoạn trích trên kể về sự việc gì?

0,5

- Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được gia đình Ngư ông cứu/ Lục Vân Tiên gặp nạn được gia đình Ngư ông cứu.

*Lưu ý: HS trả lời theo 1 trong 2 cách trên cho 0,5 điểm

2

Xác định một phần dẫn theo cách trực tiếp trong đoạn trích trên.

0,5

* Hs lựa chọn một trong ba phần dẫn sau:

- “Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui”.

- “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.

Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ

-“Lòng lão chẳng mơ,
…Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.”

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 1 phần dẫn theo cách trực tiếp cho 0,5 điểm.

- HS trả lời từ 2 phần dẫn trở lên không cho điểm.

3

Quan niệm sống của Ngư ông được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ?

Ngư rằng: “ Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”

0,5

0,5

- Ngư ông khẳng định mình không ham muốn danh lợi hay sự đền đáp công ơn từ người khác.

- Ông cứu người vì tinh thần nhân nghĩa, đạo lí làm người.

4

Tại sao Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới?

1,0

* Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới vì:

- Ông muốn tránh những thói hư tật xấu, bất công trong xã hội.

- Yêu thích cuộc sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên.

- Ông muốn tâm hồn bình yên, thanh thản

- Ông vẫn giữ vững những giá trị đạo đức, phẩm chất cao đẹp của con người: nhân ái, nghĩa hiệp, giúp người không mong đền đáp…

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 3 ý trở lên cho 1,0 điểm.

- Trả lời đúng 2 ý cho 0,75 điểm.

- Trả lời đúng 1 ý cho 0,25 điểm.

5

Từ những hành động, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

1,0

* Thông điệp:

- Hãy sống yêu thương, giúp đỡ người khác.

- Không được sống ích kỉ, ghen ghét, đố kị.

- Hãy tin rằng lòng tốt luôn được đền đáp.

- Giúp đỡ người gặp khó khăn không tính toán thiệt hơn.

-…

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 3 thông điệp trở lên cho 1,0 điểm.

- Trả lời 2 thông điệp cho 0,75 điểm.

- Trả lời 1 thông điệp cho 0,25 điểm.

II

VIẾT

6,0

1

Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu, có đánh số thứ tự các câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích ở nhân vật Ngư ông trong đoạn trích của phần đọc hiểu.

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (Từ 8 đến 10 câu) của đoạn văn.

- Học sinh có thể triển khai đoạn văn theo hình thức tự chọn (diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp).

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nét tính cách yêu thích ở nhân vật Ngư ông.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Ngư ông: lương thiện, hào hiệp.

* Thân đoạn:

- Sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn: vớt Vân Tiên lên, hối thúc hơ tay, hơ bụng dạ, mặt mày,...

- Sống giản dị không màng danh lợi: khẩn trương, nhanh chóng khi cứu giúp, ủi an, cảm thông khi biết sự tình khốn khổ của Vân Tiên, không màng ơn báo đáp khi giúp đỡ người khác.

- Mời Vân Tiên ở lại cùng gia đình: sự cưu mang người khốn khổ hơn mình.

- Lối sống đẹp, tâm hồn đẹp: ung dung, tự tại, sống hoà hợp với thiên nhiên, bình yên làm bạn với mây, trời, trăng nước.

=> Con người lương thiện, nhân ái, tốt bụng….nhân cách cao cả.

* Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân.

1,0

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2

Xung đột là điều không thể tránh đối với lứa tuổi học trò. Em hãy viết bài văn đề xuất những giải pháp để giải quyết xung đột của học sinh trong trường học.

4,0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

- Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

- Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về giải pháp để giải quyết những xung đột của học sinh.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Nêu sự cần thiết phải đề xuất giải pháp giải quyết những xung đột của học sinh.

II. Thân bài:

1. Triển khai các luận điểm thể hiện rõ quan điểm của người viết:

a. Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề nghị luận.

- Xung đột của học sinh: những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng quan điểm xảy ra giữa các cá nhân hoặc nhóm học sinh trong trường học.

- Những xung đột có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: va chạm nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, mâu thuẫn về học tập, tình cảm hay các vấn đề cá nhân…

b. Luận điểm 2: Thực trạng của tình trạng xung đột ở học sinh, nguyên nhân và hậu quả.

* Thực trạng xung đột ở học sinh:

- Những bất đồng ý kiến trong làm việc nhóm, hoạt động ngoại khóa.

- HS sử dụng lời nói, hành động hoặc mạng xã hội để công kích bạn bè, ghen ghét, ganh tị từ những khác biệt về hoàn cảnh, tính cách, thành tích trong học tập.

- HS xô xát, đánh nhau gây tổn thương về thể chất và tinh thần.

- Theo một khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh cho biết từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt trong trường học lên tới 30%. Con số này cho thấy xung đột học đường đang là một vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, học tập và sự phát triển của học sinh.

-…

* Nguyên nhân cảu vấn đề:

- Do khác biệt về tính cách, quan điểm, sở thích.

- Do cạnh tranh trong học tập, hoạt động ngoại khóa.

- Do hiểu lầm, thiếu thông tin.

- Tác động của môi trường xung quanh (gia đình, bạn bè, mạng xã hội).

- Thiếu kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn.

* Hậu quả

- Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của học sinh: gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thậm chí là tự tử.

- Ảnh hưởng đến học tập: giảm sút kết quả học tập, mất tập trung, bỏ học.

- Ảnh hưởng đến mối quan hệ: gây ra sự chia rẽ, thù hận, bạo lực học đường.

- Ảnh hưởng đến nhà trường: làm xấu đi hình ảnh của nhà trường, gây mất niềm tin của phụ huynh và xã hội.

- Lấy ví dụ minh họa.

2. Phản bác ý kiến trái chiều:

- Có thể có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề? Gợi ý:

+ Một số người cho rằng xung đột học đường là điều không thể tránh khỏi, là một phần của quá trình trưởng thành. Họ cho rằng việc can thiệp quá sâu vào những xung đột này có thể làm mất đi tính tự lập, khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh.

+ Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Xung đột học đường không phải là điều tất yếu, và việc bỏ mặc những xung đột này tự diễn biến có thể gây ra những hậu quả khó lường.

- Học sinh chọn một quan điểm trái chiều và đưa các lý lẽ để phản bác một cách phù hợp.

3. Giải pháp giải quyết vấn đề

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa giải;

- Xây dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả;

- Tạo dựng một môi trường học đường thân thiện, cởi mở;

- Thành lập các nhóm hòa giải học đường;

- Tăng cường sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường;

-…

=> Liên hệ với bản thân.

III. Kết bài

- Khẳng định sự cần thiết của việc giải quyết những xung đột của HS.

- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

2,75

0,25

0,25

0,75

0,25

1,0

0,25

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lý lẽ kết hợp với bằng chứng; sắp xếp hệ thống ý mạch lạc, lôgic.

0,25

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Tổng điểm

10,0

3. Đề thi cuối kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, số 11 - 2021)

Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là gì?

A. Thất bại đáng sợ bởi nó khiến ta mất đi niềm tin vào cuộc sống và từ đó khiến ta không còn muốn cố gắng vươn lên nữa.

B. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

C. Thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

D. Thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là không đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 3. Chỉ ra câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.

B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

A. Ẩn dụ, so sánh

B. So sánh, liệt kê

C. So sánh, điệp ngữ

D. So sánh, nhân hoá

Câu 5. Từ “thành công” trong văn bản trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

B. Điều mình mong muốn đạt được.

C. Những điều có ích cho cuộc sống.

D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Văn bản trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh.

B. Thất bại là mẹ thành công.

C. Thất bại là thầy của chúng ta.

D. Đừng sợ thất bại.

Câu 7: Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.Câu nói trên được tác giả sử dụng cách dẫn nào?

A. Cách dẫn trực tiếp.

B. Cách dẫn gián tiếp

C. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

D. Cách dẫn ngăn cách

Câu 8: Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại.”?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.

B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 9. ( 1,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố.” ? Vì sao?

Câu 10. ( 1,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng quyết tâm, sự kiên trì trong cuộc sống (từ 3 đến 5 câu).

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy phân tích một tác phẩm văn học (truyện) mà em yêu thích.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

I

ĐỌC HIỂU

1

B

2

C

3

A

4

B

5

D

6

B

7

A

8

A

9

+ Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý/ không đồng ý.

- Học sinh lí giải phù hợp

* Đồng ý:

Trong cuộc đời chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng.

* Không đồng ý:

Những người sống thiếu nghị lực, thiếu bản lĩnh, ích kỉ, cúi đầu, đầu hàng, lùi bước, khó thành công trong cuộc sống...

10

- Về nội dung: Nêu được ý nghĩa của lòng quyết tâm, sự kiên trì, trong cuộc sống. HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau miễn là hợp lý.

Gợi ý:

+ Lòng quyết tâm, kiên trì là sự nỗ lực hết mình, tập trung cao độ để đạt mục tiêu.

+ Lòng quyết tâm, kiên trì là một phẩm chất đáng quý, có vai trò quan trọng đối với mỗi người bởi trong cuộc sống, những khó khăn thử thách ta gặp phải là điều ko tránh khỏi nên phải kiên trì, nhẫn nại, dũng cảm đối mặt và quyết tâm vượt qua

+ Lòng quyết tâm, kiên trì là động lực giúp con người vượt qua khó khăn thử thách để đạt được thành công; chủ động, tự tin trong cuộc sống; bồi dưỡng ý chí nghị lực, trí thông minh, bản lĩnh...

+ Học sinh cần có lòng quyết tâm, kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống để đạt được ước mơ.

II

VIẾT

a. Đảm bảo về hình thức: một bài văn phân tích một tác phẩm, bố cục 3 phần: MB, TB, KB

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

- Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện.

c. Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại...) và nêu ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.

2. Thân bài:

+ Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống, hình tượng con người, tư tưởng, tình cảm của nhà văn...), có lí lẽ và bằng chứng.

+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, chi tiết tiêu biểu...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lĩ lẽ và bằng chứng.

3. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, dùng phương tiện liên kết câu ...

Tham khảo:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.730
Đề thi học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm