Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
Phân tích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều đối với Thúc Sinh. Thông qua những biện pháp tu từ này, tác giả đã tái hiện được bức tranh phong cảnh lúc chia ly với những chất chứa khôn tả của người đi kẻ ở mang lại cho người đọc cảm giác bâng khuâng đậm một nỗi buồn trước cuộc chia ly định mệnh. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều để các em nắm được những ý chính cần phân tích khi làm dạng đề này.
Dàn ý phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
I. Mở bài
*Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị nhưng trong đó nổi tiếng nhất vẫn là kiệt tác “Truyện Kiều”
- Đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều ” (từ câu thơ 1519 đến câu thơ 1526, nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc) là một trong những đoạn thơ hay nhất trong tác phẩm "Truyện Kiểu ” của Nguyễn Du. Trong đoạn thơ này, người đọc không chỉ cảm nhận được sự đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi phải rời xa người thân yêu mà còn thấy được tâm trạng của Nguyễn Du khi viết ra những dòng thơ đầy cảm xúc.
II. Thân bài
1. Phân tích nội dung đặc sắc của đoạn trích.
- Sau khi ra khỏi lầu xanh lần thứ nhất và được đoàn tụ với Thúc Sinh, Thúy Kiều được sống trong những ngày tháng ấm êm, hương lửa thêm nồng. Tuy nhiên, nàng vẫn sợ vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư nên đã giục chàng về thưa lại với Hoạn Thư để nàng xin làm lẽ. Với Kiều, đây là chuyến đi đầy lưu luyến và tràn trề niềm tin hi vọng:
"Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau…"
- Đây là đoạn trích miêu tả thành công những xúc cảm, nỗi mừng lo lẫn lộn, và vượt lên trên tất cả là nỗi niềm của một tâm hồn chất chứa những mâu thuẫn. Qua những biện pháp tu từ nghệ thuật, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh phong cảnh nên thơ và bộc lộ tâm sự của người đi kẻ ở trong buổi tiễn biệt.
* Bức tranh thiên nhiên lúc chia tay:
Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
- Khung cảnh biệt ly, thấm đẫm nỗi buồn da diết có sức khái quát cao: "Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh...". Không gian dường như thay đổi liên tục, từ cánh rừng phong đỏ thẫm, sang con đường thiên lý mà Thúc Sinh đang ruổi ngựa nơi cuối trời. Cả một màu quan tái đã hiện dần lên trong đôi mắt nàng Kiều, những cụm từ quan san, dặm hồng, rừng phong đã tạo nên ấn tượng chia ly, buồn nhưng vẫn mang sắc thái trang trọng.
"Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san".
- Thúy Kiều buông vạt áo cũng là buông khỏi Thúc Sinh, chia bào là một hoán dụ cũng như chiếc yên ngựa của người đi xa, nó dùng để chỉ con ngựa nhưng cũng là ám chỉ người đi xa. Và cuộc ra đi này là một cuộc ra đi định mệnh, nó đã đưa cuộc đời Kiều đi sang một chặng đường mới, khổ đau, tủi nhục, ê chề. Câu thơ "Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san" nhấn mạnh cái cảm giác nhỏ bé, đơn độc của con người, sự mênh mông của nỗi buồn man mác trước không gian bao la, rộng lớn.
*Tâm sự của mỗi người khi tiễn biệt
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
- Bốn câu thơ sau là cuộc sống đơn lẻ của mỗi người, nàng thì mòn mỏi trông mong, thao thức suốt đêm khuya, còn chàng thì một mình rong ruổi nơi dặm trường. Nghệ thuật tương phản với những cặp đối lập và được biểu hiện qua hình thức tiểu đối như người về - kẻ đi, chiếc bóng - năm canh, muôn dặm - một mình… đã tô đậm sự cách biệt giữa hai người và dường như nó cũng báo hiệu một sự cách xa mãi mãi. Riêng ở câu thơ:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!"
- Đây là hai câu thơ tuyệt bút. Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả tâm cảnh Thuý Kiều. Có phải Kiều và Thúc Sinh hai người như một vầng trăng tròn bị cắt bị "xẻ" làm hai nửa? Hay từ nay trở đi mỗi người một phương trời chỉ soi lẻ một vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một nửa: Nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn nửa thì soi dặm trường một mình lẻ loi của Thúc Sinh?
Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán. Chữ "ai" trong câu thơ "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm thấm của Kiều? Số phận lẻ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích "muôn dặm một mình xa xôi?". Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải "đối diện" với người vợ cả "Ở ăn thì nết cũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".
Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!
Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều.
2. Phân tích đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích.
- Từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng ("rừng phong", "ngàn dâu xanh", "màu quan san",...).
- Nghệ thuật đối (Người về >< Kẻ đi, chiếc bóng >< một mình, năm canh >< muôn dặm,...). có tác dụng biểu đạt thấm thía hơn, cảm động hơn tâm trạng lưu luyến của Thúc Sinh – Thúy Kiều khi chia ly và tình cảnh cô đơn vò võ của Thúy Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh.
- Câu hỏi tu từ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi với đại từ phiếm "ai" như lời than trách hướng đến sự nghiệt ngã của số phận đã chia lìa đôi lứa. Mượn hình ảnh vầng trăng không trọn vẹn, Nguyễn Du đã biểu đạt thành công tình cảnh chia lìa, xa cách giữa Thúc Sinh, Thúy Kiều. Phép đối trong câu thơ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường cộng hưởng với ý nghĩa của câu thơ trên càng tô đậm thêm sự trống trải, cô đơn của Thúy Kiều khi không còn Thúc Sinh bên cạnh.
- Thủ pháp ẩn dụ, ngoa dụ, dùng từ Hán Việt thì thủ pháp nhân cách hóa, sóng đôi cú pháp… cũng góp phần làm nên thành công của đoạn trích. Thông qua những biện pháp tu từ này, tác giả không những tái hiện được bức tranh phong cảnh lúc chia ly với những chất chứa khôn tả của người đi kẻ ở mà nhà thơ còn có thể diễn tả được thời gian đằng đẵng lẻ loi cô độc của người thiếu phụ trong một không gian thu buồn bã quá trống trải. Đoạn trích dường như đã mang lại cho người đọc cảm giác bâng khuâng đậm một nỗi buồn trước cuộc chia ly định mệnh.
III. Kết bài.
Qua đoạn trích ta thấy được những nét tâm trạng và cảnh chia ly đau khổ của nàng Kiều với chàng Thúc Sinh. Hai người có duyên đến với nhau nhưng lại không có phận làm vợ chống. Chính điều đó quyết định đến hành động của Kiều. Nhưng qua đoạn trích trên ta thấy là do Kiều bị hoàn cảnh ép buộc chứ bản thân Kiều không hề mong muốn điều đó. Qua những biện pháp tu từ nghệ thuật, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh phong cảnh nên thơ và bộc lộ tâm sự của người đi kẻ ở trong buổi tiễn biệt khiến chúng ta không khỏi xúc động trước hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của Thúy Kiều.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Phân tích bài thơ Chiều sông Thương của Hữu Thỉnh
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
(Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
Phân tích bài thơ Sự bùng nổ của mùa xuân
Phân tích bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh
Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
Gợi ý cho bạn
-
(Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
-
Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
-
Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
-
Phân tích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Kết Nối
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
(Có đáp án) Trắc nghiệm Nguyễn Du và Truyện Kiều
Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
Đọc hiểu Ba mươi năm đời ta có Đảng