Phân tích bài thơ Sự bùng nổ của mùa xuân

Phân tích tác phẩm Sự bùng nổ của mùa xuân

Sự bùng nổ của mùa xuân là một bài thơ hay của tác giả Thanh Thảo. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. Sau đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ Sự bùng nổ của mùa xuân hay và sâu sắc giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Phân tích tác phẩm Sự bùng nổ của mùa xuân

Phân tích Sự bùng nổ của mùa xuân - Thanh Thảo

"Những giọt sương lặn vào lá cỏ

Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."

Không phải ngẫu nhiên mà Rasul Gamzatov đã từng tâm niệm rằng: “Thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”.Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trăn trở, những nghĩ suy những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Và bài thơ “Sự bùng nổ của mùa xuân” của Thanh Thảo cũng chính là những nỗi niềm chân thành của thi nhân. Đến với thế giới nghệ thuật của nhà thơ này, người đọc sẽ bắt gặp những xúc cảm mà nhà thơ Thanh Thảo đã giãi bày những suy ngẫm của mình về cái đẹp của cuộc đời trong bài thơ “ Sự bùng nổ của mùa xuân”.

Bài thơ “Sự bùng nổ của mùa xuân” là gửi gắm tâm tư của của nhà thơ thanh Thảo về cái đẹp trong cuộc đời. Có bao giờ bạn nghe được tiếng lá rơi rất khẽ, thấy được chồi non mới nhú? Bạn đã lắng nghe tiếng chim hót líu lo chào mừng ngày mới, tiếng rì rào bất tận trên những cánh đồng quê hay bạn đã chạm tay vào cánh hoa mềm mại của bó cúc trắng tinh? Đã bao giờ lắng mình để thấy được giọt sương long lanh đậu trên lá cỏ mỗi sớm mai!? Tất cả những điều đó là cái đẹp của cuộc sống đáng trân quý. Vậy nên, nhà thơ Thanh Thảo đã gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống qua hình ảnh thiên nhiên thật đẹp:

"Những giọt sương lặn vào lá cỏ

Qua nắng gắt, qua bão tố

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."

Con người khi sinh ra ai cũng mong có một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Cuộc đời vốn dĩ không hề màu hồng, không bình yên và bằng phẳng. Nhưng vẫn luôn chứa đựng những điều kỳ diệu, những điều bất ngờ. Muốn biến cuộc sống của mình thành một bức tranh rực rỡ màu sắc thì con người ta phải biết biến những khó khăn thành động lực. Hai câu thơ đầu, hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp. Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ chính là biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta. Nó là những điều tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Giọt sương bé nhỏ, rất đỗi mỏng manh, khiêm nhường nhưng lại tiềm ẩn sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Nắng gắt, bão tố là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Nhưng cái đẹp ấy phải trải qua “nắng gắt”, “bão tố”, trải qua khó khăn, thử thách của cuộc đời để rồi “Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh/Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương” nghĩa là vẻ đẹp của cuộc đời muôn đời vững bền, bất biến dẫu trải qua bao khắc nghiệt, bao thăng trầm.

Cuộc đời vốn dĩ không bằng phẳng mà luôn chứa đầy những khó khăn thử thách. Tác giả đã sử dụng rất thành công cấu trúc: Qua…vẫn…vẫn. Việc sử dụng cấu trúc điệp đã nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.

Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống. Đó là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời. Và đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, lí thú, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao.Thiên nhiên, con người vẫn luôn tiềm tàng sức sống bền bỉ, mãnh liệt trước sóng gió cuộc đời. Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Tâm hồn con người, cái đẹp lên hương từ cuộc sống chính là hạt ngọc lung linh,trong ngần, ngời sáng biết bao thánh thiện mà mỗi một chúng ta cần biết nâng niu, trân trọng. Cuộc đời này vốn rất đẹp. Muốn nhận ra những vẻ đẹp kì diệu đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tầm nhìn, biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con người.

Đặc sắc của bài thơ “ Sự bùng nổ của mùa xuân” của Thạch Thảo còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật. Ngôn ngữ bình dị, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, , hình ảnh thơ đẹp, mang tính biểu tượng, biện pháp điệp cấu trúc có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định triết lí nhân sinh trong cuộc đời..

Nghệ thuật nói của tình cảm con người, là những rung động của trái tim nhà thơ trước cuộc đời. Nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng tuy hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. Bài thơ “ Sự bùng nổ của mùa xuân” của Thạch Thảo là bài thơ mang những chiêm nghiệm, suy tư mà nhà thơ muốn giãi bày, gửi gắm tới bạn đọc, gửi gắm tình ý sâu xa về cái đẹp của cuộc đời.Tâm hồn người làm thơ đẹp lắm, mơ mộng lắm, nhưng bao giờ cũng phải cúi xuống cuộc đời theo nghĩa trần thế nhất để yêu thương. Nhà thơ phải trân quý cái nghiệp của mình để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đích thực, bằng cái tình, cái tâm nhiệt thành với từng sự sống, bằng cái tài, sự tâm huyết và cả những trăn trở nhiều lần để tìm được tiếng nói riêng, tiếng nói tri âm cùng bạn đọc. Đón nhận, đồng cảm, thấu hiểu những tâm tư tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm là nhiệm vụ của bạn đọc. Bạn đọc nâng niu, trân quý những tình cảm cao đẹp mà nghệ sĩ gửi gắm chính là quá trình đồng sáng tạo, quá trình đi tìm “hồn đồng điệu” cùng người nghệ sĩ chân chính.

Thơ đong đầy xúc cảm và người đọc hãy đón nhận nó bằng tất cả trải nghiệm và suy ngẫm, hãy nghe, cảm nhận và đồng sáng tạo. Dùng cái tâm, cái tình để cảm xúc đánh thức. Cần tình để bao dung, cần tài để tình thăng hoa và nghệ thuật vượt ra ngoài quy luật băng hoại của thời gian.Nhà thơ Thanh Thảo đã gửi gắm nỗi lòng mình đến bạn đọc muôn đời về cái đẹp của cuộc sống. Từ bao đời nay cái đẹp vẫn luôn trường tồn, luôn được con người trân quý và ngợi ca trong dòng chảy thơ ca bởi “Thơ là con đường ngắn nhất đi từ trái tim đến trái tim”.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 666
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm