Bà má Hậu Giang đọc hiểu
Đọc hiểu Bà má Hậu Giang
Bà má Hậu Giang là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi người mẹ sông Hậu kiên gan trước họng súng quân thù, quyết nuôi chứa, giúp đỡ cách mạng. Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát với ngôn từ giản dị giàu sức gợi đã ghi dấu ấn trong lòng biết bao người đọc. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu bài thơ Bà má Hậu Giang có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc hiểu Bà má Hậu Giang tự luận
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
[…..]
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ
Thằng giặc kia đứng ngó trừng trừng
Má già nhắm mắt, rưng rưng
“Các con ơi, ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”
Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Đầu năm 1941 (Trích Bà má Hậu Giang, Tố Hữu)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bà má Hậu Giang kiên cường trong những dòng thơ sau:
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Câu 4. Nội dung của đoạn trích trên?
Câu 5. Từ đoạn trích, em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh bà má Hậu Giang trong đoạn trích ở phần đọc hiểu trên.
Đáp án
1 | Thể thơ của đoạn trích : Song thất lục bát |
2 | Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bà má Hậu Giang kiên cường trong những dòng thơ là : + quyết không khai nào + sức như ngọn sóng trào + đứng dậy + ngó vào thằng Tây |
3 | - Biện pháp tu từ so sánh: + “Con tao” được so sánh với “rừng đước mạnh” và” rừng chàm thơm”( nếu chỉ ra được 1 ý không cho điểm) |
- Tác dụng: + Giúp cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh cho cách diễn đạt. + Nhấn mạnh phẩm chất dũng cảm, gan dạ, anh hùng, hiên ngang bất khuất của các con của má – những chiến sĩ cộng sản kiên trung bất khuất. + Ngợi ca lòng yêu nước nồng nàn, lí tưởng chiến đấu cao đẹp của những chiến sĩ cộng sản ( hoặc những người chiến sĩ cách mạng). | |
4 | - Nội dung đoạn trích: + Tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược. + Ngợi ca bản lĩnh kiên cường, bất khuất, gan dạ, dũng cảm và sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ của bà má Hậu Giang ( hoặc những người cách mạng). |
5 | -Bài học về lẽ sống cho bản thân được rút ra từ đoạn trích : + Cần phải sống giàu tình yêu thương, có lòng dũng cảm, kiên trung bất khuất, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì Cách mạng, quê hương, đất nước. + Mỗi con người cần biết đóng góp phần nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước. + Sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. + Kế thừa gìn giữ và phát huy truyền thống Cách mạng, nền độc lập, hòa bình mà cha ông ta đã chịu bao gian lao, vất vả, hi sinh… mới có được |
Câu 6.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Khái quát hình ảnh bà má Hậu Giang: kiên cường, dũng cảm, hi sinh âm thầm lặng lẽ vì quê hương, đất nước.
- Phân tích nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật:
+ Hình ảnh má:“ngã xuống bên lò bếp đỏ”; “ nhắm mắt rung rưng”
+ Lời nói đanh thép:
“ Má có chết, một mình má chết”/ “Các con ơi! Má quyết không khai nào!” -> Dù bị tra tấn dã man, má sẵn sàng “ chết một mình” để “ các con trừ hết quân Tây!”, yên tâm chiến đấu.
+ Tiếng hét của má:
“ Tụi bay đồ chó!…-> Lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, không sợ hi sinh, một lòng một dạ trung thành với cách mạng.
+ Sự phẫn uất tột cùng của má trước kẻ thù: chúng cướp nước, cắt cổ dân.
+ Má tin tưởng vào các con- những chiến sĩ cộng sản kiên cường: tao già, không cầm được dao; giết bay đã có các con tao…
-> Sự kiên cường, bản lĩnh đầy nghị lực của má, phẩm chất cao quí.
- Khái quát nghệ thuật và kết luận: Thể thơ song thất lục bát, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận, giọng điệu vừa cứng cỏi và pha lẫn xót thương….Đoạn thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của bà má Hậu Giang, một hình ảnh tiêu biểu cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. Khiến chúng ta trân trọng, ngưỡng mộ, nể phục, tự hào và biết ơn sâu sắc.
Nội dung bài thơ Bà má Hậu Giang
Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc
Phèn la kêu, trống giục vang đồng
Đường quê đỏ rực cờ hồng
Giáo gươm sáng đất, tầm vông nhọn trời
Quyết một trận, quét đời nô lệ
Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông!
Hỡi ôi! Việc chửa thành công
Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang
Giặc lùng, giặc đốt xóm làng
Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa.
Có ai biết, ai ngờ trong đó
Còn chơ vơ một ổ lều con
Đạn bom qua, hãy sống còn
Núp sau lưng rộng một hòn đá to.
Có ai biết trong tro còn lửa
Một má già lần lữa không đi
Ở đây sóng gió bất kỳ
Má ơi, má ở làm chi một mình?
Rừng một dải U Minh tối sớm
Má lom khom đi lượm củi khô
Ngày đêm củi chất bên lò
Ai hay má cất củi khô làm gì?
Hay má lẫn quên vì tuổi tác
Hay má liều một thác cho yên?
Bỗng đâu một buổi mai lên
Trên đường quê ấy, qua miền nghĩa quân
Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!
Chúng rảo bước. Lính quan nện gót
Mắt nhìn quanh lục mót dạng người
Đồng không, lạnh vắng, im hơi
Chỉ đôi bóng quạ ngang trời loáng qua
Ách-là! Thằng quan ba dừng bước
Rút ống dòm, và ngước mắt nheo
Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm
Vẫy tay lũ tớ gườm gườm
Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn.
Rồi lặng lặng bước chân hùm sói
Tiến dần lên tia khói, vây quanh...
Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...
Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
Má già run, trán toát mồ hôi
Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!
Gót giày đâu đã đạp rơi liếp mành.
Một thằng cướp, mắt xanh mũi lõ
Đốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay
Rung rinh bậc cửa tre gầy
Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!
Hắn rướn cổ, giương mi, trơn mắt
Như hổ mang chợt bắt được mồi
Trừng trừng trông ngược trông xuôi
Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.
Hắn rống hét: “Con bò cái chết!
Một mình mày ăn hết này sao?
Đừng hòng che được mắt tao
Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?
Khai mau, tao chém mất đầu!”
Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ
Thằng giặc kia đứng ngõ trừng trừng
Má già nhắm mắt, rưng rưng
“Các con ơi, ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”
Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”
Thương ôi! Lời má lưỡi gươm cắt rồi!
Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.
Đầu năm 1941
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
-
Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
-
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
-
Đọc hiểu Anh hai của Lý Thanh Thảo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
-
Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
-
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
-
Top 15 bài nghị luận về lòng biết ơn hay nhất
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
-
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
-
Nghị luận về ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh hiện nay
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
Bài viết hay Văn mẫu 9
(Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
Đọc hiểu Chuyện kể rằng có quả trứng đại bàng
Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt