Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương
Phân tích bài Làm lẽ
Làm lẽ là một bài thơ hay của Hồ Xuân Hương. Là một người vợ lẽ, Hồ Xuân Hương hiểu rõ cảnh éo le, oan nghiệt của kiếp lấy chồng chung. Đọc thơ của Xuân Hương như nghe thấy được tiếng nói nữ quyền của nữ sĩ, không chịu làm thê, làm thiếp vang lên từ cuối thế kỉ 18. Sau đây là dàn ý phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương cùng với mẫu phân tích bài Làm lẽ ngắn gọn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Dàn ý phân tích Làm lẽ
Mở bài nêu được vấn đề. Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Làm lẽ”.
Thân bài triển khai được vấn đề, xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Phân tích bài thơ “Làm lẽ” (Hồ Xuân Hương)
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
*Phân tích nội dung của bài thơ:
- 2 câu đầu: Tiếng chửi đầy uất ức dồn nén của nhà thơ đối với chế độ hôn nhân đa thê thời phong kiến;
- 4 câu tiếp: Nỗi đau đớn, tủi nhục, bẽ bàng trong thân phận làm lẽ hẩm hiu của người phụ nữ;
- 2 câu cuối: Lời tự nhủ chua chát khi nhận thức sâu sắc tấn bi kịch làm lẽ, cũng là lời phản kháng, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ.
*Phân tích nghệ thuật của bài thơ:
+ Giọng điệu trữ tình, sâu lắng
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với ngôn ngữ hàm súc; vận dụng sáng tạo các thành ngữ dân gian đặc sắc (cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, gặp chăng hay chớ, làm mướn không công); vận dụng tiếng chửi dân gian,..
+ Vận dụng thủ pháp đối tài tình,…
Kết bài khái quát được vấn đề.
Viết bài văn nghĩ luận phân tích bài thơ Làm lẽ
Hồ Xuân Hương, con người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu sắc, khao khát hạnh phúc lứa đôi lại rơi vào tấn bi kịch đau lòng nhất của người phụ nữ: làm lẽ. Bà là đứa con của một người vợ lẽ. Rồi chính bà lấy chồng hai lần, cả hai lần đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của bao người đàn bà bất hạnh khác dưới chế độ đa thê đáng nguyền rủa trong xã hội phong kiến đã dồn nén lại thành một khôi thuốc nổ: bài thơ “Làm lẽ”. Bài thơ có sức công phá ghê gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng đòi quyền sống, đòi hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ
Hồ Xuân Hương bị dồn nén, bị ấm ức với kiếp làm lẽ nên thơ mở lời đã bùng nổ:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”
Câu thơ mở đầu nói thẳng vào sự bất công trong hôn nhân, trong tình cảm “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình. Hình tượng thơ gợi ngay đến chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất công giữa vợ cả, vợ lẽ hiện ra như núi đồi và vực thẳm. Kẻ “đắp chăn bông” ấm áp bao nhiêu thì kẻ “nằm suông ngoài nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của thể xác chưa thấm vào đâu với cái lạnh tinh thần, lạnh trong lòng, “lạnh lùng”.
Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:
“Chém cha cái kiếp lẩy chồng chung”
Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh trắc, dấu sắc (chém, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi vẫn còn nguyên nỗi đau, ấy là “cái kiếp lấy chồng chung”. Chung cái không thể nào chung được, có đáng nguyền rủa không? Ca dao cũng đã cự tuyệt cảnh chồng chung:
“Đói lòng nằm gốc cây sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”
Mà sao Xuân Hương là bậc trí giả mà không đủ sáng suốt để hai lần đều lâm vào cảnh “chồng chung”? Đó chính là chỗ đáng thương của người phụ nữ. Vì khao khát hạnh phúc lứa đôi nên biết rằng mình làm lẽ chẳng ra gì nhưng vẫn không “đừng” được.
Nữ sĩ Xuân Hương, nạn nhân của chế độ đa thê đã nói huỵch toẹt những bi thảm trong buồng the của “kiếp lấy chồng chung”:
“Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”.
Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của da thịt, của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!
Hồ Xuân Hương là người đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, lịch lãm mà vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch “làm lẽ”? Có lẽ tấn bi kịch này không thuộc về phần ý thức, bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm hồn của người đàn bà, mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì người đàn bà nào trên cõi đời này. Hãy lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.
Chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân. “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “hẩm” đến “buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “chồng chung”. Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố’ đấm ăn xôi”, nhưng nhập cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê:
“Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.
Vợ lẽ chẳng qua là một người “làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn người làm mướn là “mướn không công”. Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những điệp từ “xôi, xôi”, “mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến, uất hận của kiếp làm lẽ.
Bài thơ kết thúc bằng lời tự nhủ chua chát:
“Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”.
Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ phô diễn trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả như Xuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấy chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậy xong”. Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn. Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!
Bài thơ “Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành, nồng nàn, tư tưởng sâu sắc, tinh thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều khó nói của “kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm. Những thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương, thuần hóa thơ Đường thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.
Với bài thơ “Làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị một đòn trí mạng. Để nói lên những bất công trong chế độ đa thê, để đòi quyền sông, quyền hạnh phúc lứa đôi, Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời của mình. Cho nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xuân Hương, người đàn bà kì bí, “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nền văn học của nước nhà.
Phân tích bài Làm lẽ ngắn gọn
Trong thế giới văn học Việt Nam, tác phẩm của Hồ Xuân Hương luôn là điểm sáng với sự hài hước, sâu sắc và đầy ý nghĩa. Bài thơ "Làm Lẽ" của bà không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp mắt mà còn là một tác phẩm mang đậm tinh thần của một người phụ nữ tự do, sáng tạo và không ngần ngại thể hiện quan điểm của mình.
Bài thơ "Làm Lẽ" của Hồ Xuân Hương được xây dựng với một cấu trúc đơn giản nhưng sâu sắc. Thơ ngắn với ba câu chữ nhưng lại chứa đựng một thông điệp lớn lao về sự tự do, tinh thần sáng tạo và ý chí mạnh mẽ của con người. Từ ngôn ngữ đến cấu trúc, tất cả đều phản ánh phong cách riêng của Hồ Xuân Hương, với sự hài hước, sắc bén và sự độc đáo.
Bài thơ "Làm Lẽ" mở đầu bằng câu "Nữ tử ở chung với nam phòng", một cách miêu tả rất hình dung và sắc bén về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nơi mà phụ nữ thường bị ràng buộc và hạn chế trong quyền lực và tự do cá nhân. Tuy nhiên, câu thơ này cũng chứa đựng một sự phản kháng, bởi từ "ở chung" đã tỏ ra sự không hài lòng và tự do bị hạn chế của người phụ nữ.
Tiếp theo, câu thơ "Trong một góc chật hẹp một mình" nhấn mạnh sự cô đơn và hẹp hòi của cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội, nhưng đồng thời cũng là sự tự chủ và sáng tạo của họ trong việc tìm kiếm tự do và ý chí riêng của mình.
Cuối cùng, câu thơ "Chớ coi đời nàng phụ bạc làng" là một lời khuyên mạnh mẽ, gợi nhắc về sự đề cao giá trị và phẩm chất của phụ nữ, đồng thời phản ánh tinh thần mạnh mẽ và không ngần ngại của Hồ Xuân Hương trong việc khẳng định bản thân và quan điểm của mình.
Tóm lại, bài thơ "Làm Lẽ" của Hồ Xuân Hương không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam mà còn là một tuyên ngôn về sự tự do, sự độc lập và sự đánh giá cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội. Đồng thời, nó cũng là một tác phẩm đầy ý nghĩa và cảm hứng cho những người đang tìm kiếm sự tự do và sáng tạo trong cuộc sống.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phạm Phương Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
Đọc hiểu Một người lính nói về thế hệ mình
(3 đề) Đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi có đáp án
Từ Thức gặp tiên đọc hiểu
Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 9 Kết nối tri thức
Soạn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập trang 148
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 9 Kết nối tri thức
Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Anh 9 Global Success
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người
Tóm tắt văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em lớp 9
Học sinh cần học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
Viết đoạn văn về việc sử dụng điện thoại của học sinh ngày nay
(4 đề) Đọc hiểu Thu vịnh
Trắc nghiệm Câu cá mùa thu