Đọc hiểu Một người lính nói về thế hệ mình
Bộ đề đọc hiểu Một người lính nói về thế hệ mình
Một người lính nói về thế hệ mình là một bài thơ hay của nhà thơ Thanh Thảo sáng tác năm 1973, một bài thơ chất đầy hoài niệm về một thời máu xương đã đổ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề đọc hiểu bài thơ Một người lính nói về thế hệ mình thông qua các trích đoạn của tác phẩm sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về bài thơ.
Một người lính nói về thế hệ mình đọc hiểu
ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64)
Câu 1: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/chị dựa vào đâu để xác định như vậy?
- Thể thơ tự do.
- Căn cứ để xác định: số chữ trong các câu không đều nhau; cách ngắt dòng phóng túng; vần gieo không theo mô hình cố định, thậm chí có chỗ bỏ qua vần…
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm (hoặc trữ tình) và tự sự.
- Các biện pháp tu từ nổi bật: ẩn dụ, so sánh.
Câu 3: Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy.
- Đối tượng được chỉ định bằng đại từ “chúng tôi”: những người lính trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
- Một số cụm từ khác cùng chỉ về đối tượng: “những thằng lính trẻ măng”, “thế hệ chúng tôi”, “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”, “một thế hệ thức nhiều hơn ngủ”.
Câu 4: “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật? Tác giả đã dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào?
- “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa với những đặc điểm nổi bật: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung ("không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ"); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước ("hiệu còi ấy là một lời tuyên bố"); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt ("mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…"); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống ("xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…").
Thái độ của tác giả khi dựng chân dung thế hệ mình: tự tin, yêu quý, tự hào, không hề có một chút mặc cảm.
Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải dùng đúng các từ định danh đặc điểm đối tượng miêu tả/ khắc họa và các từ khái quát về thái độ của nhà thơ giống như trong đáp án. Điều quan trọng là nhận ra được nội dung biểu đạt và sắc thái ý nghĩa riêng của những cụm từ/ hình ảnh nổi bật có trong văn bản được chọn in nghiêng ở trên.
Chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô đọc hiểu
Đọc đoạn trích:
(1) chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô
qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng
võng mắc cột tràm đêm ướt sũng
xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà
đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa
quên đời mình thêm tuổi
chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi
mà không hề rợp bóng xuống tương lai
(2) những trận đánh ập về đầy trí nhớ
pháo chụp nổ ngang trời tưng bừng khói
nhịp tim dập dồn lần xuất kích đầu tiên
bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét
những vỏ đồ hộp lăn lóc
cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom
một tiếng gà bất chợt
bên bờ kênh hoang tàn
(3) thế hệ chúng tôi không sống bằng kỉ niệm
không dựa dẫm những hào quang có sẵn
lòng vô tư như gió chướng trong lành
như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, dẫn theo thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu sau: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm hình thức của đoạn trích trên.
– Sử dụng thể thơ tự do (số chữ trong các dòng thơ và cách ngắt nhịp khác nhau, nhiều vần,…).
– Các chữ đầu dòng không viết hoa.
– Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?
Nhân vật trữ tình: chúng tôi – những người lính.
Câu 3.Những từ ngữ nào trong bốn dòng thơ đầu nói về sự khó khăn gian khổ mà người lính phải vượt qua?
Khắc nghiệt mùa khô, mùa mưa dai dẳng, võng mắc cột tràm, đêm ướt sũng, pháo sáng nhạt nhòa, đạp mòn trăm ngọn núi
Câu 4. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
Đoạn (1) có các biện pháp tu từ sau: điệp từ (mùa mưa), tương phản (mùa khô – mùa mưa), nói quá (chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi), ẩn dụ (rợp bóng xuống tương lai)…. HS nêu đúng giá trị gợi hình, gợi cảm của biện pháp tu từ đã chọn.
Câu 5. “thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) có đặc điểm gì?
“thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) là những người không chìm đắm vào quá khứ mà quên đi hiện tại; không dựa dẫm, ỷ lại vào những vinh quang mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên; sống vô tư, hồn nhiên;…
Câu 6. Điều tâm đắc nhất mà anh / chị rút ra được về quan điểm sống sau khi đọc đoạn trích trên là gì? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Thông điệp cuộc sống có ý nghĩa nhất đối với em đó chính là hãy sống nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho đất nước, xã hội. Đồng thời, ta hãy sống nhiệt huyết, lương thiện và có lý tưởng sống cao đẹp.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Milky Way
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đề tham khảo thi vào lớp 10 môn Văn 2025
-
Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
-
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trả lời câu hỏi làm gì khi ta vô tình gây ra lỗi
-
Phân tích truyện ngắn Đá Trổ Bông của Nguyễn Ngọc Tư
-
(Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
So sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
Bộ đề nghị luận xã hội từ hình ảnh
Top 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 có ma trận đặc tả, đáp án mới nhất
(Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ