(4 đề) Đọc hiểu Thu vịnh
Đọc hiểu bài Thu vịnh
Thu vịnh là một trong số các bài nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Thu vịnh là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng tĩnh lặng; cảnh vật hiện lên trong trẻo, sống động; màu sắc và âm thanh hài hòa, mang nét thanh sơ, dịu nhẹ đặc trung của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu văn bản Thu vịnh có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Thu vịnh trắc nghiệm
Đề 1
THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (*)
Tuyển tập thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2003, tr.34)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: (0.5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
a. Thơ tự do
b. Thơ lục bát
c. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
d. Thơ 7 chữ
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong hai câu thơ:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
a. xanh ngắt, lơ phơ
b. lơ phơ, hắt hiu
c. tầng cao, hắt hiu
d. trời thu, lơ phơ
Câu 3. (0,5 điểm) Hình ảnh nào không xuất hiện trong 6 câu thơ đầu của bài thơ “Thu vịnh”?
a. Trời thu
b. Cần trúc
c. Mây xanh
d. Ánh trăng
Câu 4: (0,5 điểm) Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
a. Hoán dụ và so sánh
b. Ẩn dụ và cường điệu phóng đại
c. So sánh và cường điệu phóng đại
d. So sánh và đối.
Câu 5: (0,5 điểm) Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:
a. Điểm nhìn từ trên cao
b. Điểm nhìn từ dưới thấp
c. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần
d. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa
Câu 6: (0,5 điểm) Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào?
a. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
b. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt
c. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn
d. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ.
Câu 7: (0,5 điểm) Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì?
a. U buồn, tủi hổ
b. Cô đơn, u hoài
c. Chán chường, ngán ngẩm
d. Nhớ nhung, sầu muộn
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. (0,5 điểm) Nêu tác dụng hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đảo ngữ trong 2 câu thơ :
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”
Câu 9. (1,0 điểm) Nhận xét tình cảm của thi nhân với vẻ đẹp của bức tranh thu.
Câu 10. (1,0 điểm) Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Đáp án
1 | C |
2 | B |
3 | C |
4 | D |
5 | D |
6 | C |
7 | A |
8 | Tác dụng : - Nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc - Làm nổi bật lên những hình ảnh tuyệt đẹp , đặc trưng của mùa thu . |
9 | Bức tranh mùa thu đẹp, bình dị, tĩnh lặng, trong trẻo thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân. |
10 | HS có thể trình bày tình cảm cá nhân (theo hướng tích cực) Biết yêu quý cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu đất nước , am hiểu được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
Đề 2
THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Nguyễn Khuyến)
*Ông Đào: Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Các định cách gieo vần của bài thơ trên:
- Vần lưng
- Vần chân
- Vần liền
- Vần cách
Câu 2. Chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua từ “nhân”
- Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
- Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
- Là tác giả, xuất hiện gián tiếp
Câu 3. Những từ ngữ : “xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu” trong hai câu thơ đầu thuộc từ loại nào?
- Danh từ
- Tính từ
- Động từ
- Hư từ
Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?
- 1- 2 và 3- 4
- 3- 4 và 5- 6
- 5- 6 và 7- 8
- 1- 2 và 7- 8
Câu 5. Hình ảnh mùa thu xuất hiện trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
- Ước lệ, cổ điển
- Mới lạ, độc đáo
- Giản dị, quen thuộc
- Hư ảo, mộng mơ
Câu 6. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất đặc điểm của bức tranh mùa thu trong bài thơ ?
- Bức tranh mùa thu nơi làng quê với vẻ đẹp non tơ, mềm mại, tinh khôi
- Bức tranh mùa thu nơi miền sơn cước với vẻ ảm đạm, tiêu điều, xơ xác
- Bức tranh mùa thu chốn kinh kì với vẻ đẹp rực rỡ, náo nhiệt, tràn đầy sức sống
- Bức tranh mùa thu nơi làng quê với vẻ đẹp trong trẻo, thanh sơ, buồn lặng
Câu 7. “thẹn” có nghĩa là gì?
- Cảm thấy băn khoăn
- Cảm thấy hồi hộp
- Cảm thấy xấu hổ
- Cảm thấy tự hào
Câu 8. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “thẹn” vì điều gì?
- Vì bản thân chưa có được công danh, sự nghiệp
- Vì bản thân chưa có được tài năng , đức độ như người xưa
- Vì bản thân chưa có được bản lĩnh, khí tiết như người xưa
- Vì bản thân chưa làm được gì cho dân, cho nước
Câu 9. Em có suy nghĩ gì về nỗi thẹn của tác giả Nguyễn Khuyến? Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng.
Câu 10. Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về vai trò của thiên nhiên với cuộc sống của mỗi người . Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng.
Đáp án
1- B
2- A
3- B
4- B
5- C
6- D
7- C
8- C
Câu 9. HS nêu suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng.
Nguyễn Khuyến vốn là một người thành công trên con đường học vấn nhưng nhà thơ luôn cảm thấy băn khoăn, day dứt vì mình không làm được điều gì có ích cho dân, cho nước. Điều duy nhất mà ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác, lui về quê ở ẩn nhằm giữ gìn danh tiết, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt, đớn đau . Trong bài thơ, ta thấy Nguyễn Khuyến "thẹn" với Đào Tiềm mặc dù ông cũng chẳng thua kém gì về học thức và tài năng. Có lẽ Nguyễn Khuyến thấy hổ thẹn khi thua ở cái khí tiết của một bậc quân tử phải có, Đào Tiềm sẵn sàng từ quan khi chán ghét, cũng chẳng màng đến thế sự, cứ ung dung làm thơ, sống thanh tao ẩn dật. Còn Nguyễn Khuyến không có được thái độ dứt khoát như Đào Tiềm, khi từ quan rồi cũng chẳng thôi được cái mối day dứt vì hành động “chạy làng” của mình, ấy chính là căn nguyên của chữ "thẹn" nơi cuối bài. Nhưng cũng chính những câu thơ tỏ lòng như thế ta mới thấy được một nhân cách cao cả, một tấm lòng đầy tâm huyết của người quân tử, không trốn tránh sự thật mà sẵn sàng thừa nhận, để biết mà không thôi tự vấn , người như thế thật đáng trân trọng biết bao.Nỗi hổ thẹn cũng là cách kín đáo thể hiện niềm yêu nước, thương dân ẩn sâu trong tâm hồn của nhà thơ.
Câu 10. HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng,(0,5 điểm), có thể theo hướng sau
Thiên nhiên mùa thu mang vẻ đẹp nguyên sơ, thanh thoát, tĩnh lặng gợi cho tâm hồn thi nhân những cảm nhận tinh tế, đắm say, tức cảnh sinh tình. Vẻ đẹp của bức tranh thu trong bài thơ gợi cho ta suy nghĩ về vai trò to lớn của thiên thiên với cuộc sống của con người. Thiên nhiên ban tặng cho con người vẻ đẹp, đem lại cảm giác thư thái bình yên, là nơi làm tâm hồn ta lắng lại, thiên nhiên bảo về cuộc sống cho loài người. Mỗi chúng ta cần biết yêu thiên thiên, trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Đọc hiểu Thu vịnh tự luận
Đề 1
Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ?
Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi tả bức tranh mùa thu.
Câu 3. Không gian mùa thu được biểu hiện thế nào trong 2 câu thơ:
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Câu 4. Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm gì với thiên nhiên.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Đề tài của bài thơ là đề tài mùa thu
Câu 2.
Những hình ảnh gợi tả bức tranh mùa thu là:
- Trời thu xanh ngắt
- Gió hắt hiu
- Nước biếc
Câu 3.
Không gian mùa thu được biểu hiện thế nào trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ/Song thưa để mặc bóng trăng vào là: Màu nước đặc trưng đặc trưng cho mùa thu se se lạnh, mặt hồ luôn có một lớp sương mỏng phủ khói. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.
Câu 4.
Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm: Yêu thiên nhiên, hiểu được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu.
Đề 2
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tìm những tính từ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu.
Câu 3. Cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về nỗi thẹn của tác giả qua hai câu thơ cuối?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là thất ngôn bát cú
Câu 2.
Tính từ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu là: xanh ngắt, biếc
Câu 3.
Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào" là: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điều cho câu thơ đồng thời thể hiện được tâm trạng nỗi buồn man mác, àm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.
Câu 4.
Rung động trước mùa thu, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Câu thơ thể hiện một tấm lòng chân thực, nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn. Đã về ẩn dật rồi, Nguyễn Khuyến vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Qua đó ta thấy được nhân cách cao cả của thi nhân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
(Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ rừng hiện nay
Đọc hiểu Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
(Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư