Đọc hiểu Chiều sông Thương
Đọc hiểu văn bản Chiều sông Thương
Chiều sông Thương là bài thơ được Hữu Thỉnh sáng tác vào tháng 10 năm 1973, in trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng của sông Thương khiến cho người lữ khách như bị níu hồn lại. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu bài thơ Chiều sông Thương của Hữu Thỉnh có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Chiều sông Thương trắc nghiệm
CHIỀU SÔNG THƯƠNG
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào?
A. Tím, xanh, vàng, nâu
C. Xanh, tím, đen, trắng
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu
D. Trắng, vàng, nâu, tím
Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm?
A. Xuân
B. Thu
C. Hạ
D. Đông
Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau:
“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”
A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi
Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào?
A. Sôi nổi, hào hứng
B. Nhẹ nhàng, trong sáng
C. Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động
Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì?
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”
A. Ung dung, thoải mái
B. Rụt rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, thong thả
D. Lưỡng lự, không quyết đoán
Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A. 1
C. 3
B. 2
D. 4
Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên.
Khi đọc xong bài thơ trên, trong em hiện lên nhiều cảm xúc, đầu tiên là bức tranh quê hương tuyệt đẹp hiện ra những dòng sông, cánh đồng - hình ảnh bình dị mà đẹp trong tâm hồn tôi chỉ có ở quê hương. Trong bài thơ, tác giả cảm thấy tự hào, yêu quý và hãnh diện về con sông quê hương, đất nước của mình. Từ đó, em cảm thấy mỗi người không chỉ có trách nhiệm với quê hương mà hãy luôn yêu quý và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương mình, nơi mình được sinh ra và có tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ đã trở thành kĩ niệm khắc sâu trong tâm trí em.
Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.
Mỗi con người sống trong một đất nước đều mang một lòng tự hào và yêu quý đất nước của mình, chính vì vậy, có lẽ mỗi người cũng tự ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước. Bản thân em khi còn ngồi trên ghế nhà trường, yêu nước thể hiện bằng những việc làm cụ thể để thể hiện lòng yêu nước như: Tham gia văn nghệ hát những bài hát ca ngợi đất nước, tham gia tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ đất nước,…Tùy từng lứa tuổi, hãy nêu cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương hãy cùng nhau sát cánh, đoàn kết để cùng nhau tạo nên một đất nước hòa bình, nhiều tiếng cười và hạnh phúc hơn từng ngày, con người chính là các cá thể nhỏ bé trong một đất nước nhưng lại có sức mạnh phi thường, khi Tổ quốc cần hãy sẵn sàng đứng lên, yêu nước cũng chính là một truyền thống của dân tộc ta từ bao nhiêu đời nay, chúng ta hãy phát triển truyền thống tốt đẹp đó và truyền lại cho mọi thế hệ người Việt Nam sau này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Đọc hiểu Thuốc đắng - Mai Văn Phấn
Top 3 bài cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác siêu hay
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Thống kê các văn bản đã thi vào 10 Hà Nội 2024
Đọc hiểu truyện ngắn Gọi con