(4 đề) Chiếc bình nứt đọc hiểu
Bộ đề đọc hiểu Chiếc bình nứt
Chiếc bình nứt đọc hiểu - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập môn ngữ văn phần đọc hiểu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em bộ đề đọc hiểu Chiếc bình nứt có đáp án chi tiết giúp các em nắm được Chiếc bình nứt phương thức biểu đạt, Chuyện chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai, Từ câu chuyện chiếc bình nứt em có thể rút ra những bài học gì?...
1. Trắc nghiệm chiếc bình nứt
Câu 1. (0.5 điểm) Trong văn bản trên, có mấy nhân vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể linh hoạt.
Câu 3. (0.5 điểm) Chỉ ra phó từ trong câu sau: Ta đã biết về vết nứt của ngươi.
A. biết
B. đã
C. về
D. Ta
Câu 4. (0.5 điểm) Từ “hoàn hảo” trong câu: Cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình có nghĩa là gì?
A. Nguyên vẹn, không có khiếm khuyết.
B. Tròn trịa, chất lượng tốt.
C. Tuyệt vời, tốt đẹp.
D. Không có khuyết điểm.
Câu 5. (0.5 điểm) Hình ảnh “vết nứt trên chiếc bình” ẩn dụ cho điều gì?
A. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc.
B. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống.
C. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người.
D. Những điều sai trái, thiếu sót trong cuộc sống.
Câu 6. (0.5 điểm) Tại sao người gùi nước không vứt chiếc bình nứt đi?
A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người gùi nước.
B. Vì người gùi nước nhận ra giá trị của chiếc bình nứt.
C. Vì chiếc bình nứt đã xin lỗi người gùi nước.
D. Vì người gùi nước chưa có chiếc bình khác để thay thế.
Câu 7. (0.5 điểm) Cách ứng xử của người gùi nước cho ta thấy ông là người như thế nào?
A. Là người bao dung, nhân hậu, sâu sắc.
B. Là người tiết kiệm trong cuộc sống.
C. Là người cần cù, chăm chỉ.
D. Là người luôn đối xử công bằng.
Câu 8. (0,5 điểm) Vì sao người gùi nước muốn chiếc bình nứt chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường?
A. Để an ủi, động viên chiếc bình nứt khi nó thấy có lỗi với mình.
B. Để chiếc bình nứt được ngắm những bông hoa tươi đẹp.
C. Để thấy được công sức gieo trồng, chăm sóc hoa của người gùi nước.
D. Để chiếc bình nứt nhận ra những điều tốt đẹp mà nó đã làm được.
Câu 9. (1,0 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Chiếc bình nứt là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa về cách ứng xử trong cuộc sống. Thông qua câu chuyện này, em rút ra được bài học là trong cuộc sống không ai là toàn vẹn cả. Quan trọng ta biết cách cư xử bao dung, biết chấp nhận điểm yếu của người khác và biết nhìn vào những điều tốt đẹp. Đó mới là lối sống có nhân văn và ý nghĩa.
Câu 10. (1.0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy chia sẻ những việc làm để khắc phục những điểm hạn chế của bản thân. (Viết 5- 7 dòng)
Học sinh tự nêu những việc làm cụ thể để khắc phục những điểm hạn chế của bản thân.
2. Chiếc bình nứt đọc hiểu - đề 1
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.
” “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.
“Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói.
“Không đâu!” – Ông chủ trả lời.
“Khi đi về, ông có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên ta đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?” Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.
Câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: nêu nội dung chính của câu chuyện
Câu 3: hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?
Câu 4: em có nhận xét gì về cách ứng xử của ông chủ với chiếc bình nứt.
Câu 5: trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý
1, Chiếc bình nứt phương thức biểu đạt: Tự sự
2, Nội dung của truyện Chiếc bình nứt: câu chuyện về chiếc bình nứt và ý nghĩa của sự không hoàn hảo trong cuộc sống.
3, Hình ảnh vết nứt của bình ẩn dụ cho những khiếm khuyết, những điều chưa hoàn hảo và thiếu sót của mỗi cá nhân trong cuộc sống này
4, Cách ứng xử của ông chủ với chiếc bình nứt là thái độ khoan dung, độ lượng. Đồng thời, ông cũng là một người lạc quan, sáng suốt và tận dụng được khuyết điểm của chiếc bình nứt đó để có thể làm điều có ích cho chính cuộc sống của mình và vẫn làm cho chiếc bình nứt đó cảm thấy giá trị của mình
5, Bài học rút ra từ câu chuyện Chiếc bình nứt:
Bài học em rút ra từ câu chuyện trên đó là mỗi người chúng ta đều có những khiếm khuyết, những điều chưa hoàn hảo và thiếu sót. Điều quan trọng đó là ta chấp nhận, tận dụng chính những điều không hoàn hảo đó trong cuộc sống bằng một thái độ tích cực nào đó.
3. Chiếc bình nứt đọc hiểu - đề 2
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:
“Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.
Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng: từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn mang đến cùng niềm vui, hạnh phúc.
(Trích "Hạt giống tâm hồn")
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là:
Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó?
Câu 4. Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.
Gợi ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là:
+ Phương thức biểu đạt: tự sự.
- văn bản có những sự việc và sự vật tự xảy ra và và theo một cốt tích nhất định.
Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
+ Xác định:
- Trạng ngữ: suốt hai năm tròn,ngày nào cũng vậy. (Chỉ thời gian).
- Chủ ngữ: người gánh nước.
- Vị ngữ: chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
+ Ý nghĩa của trạng ngữ: soạn ngữ văn làm rõ thời gian được xác định ở trong câu. Cho câu rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và người nghe, Người đọc dễ hiểu hơn.
Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?
+ Biện pháp tu từ: nhân hoá.
- nhân hoá đồ vật "cái bình" biết "lên tiếng" nói với ông chủ.
+ Tác dụng: làm cho câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc hơn. Cho người đọc người nghe cảm nhận được câu chuyện này có một tốp tích ý nghĩa rất sâu sắc. Làm cho câu chuyện có tính hàm súc, gợi cảm đặc biệt.
Câu 4. Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.
Người gánh nước là một người biết suy nghĩ thấu đáo. Còn chiếc bình nước thì cứ mãi tự ti vì chính bản thân mình suốt 2 năm trời. Người chủ đã biết vận dụng mọi tình huống với hoàn cảnh đang diễn ra. Cho dù chiếc bình nứt sẽ lấy bị rỉ khi trên đường đi lấy nước nhưng ông vẫn trồng rất nhiều hạt giống hoa để khi mỗi lần mà mà ông đi ngang đó thì chiếc bình nước sẽ tưới thay ông. Và mọi vật trên đời này đều có một ý nghĩa và một lợi ích riêng. Qua bài học này em hiểu được rằng, Không nên tự ti vì chính bản thân mình. Vì khi chúng ta được sinh ra thì thượng đế đã ban tặng cho chúng ta một nhiệm vụ và một ý nghĩa riêng, có ích cho cuộc sống này.
4. Chiếc bình nứt đọc hiểu - đề 3
Có một người nông dân thường xuyên phải gánh nước từ suối về nhà. Suốt hai năm ông dùng hai chiếc bình gánh nước, trong đó có một chiếc bị nứt. Từ vết nứt của nó, nước cứ bị rỉ ra. Vì thế, cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, một chiếc bình luôn đầy nước; chiếc kia thì chỉ mang về một nửa bình nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó và củng không bỏ lỡ cơ hội nào để tỏ ý coi thường, chê trách chiếc bình nứt. Còn chiếc bình nứt luôn buồn tủi, xấu hổ vẽ khuyết điểm của mình. Nó khổ sờ vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng sự giày vò, đau khổ với ý nghĩ mình là kẻ thất bại và vô tích sự. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng bày tỏ với người gánh nước:
– Con rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua. Người gánh nước hỏi lại cái bình:
– Sao con phải xin lỗi? Mà con xin lỗi về chuyện gì?
Cái bình nứt đáp lại:
– Suốt hai năm qua, do vết nứt của con mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà. ồng đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại không hoàn toàn như ông mong đợi. Người gánh nước mỉm cười:
– Không phải vậy đâu! Ngày mai, trên đường ra suối con hãy quan sát kĩ hai bên đường rồi nói ta xem có gì khác lạ nhé.
Hôm sau, chiếc bình nứt nhìn con đường từ nhà ra suối và thấy hai bên đường quang cảnh khác hẳn nhau. Một bên, cỏ mọc xanh mát và có rất nhiêu bông hoa đồng nội đủ màu đang khoe sắc. Bên kia chỉ toàn là đất cát và vài khóm cỏ dại héo khò. Không đợi nó cất tiêng hỏi, người gánh nước đã nói:
– Con có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên ven đường, chỉ ở phía bên con mang nước về nhà không? Nước từ vết nứt của con đã tưới cho đất, nuôi dưỡng cỏ hoa. Vợ và con gái ta đã rất vui vẻ, hạnh phúc khi hái những bông hoa kia mang về tô điểm cho căn bếp, cho ngôi nhà của chúng ta. Ngắm những bình hoa ấy, ta quên nỗi mệt nhọc sau một ngày dài vất vả. Không có vết nứt của con, gia đình ta sẽ không có được những niềm vui ấm áp đó. Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng, từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn đến cùng niềm vui và hạnh phúc.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên.
Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích là để nói chuyện gì? vết nứt trên chiếc binh ẩn dụ cho điểu gì?
Câu 3. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con người khi đối diện với điều gì? Nêu nhận xét của anh/ chị về cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt?
Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị có thể rút ra những bài học gì? (viết 5-7 câu).
Gợi ý
Câu 1. Trong câu chuyện có 3 nhân vật là chiếc bình lành, chiếc bình nứt và người nông dân. Nhưng có 2 nhân vật giao tiếp: Chiếc bình nứt và người gánh nước.
Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích nhằm nói cách hành xử của con người. Nết nứt trên chiếc bình thể hiện cho những khiếm khuyết của mỗi con người.
Câu 3. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi lên sự tự ti, day dứt khi bản thân có khó khăn, khiếm khuyết.
Cách ứng xử của người nông dần thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu, một con người từng trải, biết động viên những người khó khó khăn vươn lên trong cuộc sống, nhìn nhận mọi thứ tích cực hơn
Câu 4. Bài học rút ra
Không nên coi thường bất cứ ai, ai cũng có lúc phải khó khăn, khiếm khuyết. Hãy biết yêu thương và động viên người khác khi họ gặp khó khăn.
Ai cũng có khiếm khuyết và khó khăn. Đừng buồn rầu nhìn vào mặt tiêu cực mà hãy lạc quan, yêu đời, sống tích cực nhìn vào những điều tốt đẹp hơn để vươn lên mọi khó khăn. Hãy làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn 2023
Đề thi thử vào 10 môn Toán Thanh Hóa 2023
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2024
Viết đoạn văn ngắn về lòng bao dung siêu hay (8 mẫu)
Đề tham khảo đọc hiểu môn Văn thi vào 10 2023
Top 8 đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27