Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy
Phân tích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình tượng người mẹ mãi là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Mỗi tác giả lại chọn một cách khác nhau để bày tỏ sự kính trọng niềm yêu mến đối với mẹ của mình. Nếu như Nắng mới của Lưu Trọng Lư là những kí ức về mẹ thuở con thiếu thời thì Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy lại là một nỗi nhớ đằng đẵng khôn nguôi bao trùm lên cả tác phẩm. Sau đây là mẫu phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...
Saigon, mùa thu 1986
2. Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Mở bài | Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nếu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. Nguyễn Duy là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.Thơ Nguyễn Duy mộc mạc, đằm thắm và thấm đậm chất trữ tình nhưng vẫn mang tính triết luận . - Bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” được tác giả Nguyễn Duy viết vào mùa thu năm 1986 nhân ngày giỗ mẹ.Nguyễn Duy từng chia sẻ: “Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về mẹ trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó”.Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa thể hiện niềm tiếc thương, sự xót xa khi nhớ về người mẹ quá cố của tác giả. Bài thơ cũng là niềm thương cảm của tác giả với số phận, cuộc đời vất vả của những người phụ nữ thời xưa, đồng thời cũng muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương gia đình, yêu quê hương |
Thân bài | Tập trung phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * Nội dung: 2.2. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa hấp dẫn, quyến rũ người đọc bởi nội dung cảm xúc của bài thơ Bài thơ hấp dẫn, quyến rũ người đọc bởi tình yêu thương chân thành của nhà thơ dành cho người mẹ quá cố. Qua đó, tác giả phản ánh chân thực hình ảnh của mẹ và những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bên mẹ. Đồng thời thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về lời ru và tình mẫu tử thiêng liêng. -Bài thơ được mở ra dưới một không khí rất thiêng liêng, thành kính, mà theo như Nguyễn Duy ấy là một buổi giỗ mẹ ông. Với một người con sớm mất mẹ, Nguyễn Duy lại càng thêm buồn bã và thiết tha về dáng hình mẹ, ông không được ở với mẹ dài lâu thế nên đành tìm mẹ ở trong tâm tưởng. Nỗi buồn tủi, xót xa khi nghĩ về người phụ nữ sớm lên Niết Bàn đã đưa Nguyễn Duy trở về với dáng hình mẹ xa xăm thuở nào, thông qua những ký ức mờ mịt và thông qua dáng hình của bà ngoại. - Từ nỗi nhớ da diết dành cho người mẹ quá cố mà nhà thơ bộc lộc niềm thương cảm với số phận của những người mẹ nông thôn nghèo khổ, lam lũ. -Bài thơ là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi ở bên mẹ, kỉ niệm ấy trải dài suốt cả thời thơ ấu của tác giả. Một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời. - Suy ngẫm của nhà thơ về lời ru của mẹ hiền ngày xưa vẫn còn vang vọng trong hoài niệm. Qua lời ru con thấu hiểu được cuộc đời nhiều đắng cay của mẹ và con cũng nhận ra tình yêu bao la của mẹ. Bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con. - >Bài thơ là nỗi nhớ mẹ da diết, là lòng biết ơn chân thành của nhà thơ dành cho người mẹ đáng kính! Những tình cảm mãnh liệt của nhà thơ đã có tác dụng lay động bao trái tim bạn đọc . Đây là điều làm nên sức hấp dẫn và quyến rũ tự nhiên cho thơ của Nguyễn Duy. 2.3“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” còn hấp dẫn bạn đọc bởi màu sắc khác biệt của ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, bằng âm điệu êm dịu, bằng sự hồn nhiên, tự nhiên theo phong cách riêng của nhà thơ Nguyễn Duy - Nguyễn Duy đã thành công ở thể thơ lục bát đã tạo nên âm điệu trữ tình ngọt ngào, du dương như đưa ta vào thế giới của lời ru làm say đắm lòng người. - Vận dụng sáng tạo ca dao, tục ngữ để tạo nên những vần thơ trữ tình giàu âm điệu, nhạc điệu thiết tha. - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: + Nguyễn Duy sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng sinh động, hấp dẫn. Trong đó sử dụng nhiều từ láy tạo nên âm điệu du dương cho lời thơ:bần thần ”, “lấm láp“,“xăm xăm”, “nghêu ngao ”,“chập chờn “, “leo lẻo”, “xa xôi” làm cho vần thơ giàu hình tượng và gợi cảm. Từ láy vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ, góp phần biểu hiện sâu sắc cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Phép tu từ phép đối như: “tay bí – tay bầu”,“váy nhuộm bùn - áo nhuộm nâu” điệp ngữ, ẩn dụ. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên bắt đầu mỗi khổ tạo ra sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình, góp phần thể hiện dòng chảy cảm xúc miên man dào dạt. => Tất cả những vẻ đẹp độc đáo về nghệ thuật của bài thơ đã tạo nên phong cách riêng biệt của nhà thơ Nguyễn Duy Với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa. |
Kết bài | - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. - Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người. |
3. Cảm nhận về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.
Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát - một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,... Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.
Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng - “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương - “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi - trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một - Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ - “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”... - và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.
Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng... Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa - khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép - người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng - ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao... cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời - mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.
Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan.
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
hay là
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con - những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!
Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
(5 đề có đáp án) Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
Đọc hiểu Thuốc đắng - Mai Văn Phấn
Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm ngắn nhất
(Cực hay) 60 đề đọc hiểu Ngữ văn 9 có đáp án (208 trang)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt