Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
Phân tích bài thơ Nói với em
Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương là một trong những bài thơ rất hay gợi lại cho người đọc những cảm xúc êm dịu về những điều bình dị quanh ta. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương chi tiết sẽ giúp các em nắm được cách viết bài văn phân tích bài thơ Nói với em sao cho hay và đúng nhất.
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
1. Dàn ý phân tích Nói với em
Mở bài
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nếu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
Vũ Quần Phương sinh năm 1940, quê ở Nam Định. Ông là bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Ông là nhà thơ nổi tiếng với nhiều bài thơ hay về tình yêu, và ở nhiều đề tài khác, trong đó có thơ thiếu nhi. Tác phẩm chính như: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Chỗ ấy sóng (2008). Bài thơ Nói với em gợi nhắc tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung
Thân bài
Tập trung phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung:
Luận điểm 1: Đặc sắc về chủ đề của bài thơ:
- Chủ đề, nhan đề bài thơ:
+ Bài thơ thuộc chủ đề tình yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình. Bài thơ gợi nhắc tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung. Chủ đề ấy được thể hiện rõ trong nhan đề và nội dung các khổ thơ.
+ Nhan đề: “Nói với em” không hoa mĩ cầu kì, không trau chuốt từ ngữ hay công phu hàm ẩn mà chỉ như lời trò chuyện, tâm tình của thi nhân- người đi trước, với các em thiếu nhi về tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Từ đó góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ.
- Khổ thơ thứ nhất: Hãy nhắm mắt để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Bài thơ mở ra bằng cụm từ “Nếu nhắm mắt” và trạng ngữ chỉ thời gian “trong vườn lộng gió”, ấy là nhắm mắt để lắng nghe và cảm nhận thế giới tự nhiên. Bao giờ cũng vậy, khi ta khép bớt một giác quan lại, thì các giác quan khác sẽ làm việc mạnh hơn, mức độ tập trung cao hơn. “ Nếu nhắm mắt...”có nghĩa là em phải thật yên lặng, thật chú ý lắng nghe và thật chú ý “nhìn” bằng trí tưởng tượng- vì mắt đã nhắm rồi.
+ Và khi ấy, giác quan thính giác sẽ phát huy mạnh nhất: “sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay”. Với tuổi thơ, còn gì hấp dẫn hơn những điều đẹp đẽ của thế giới tự nhiên quanh mình, của cỏ cây hoa lá, của chim muông vườn nhà.
+ Trong vườn lặng gió, có những loài chim rất nhỏ, rất hiền, chỉ đến khu vườn vào những sáng, những chiều thật bình yên. Chúng hót khẽ, chuyền cành rất nhẹ, mà nếu nhắm mắt, em sẽ nghe được cả tiếng của những chú chim sâu bé tí như trái cau lích chích trong vòm lá, tiếng đôi cánh chim chìa vôi thân nửa trắng nửa đen nhẹ nhàng phất lên cụp xuống, tiếng hót vừa ở cành này đã bay sang cành khác.
-> Những âm thanh ấy, nếu mở mắt và ồn ào gọi nhau, hay chạy theo đuổi bắt, ... em sẽ không bao giờ thấy được. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên, của sự sống. Hãy thật yên, thật khẽ, thật dịu dàng mở rộng tâm hồn, em sẽ được thấy bao điều từ thiên nhiên kì diệu, trong khu vườn, trên đồng ruộng hay trong cánh rừng, dòng sông, bãi cỏ quanh em. Những câu thơ gieo vào tâm hồn trẻ thơ khao khát được khám phá và cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sống quanh mình bằng tất cả tâm hồn, tình yêu tha thiết.
- Khổ thơ thứ 2: Hãy nhắm mắt để cảm nhận về thế giới thần tiên qua những câu chuyện của bà.
+ Từ không gian rộng là khu vườn, nhà thơ đưa dẫn ta đến không gian thân thuộc và gần gũi hơn nữa, đó là khung cảnh “nghe bà kể chuyện”. Và khi ấy, “nếu nhắm mắt” thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Từ thế giới thực, cả một thế giới thần tiên kì ảo sẽ mở ra. Ở đó, các em không chỉ được nghe mà còn được nhìn thấy- cái nhìn bằng trí tưởng tượng, hình dung của một tâm hồn trẻ thơ luôn tin vào những câu chuyện cổ tích.
+ Thế giới đó có những bà tiên có quyền năng đặc biệt, luôn suốt hiện đúng lúc, đúng chỗ để giúp đỡ người tốt và trừng trị kẻ xấu; có chú bé đi hài bảy dặm với những phép màu kì diệu để thoả thích khám phá, chinh phục thế giới muôn màu; có cô Tấm dịu hiền- đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người,…
-> Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời. Khổ thơ khơi lên trong tâm hồn trẻ thơ tình yêu thương, trân trọng người bà kính yêu và những niềm tin trong veo, những ước vọng đẹp đẽ.
- Khổ thơ thứ 3: Hãy nhắm mắt để suy ngẫm về công ơn của cha mẹ.
+ “Nếu nhắm mắt nghĩ” đó là nhắm mắt để suy ngẫm về lẽ đời, nó sẽ kích thích không chỉ thính giác hay trí tưởng tượng, mà nó sẽ tác động cả vào khối óc và trái tim. Có lẽ ở một lứa tuổi nhất định, các em mới có được, làm được điểm này.
+ Khi ấy, điều đầu tiên em cần nghĩ, nên nghĩ là “Nghĩ về cha mẹ”, nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy bảo... vô cùng vất vả, chẳng gì đong đếm hết của cha mẹ dành cho mình: “Đã nuôi em khôn lớn từng ngày- Tay bồng bế sớm khuya vất vả”. "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.
+ Câu thơ cuối gói ghém bao ý tình sâu sắc, thấm thía. Tính hàm ngôn, lời ít mà ý nhiều của thơ được thể hiện rõ ở đây. Câu thơ có thể hiểu theo hai cách như sau:
Cách hiểu thứ nhất, câu thơ cuối tiếp mạch cảm xúc để nói về công ơn của cha mẹ. Nó gợi tả sự vất vả, yêu thương, hết lòng hi sinh vì con của bậc sinh thành. Ai từng làm cha mẹ hẳn sẽ thấu cảnh “Tay bồng bế sớm khuya vất vả- Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” đó là có những đêm trắng thức giấc ru con, canh cho giấc ngủ của con, cha mẹ mệt mỏi, buồn ngủ đến độ “nhắm mắt vào” trong vô thức, nhưng nhớ tới giấc ngủ con chưa tròn nên cha mẹ “Nhắm mắt rồi lại mở ra ngay.”
Nếu hiểu theo cách này, câu thơ càng khiến ta thấm thía công ơn trời biển của mẹ cha dành cho mình.
Cách hiểu thứ hai, câu thơ là lời nhắn “em” biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ bằng cách ứng xử và các hành động cụ thể hằng ngày. Khi nghĩ về cha mẹ, nhân vật trữ tình “nhắm mắt rồi lại mở ra ngay” vì nhắm mắt để cảm nhận, thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ đã nuôi ta khôn lớn. Còn mở mắt ra để nhận thức về trách nhiệm, bổn phận của mỗi chúng ta với cha mẹ. Công lao của bố mẹ chỉ cần ta “nhắm mắt nghĩ” một thoáng thôi đã dạt dào niềm cảm động, biết ơn. Tác giả đã phải dùng một động tác mạnh, xốc dậy cảm xúc “lại mở ra ngay”. Nếu hiểu theo cách này, bài thơ càng thêm sâu sắc, ý nghĩa.
-> Dù được hiểu theo cách nào, thì khổ thơ vẫn là lời gợi nhắc về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng. Là ơn nghĩa trời biển của bậc sinh thành và bổn phận, trách nhiệm của người con. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống yêu thương, sống đúng đạo làm người.
Luận điểm 2: Đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ: mỗi câu thơ gồm bảy tiếng, cả bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ là bốn câu thơ.
- Bài thơ có bố cục chặt chẽ theo mạch cảm xúc: từ lắng nghe thanh âm cuộc sống đến lắng nghe, suy tưởng về thế giới thần tiên qua lời kể của bà và khép lại là những nghĩ suy thấm thía về công ơn cha mẹ.
- Vần: bài thơ gieo vần chân, là vần vần cách ở các câu 2-4 trong mỗi khổ. Cụ thể “hay- bay”; “tiên- hiền”, “Ngày- ngay”.
- Nhịp: bài thơ ngắt 4/3- nhịp phổ biến của bài thơ thất ngôn.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, giản dị và tươi tắn, nên thơ, giàu sức gợi: Chim sâu, chim chìa vôi, bà kể chuyện, tay bế tay bồng, …
- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: Một số biện pháp tiêu biểu như:
+ Điệp ngữ: Mỗi khổ thơ đều mở đầu bằng cụm từ có ý nghĩa giả định “Nếu nhắm mắt…sẽ được…”, (riêng khổ cuối có khác là “đã”). Tác dụng: Ba tiếng “Nếu nhắm mắt...” được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe âm thanh của thiên nhiên và của sự sống. Nhắm mắt để hồi tưởng về thế giới thần kì, bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm, mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời. Nhắm mắt để suy nghĩ: "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha…
+ Liệt kê: tiếng lích chích chim sâu trong lá, chim chìa vôi vừa hót vừa bay; bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, quả thị thơm, cô Tấm; … Là những điều kì diệu trong cuộc sống thường ngày mà nếu nhắm mắt, tĩnh tâm nghe bằng tâm hồn, ta sẽ được đón nhận và khám phá.
+ Ẩn dụ: Nhắm mắt là lắng lại, bình thản, nhìn nhận cuộc sống bằng tâm hồn. Mở mắt là nhận thức, đánh giá, nhìn nhận cuộc sống bằng trí tuệ.
Kết bài
- Bài thơ “Nói với em” là thi phẩm kết tinh thành công cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Với những đặc sắc tiêu biểu của thể thơ bảy chữ, bài thơ nói với em rằng cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nhưng tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta bao giờ cũng là điều kì diệu nhất. Như những tiếng chim trong vườn lặng gió, như bà tiên, như cô Tấm,... trong thế giới thần tiên, những vần thơ dịu dàng này “Nói với em” rằng, đừng bao giờ quên công ơn của Mẹ, của Cha...
2. Viết bài văn phân tích bài thơ Nói với em
“Nói với em” là bài thơ giản dị, mơ mộng và tràn đầy tình yêu thương của nhà thơ Vũ Quần Phương dành cho nhân vật “ em”. Những vần thơ đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đã giúp nó trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn đối với đối tượng “ em” mà tác giả muốn hướng tới. Bài thơ mang đến một thông điệp ý nghĩa về việc biết trân trọng những điều bình dị, gần gũi xung quanh ta cũng như sự biết ơn, yêu thương đối với những người thân yêu của mình.
Bài thơ có cấu trúc ba đoạn, mỗi đoạn thơ được bắt đầu với một giả định “ nếu nhắm mắt” và được tác giả khéo léo dẫn dắt người đọc tới ba cảm nhận hoàn toàn riêng biệt: thế giới tự nhiên, một không gian cổ tích và một tình cảm gia đình thiêng liêng.
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Ở khổ thơ này, tác giả đặt người đọc vào trạng thái nhắm mắt, nhắm mắt là khi tâm hồn chúng ta trở nên thanh tịnh, là khi ta có thể cảm nhận một cách tinh tế nhất từng âm thanh, cảm giác, hương thơm. Nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để rồi dùng thính giác của mình để thưởng thức tiếng chim hót líu lo. Tác giả thậm chí có thể cảm nhận và phân biệt được tiếng của từng loài chim trong khu vườn, tiếng chim sâu lích chích trong từng khe lá, tiếng chìa vôi hót cùng với âm thanh của gió tạo nên một bản hợp xướng tuyệt vời của tự nhiên. Những giai điệu vui tươi, những hình ảnh gần gũi quen thuộc ấy đã từng gắn bó với tuổi thơ của mỗi người, phải nói rằng Vũ Quần Phương vô cùng tinh tế mới có thể diễn tả những hình ảnh đó một cách tỉ mỉ, sinh động tới như vậy.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu như đoạn thơ đầu tiên là vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên thực tại thì ở đoạn thơ này, tác giả đã đưa người đọc tới một thế giới thần tiên cổ tích. Khi chúng ta còn bé, tuổi thơ của mỗi người có lẽ đều gắn bó với những câu chuyện cổ tích bà kể cho nghe, những đêm trưa hè gió lộng và câu chuyện của bà đã đưa bao thế hệ tuổi thơ chìm vào giấc ngủ. Khi nhắm mắt và lắng nghe bà kể chuyện, ta sẽ được "nhìn thấy" những hình ảnh và câu chuyện trong trí tưởng tượng, như các bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, quả thị thơm và cô Tấm hiền lành. Đây là những hình ảnh và câu chuyện quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam, mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi, quen thuộc.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Khổ thơ cuối là khổ thơ ý nghĩa nhất, cũng là cảm hứng chủ đạo của toàn bài thơ, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng. Nếu như ở hai khổ trên, nhân vật “ em” nhắm mắt để cảm nhận thế giới xung quanh và những câu truyện thần tiên kì bí với sự háo hức, say mê thì ở đoạn thơ này, khi nhắm mắt lại đó lại là hình ảnh cha mẹ sớm khuya vất vả, tay bồng tay bế nuôi em khôn lớn mỗi ngày. Sự hi sinh vất vả của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái là những kỷ niệm đẹp, thiêng liêng, khắc sâu trong lòng những đứa con của mình. Tình cảm gia đình ấy lớn đến nỗi, nó không chỉ xuất hiện trong khi nhắm mắt và tưởng tượng, mà nó hiện hữu ngay cả khi ta mở mắt, tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ luôn hiện diện trong từng khoảnh khắc, từ khi ta còn là những đứa trẻ cho tới khi trưởng thành, nó sẽ là những dấu ấn không thể nào quên. Khổ thơ trên cũng là lời gửi gắm của tác giả tới người đọc về chữ hiếu trong đạo làm con, về giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc gia đình.
Bằng việc sử dụng các hình ảnh thơ sinh động, cụ thể, gần gũi với thế giới trẻ thơ và các biện pháp tu từ dẫn dắt người đọc và thế giới tưởng tượng đầy màu sắc, Vũ Quần Phương đã thành công gửi gắm những thông điệp quý giá tới mọi người về việc biết trân trọng những điều bình dị, gần gũi quanh ta, biết yêu thương và trân quý những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình thiêng liêng cao cả.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9 Kết nối tri thức 2024
Em hãy viết một bài văn cảm nhận về đoạn truyện Áo tết
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức 2024
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Top 3 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức có đáp án
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
(2 đề) Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Kết nối tri thức có đáp án
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 9 có đáp án (50 đề)
Top 4 bài suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hay chọn lọc
Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9 file word bộ 2 (882 trang)