(Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển

Nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường biển

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển là một trong những dạng đề thuộc bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người trong mối quan hệ với tự nhiên trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Sau đây là dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hay và chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường biển

Dàn ý nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường biển

1. Mở bài

Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng với bờ biển dài hơn 3.260km trải dài từ bắc xuống nam và cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhien,

hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường biển là vấn đề đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm.

2. Thân bài

*Triển khai vấn đề nghị luận:

Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề ô nhiễm môi trường biển

- Biển là nơi giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, ô nhiễm môi trường biển là vấn đề đáng báo động khi môi trường biển đang dần mất cân bằng sinh thái, nguy hại đến sự tồn vong của hàng triệu sinh vật biển.

- Ô nhiễm môi trường biển có thể hiểu là sự tích tụ các chất độc hại trong môi trường biển, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sinh vật biển và con người.-

- Vấn đề ô nhiễm môi trường biển chủ yếu đến từ hoạt động của con người. Đó là hoạt động rác thải sinh hoạt xả ra sông suối rồi theo nguồn nước trôi ra biển; đó là hoạt động đổ chất thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lí ra thẳng môi trường biển của các khu công nghiệp; đó là hoạt động đánh bắt thủy sản trên biển bằng thuốc nổ, theo hình thức tận diệt; hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng xả thải không ít chất hóa học, rác thải ra môi trưởng biền. Hoạt động khai thác khoảng sản biển nhất là khai thác dầu khí, cùng không ít vụ chìm tàu chở dầu trên biển mỗi năm cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển trên một phạm vi lớn,... Có thể thấy chính con người đang đưa môi trường sinh thái biển trên đường đến chỗ diệt vong. Dẫn chứng:

+ Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển.

+ Tháng 4 năm 2016 tại ven biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị, Thừa Thiên Huế xảy ra sự cố môi trường vô cùng nghiêm trọng do Formosa làm hải sản chết bất thường. Gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển cũng như chất lượng cuộc sống của người nhân dân.

+ Vườn quốc gia Cát Bà với 5. 400 ha mặt nước, từ một hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến đổi kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, bởi mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển.

+ Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km³ nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.

...

Luận điểm 2: Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo): Ô nhiễm biển đang gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ông nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch.

- Ô nhiễm môi trường biển đe dọa sự sống của các loài sinh vật biển, làm mất đi sự cân bằng môi trường sinh thái biển. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ.

- Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.

Dẫn chứng:

+ Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

+ Vùng biển Việt Nam có khoảng 1. 122km² rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc” không còn tôm cá nữa. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam” – Viện Hải Dương học Việt Nam cảnh báo.

* Ý kiến trái chiều: Nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường biển đảo là chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và của các cư dân vùng biển – những người sống phụ thuộc vào biển. Tuy nhiên, việc nhận thức như vậy là chưa đúng, bởi hâu quả ô nhiễm môi trường biển sẽ không phải chỉ một vài cá nhân phải gánh chịu mà tất thảy mọi người. Do đó, vì sự bền vững của cuộc sống, tất cả chúng ta đều cần phải ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển.

*Giải pháp cho sự việc: Để bảo vệ môi trường biển đảo, giảm tình trạng ô nhiễm biển, cần có sự chung tay đồng lòng của toàn xã hội:

- Mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng như không xả rác bừa bãi ra biển, sông suối,...

- Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển để giữ cho cảnh quan thiên nhiên.

+ Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển

+ Thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm.

+ Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thủy hải sản.

+ Các công ti, xí nghiệp cần cam kết và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng hệ thống hóa sinh xử lí nước thải trước khi đưa xuống biển.

+ Nhà nước cần đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lí, sử dụng bền vững tại nguyên biển.

+ Nghiêm ngặt trong giao thông đường thủy, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mao dầu khí trên biển.

+ Khai thác thủy hải sản hợp lí để bảo vệ những nguồn gen quý.

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ môi trường biển.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình chung tay bảo vệ biển. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ để cho biển không bị ô nhiễm. Vì một Việt Nam xanh- sạch- đẹp phát triển không ô nhiễm, vì tương lai tốt đẹp của chính bạn, hãy luôn bảo vệ biển.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 6.797
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm