Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9

Văn học thể hiện những cung bậc tình cảm, những nỗi đau khổ, lo sợ, nhiều khi con người phải chịu hi sinh, mất mát; nhưng từ đó, văn học hướng con người tới những giá trị nhân văn. Và Bí ẩn của làn nước của tác giả Bảo Ninh cũng là một tác phẩm như thế. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Bí ẩn của làn nước trang 129 Văn 9 tập 1 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

Soạn văn 9 bài Bí ẩn của làn nước

1. Soạn Bí ẩn của làn nước tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Bảo Ninh sinh năm 1952.

- Quê ở Quảng Bình.

- Trại bảy chú lùn (truyện ngắn, 1987).

- Truyện ngắn Bảo Ninh (2002) - Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn, 2005).

- Chuyện xưa kết đi, được chưa? (truyện ngắn, 2009).

- Tạp bút Bảo Ninh (2015).

2. Tác phẩm.

- Xuất xứ: Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, ..

- Thể loại: Truyện ngắn

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

- Ptbđ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Bố cục: 2 phần.

+  Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.

2. Tóm tắt Bí ẩn của làn nước

Nhân vật “tôi” là người canh gác vị trí hộ đê trên điển, dù nghe tin vợ trở dạ nhưng vẫn vì trách nhiệm mà không hể quay về nhà. Năm ấy, vào đúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. “Tôi” chạy vội về nhà, trong đầu chỉ có con và vợ. Hai người vật lộn với những làn nước dữ. “Tôi” và vợ níu chặt trên cành cây đa, cả hai cùng cố gắng hết sức níu giữ sự sống và ôm trọn các con vào trong lòng. “Tôi” thấy được sự cầu cứu của một người phụ nữ, định giúp đỡ nhưng không kịp. Đồng thời cùng lúc đó, cành cây bị gãy, cả vợ, con trai và đứa con sơ sinh vừa chào đời rơi xuống nước. “Tôi” vội vã lao xuống nước, cứu được đứa con sơ sinh nhưng không thể cứu được vợ và con trai dù đã cố gắng hết sức cùng sự giúp đỡ của mọi người. Khi tỉnh dậy, “tôi” thấy mình nằm trong khoang cano cứu hộ chật ních người, nhìn người đàn bà lạ mặt đang chăm sóc con gái bé, nghe lời an ủi của cô mà lòng người cha, người chồng đau nhói. Dù thời gian đã trôi qua rất nhiều, dù dòng chảy đã thay đổi rất nhiều nhưng những nỗi đau thương trong lòng người vẫn không thể nào nguôi ngoai được hết.

3. Trả lời câu hỏi trang 131 Ngữ văn 9 KNTT tập 1

Câu 1: Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?

Cốt truyện xoay quanh sự kiện cơn lũ.

- Thời gian: Vào đêm rằm tháng Bảy.

- Thời điểm: Vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Nước lũ dâng cao khiến một ngôi làng bị ngập nước.

- Sự việc xảy ra đêm ấy : (mất vợ, mất con, có một đứa trẻ được vớt lên từ dòng nước) đã tạo một sự thay đổi lớn trong cuộc đời nhân vật “tôi”: một gia đình bị xé tan, một bí mật được cất giấu cả đời, một nỗi đau của nhân vật “tôi”

Câu 2: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

- Ngôi kể: thứ nhất

- Tác dụng:

+ Cho thấy lòng nhân từ, vị tha, bao dung của nhân vật tôi.

+ Tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.

Câu 3: Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm

Chi tiết nhân vật “chết lặng” lúc nhìn và đón đứa con khi chị phụ nữ bế đứa bé và thay tã cho nó. Để hiểu chi tiết này, người đọc cần kết nối thông tin với các chi tiết trước và sau đó: ở đoạn trước, vợ anh thông báo đứa bé mình sinh ra là con trai; ở đoạn sau, anh kể “con gái tôi” đã thành một thiếu nữ.

Từ đây, ta có thể suy đoán và giải thích tâm lí của nhân vật. Biết đứa bé không phải con mình, nhưng anh vẫn thốt lên “Con tôi” hai lần, như để xác nhận đứa bé trở thành con anh. Không ai biết đứa bé là con ai, có lẽ chỉ dòng nước biết.

- Vai trò: Chi tiết đã thể hiện chủ đề: sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thầm lặng vì người khác.

Câu 4: Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?

Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì:

+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước.

+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.

=> Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.

- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau có là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.

Câu 5: Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.

- Ý nghĩa của nhan đề: Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.

- Em đề xuất nhan đề: Nỗi đau mùa nước lũ/ Trái tim người cha

- Em đặt nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân chính vì cơn lũ khiến sự mất mát đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm