Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức

Tự tình là một tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Thông qua tác phẩm Tự tình, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của mình. Sau đây là gợi ý soạn Văn 9 KNTT bài Tự tình để các em có thêm gợi ý trả lời câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 9 tập 1 KNTT.

Soạn bài Tự tình Văn 9 KNTT

1. Soạn bài Tự tình tác giả tác phẩm

a. Tác giả

- Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.

- Thơ Hồ Xuân hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.

- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.

→ được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”.

b. Tác phẩm

- Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục: 4 phần: Đề, thực, luận, kết

- Đề tài: Người phụ nữ

Chủ đề: số phận người phụ nữ.

2. Trả lời câu hỏi trang 77 Văn 9 KNTT tập 1

Câu 1 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bố cục bài thơ: 2 phần:

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Hình ảnh thiên nhiên nhuốm màu cảm xúc tủi buồn của nhân vật.

+ Phần 2: 2 câu thơ cuối: Nỗi niềm khao khát hạnh phúc, không chịu khuất phục bởi số phận cuộc đời.

Câu 2 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Trả lời:

Hai câu đề

“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm”

- Thời gian: rạng sáng

- Âm thanh: tiếng gà gáy văng vẳng

-> Không gian yên tĩnh, vắng vẻ, cô đơn

- Tâm trạng: oán hận

- Hành động: trông ra

-> Chất chứa nỗi niềm suy tư.

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh góp phần gợi không gian vắng vẻ, trống trải, tĩnh lặng với bước đi dồn dập của thời gian → Tâm trạng đau xót, u uất, oán hận bao trùm lên khắp cảnh vật.

Câu 3 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Trả lời:

Hai câu thực

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om? ”

- Nhân hoá: Mõ thảm; chuông sầu

- Câu hỏi tu từ: cớ sao…

-> những âm thanh cũng chất chứa tâm sự, cảm xúc ai oán, thê lương. Âm thanh vang vọng từ không gian bên ngoài cũng chính là tiếng lòng tê tái, não nề của con người.

Hai câu luận

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ

Sau giận vì duyên để mõm mòm

- Tâm trạng: rầu rĩ, căm giận

- Căn nguyên: vì duyên để mõm mòm

- Từ láy: rầu rĩ, mõm mòm

-> Tâm trạng oán hận vì số phận hẩm hiu, duyên tình lỡ làng, tuổi trẻ phai tàn.

Câu 4 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

- Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết thể hiện ở chỗ: đang giận, hờn, trách sao “tài tử văn nhân ai đó tá”, nhưng lại để mình “mõm mòm”, Hồ Xuân Hương lại liền khẳng định ngay sự chủ động của mình: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ ‘đâu đã chịu” cho thấy sự kiên định, bướng bỉnh của bà, không muốn để mình già đi mà tình duyên còn lận đận, đồng thời không còn thấy nỗi sầu đau, ủ rũ.

- Hồ Xuân Hương cũng chuyển mạch cảm xúc thất vọng, vô vọng ở các câu thơ trên thành hi vọng, khát vọng trong câu thơ cuối cùng của bài thơ.

Câu 5 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ: người phụ nữ lận đận trong tình duyên và số phận trái ngang của họ.

- Qua chủ đề, em hiểu những tư tưởng, tình cảm của tác giả là:

+ Nhà thơ đau buồn, tủi hờn, trách móc phận duyên lỡ làng.

+ Tác giả thương xót, đồng cảm với những người phụ nữ có cùng số phận, hoàn cảnh với mình.

+ Hồ Xuân Hương luôn khao khát được làm chủ hạnh phúc đôi lứa và cuộc đời.

Câu 6 trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 19
0 Bình luận
Sắp xếp theo