Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình

Viết bài văn nghị luận về vấn đề thiếu kết nối với gia đình

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống học sinh hiện nay về thiếu kết nối với gia đình. Đây là một trong những dạng bài các em có thể gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về vấn đề thiếu kết nối với gia đình, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề bài: Hiện nay một bộ phận giới trẻ thiếu kết nối với gia đình.Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cần giải quyết trên.

Dàn ý nghị luận về sự thiếu kết nối với gia đình

Mẫu 1

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: cách giải quyết vấn đề một bộ phận giới trẻ thiếu kết nối với gia đình.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Thiếu kết nối với gia đình có thể hiểu là giữa các thành viên trong gia đình không có sự tương tác, trao đổi từ hành động, tình cảm. Từ đó dẫn đến hiện tượng mất kết nối, dần dần giữa các thành viên trở nên xa cách với nhau hơn.

b. Bàn luận.

- Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, việc kết nối mọi người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng xã hội, mà quên mất những giá trị truyền thống, tình cảm gia đình.

- Nguyên dẫn đến sự mất kết nối: sự cách biệt về tuổi tác, thế hệ; cha mẹ và con cái không hiểu nhau; khoa học công nghệ phát triển, con cái ham mê các trò chơi tiêu khiển, giải trí trên mạng, …

- Tác hại: làm giảm đi sự gắn bó và tình cảm yêu thương giữa các thành viên. Khi không thường xuyên trò chuyện, chia sẻ tâm tư, cuộc sống gia đình dễ dàng rơi vào tình trạng xa cách. Điều này có thể dẫn đến sự lạc lõng, thiếu chỗ dựa cho các bạn trẻ trong những lúc khó khăn. Thứ hai, gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của mỗi con người. Các giá trị đạo đức, truyền thống mà ông bà, cha mẹ truyền lại sẽ không còn được gìn giữ nếu mối liên hệ giữa các thế hệ bị đứt gãy.

- Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay từ cả hai phía. Gia đình cần tạo ra không gian gần gũi, thân thiện, nơi mọi người có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. Ngược lại, giới trẻ cũng cần nhận thức được giá trị của gia đình và dành thời gian chăm sóc, gắn kết với những người trong gia đình.

Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp.

c. Bình luận

- Tóm lại, việc thiếu kết nối với gia đình của một bộ phận giới trẻ hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.

- Các gia đình cần có những hoạt động ý nghĩa để khuyến khích sự gắn kết, đồng thời giới trẻ cũng cần biết trân trọng và chăm sóc cho mối quan hệ gia đình của mình. Chính sự kết nối này sẽ góp phần nuôi dưỡng hạnh phúc và ổn định cho mọi thành viên trong gia đình.

3. Kết luận: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Mẫu 2

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Gia đình là gì?

- Giới trẻ thiếu kết nối gia đình là gì?

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

* Phân tích các khía cạnh của vấn đề:

- Việc thiếu kết nối với gia đình đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay. Đó không còn chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của xã hội.

- Nguyên nhân thực trạng trên xuất phát từ những áp lực công việc, học tập, xã hội; do sự phát triển của khoa học công nghệ, giới trẻ ngày nay thường dành nhiều thời gian “sống” trên các trang mạng xã hội thay vì các tương tác trực tiếp với gia đình; xuất phát từ mong muốn lẫn nhu cầu độc lập của giới trẻ...

- Thiếu kết nối với cha mẹ khiến cho mối quan hệ gia đình, xã hội ngày càng trở nên lỏng lẻo và lạnh lùng hơn; bản thân thấy cô đơn, cô lập, dần cảm thấy mất phương hướng và mất niềm tin vào bản thân, tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, tăng nguy cơ trầm cảm...

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Đề xuất giải pháp khả thi và có tính thuyết phục:

- Tăng cường các hoạt động giao lưu trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

- Ông bà, bố mẹ tạo cơ hội để người trẻ được chia sẻ cảm xúc, quan điểm của mình.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của gia đình và ý nghĩa của sự kết nối gia đình...

- Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 130
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm