(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát là một dạng bài viết trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sách mới Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bài văn mẫu phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát Nỗi sầu oán của người cung nữ của tác giả Nguyễn Gia Thiều, mời các em cùng tham khảo.

Phân tích đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ

Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” được sáng tác bằng chữ Nôm, gồm có 356 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm chính là tiếng lòng ai oán của người cung nữ đối với chế độ đa thê của vua chúa phong kiến thối nát đương thời. Trích đoạn “Nỗi sầu oán của người cung nữ” kể về cuộc sống lẻ loi, buồn tủi cùng tâm trạng thất vọng tràn trề trong cảnh mòn mỏi đợi chờ “chúa xuân” của người cung nữ khi đang sống giữa cảnh cung cấm xa hoa, tráng lệ.

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Nỗi sầu oán của người cung nữ

Dàn ý phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ

1. Mở bài

* Giới thiệu khái quát về tác phẩm (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm - Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), hiệu là Ôn Như, làm quan được phong tước hầu, nên còn gọi là Ôn Như Hầu, quê ở làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc, (nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông nổi tiếng với tác phẩm“Cung oán ngâm” - “Cung oán ngâm” là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận của mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của mình về cuộc đời bạc bẽo, phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu song thất lục bát, thể hiện một ngôn ngữ tài hoa đài các, nhiều chữ Hán và điển cố. Đoạn trích “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng đồng thời là lời lên án, tố cáo xã hội tàn nhẫn đã đẩy người phụ nữ vào trong hoàn cảnh bi ai khốn cùng.

2. Thân bài:

a. Phân tích nội dung, chủ đề của đoạn trích:

- Đoạn trích “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” (từ câu 209 đến câu 244) diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng ; phải sống cô đơn giữa bốn bức tường lạnh giá. Nàng xót xa cho tuổi thanh xuân trôi qua hoài phí và uất ức than thở về những bất công mà mình phải chịu đựng. Đấy là tiếng nói tố cáo sầu sác tội ác của vua chúa phong kiến thời ấy.

* Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ

- Cảnh cung cấm xa hoa, đẹp đẽ đổi lập với tình cảnh lẻ loi, buồn tủi đáng thương.

- Tác giả chọn thời điểm là ban đồm để nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm trạng. Bị nhà vua bỏ rơi
trong cung quế, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sáu, khắc khoải chờ mong và tuyệt vọng:

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

- Trong tình cảnh đó, người cung nữ ý thức rất rõ về thân phận bất hạnh của mình. Nàng đã bị giết chết khổng phải bằng gươm đao mà bằng chính cuộc sống buồn bã và tuyệt vọng, bởi cảnh chiếu chăn lẻ loi, lạnh lẽo... Qua lời than trách của nàng, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng là một kẻ bạc tình: Khoảnh làm chi bấy chúa xuân, Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi... Người cung nữ bổi hổi, nuối tiếc khi nhớ lại những ngày đầu được vua sủng ái. Còn giờ đây,
nàng đã thực sự bị quên lãng.

- Sự tương phản giữa khung cảnh xa hoa tráng lệ nơi cung vàng điện ngọc với cuộc sống bất hạnh của các cung nữ càng làm cho hình ảnh của họ trở nên nhỏ bé đến tội nghiệp

Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,
Gác thừa lương thúc / ngủ thu phong.
Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,
Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi...

- Những tiện nghi đầy đủ, đẹp trở nên trớ trêu. vô nghĩa khi ngươi cung nữ thêm sầu thêm
tủi.

- Những câu thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải. kéo dài trọng cung cấm. Người cung nữ mong mòi sự có mặt của nhà vua đến mức gần như tuyệt vọng: Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm... Lầu Tẩn, chiều nhạt vẻ thu, Gối loan tuyết đóng, chăn cũ giá đông...

* Cảnh sống buồn tủi kéo dài và nỗi thất vọng nặng nề.

- Nỗi sầu có lúc lên tới điểm đỉnh, biến tâm trạng người cung nữ thành u uất, nặng nề, bức bối gần phu ngạt thở: Lạnh lùng thay giấc cô-miên, Mùi hương tịch mịch bóng đèn âm u...

Nỗi cô đơn khiến giấc ngủ của nàng trở nên lạnh lẽo, đáng thương. Hương đốt lên cho tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng lại gợi cảm giác vắng, lặng, tịch mịch như một nấm mồ chôn
vùi tuổi thanh xuân...

- Đôm đêm, người cung nữ chỉ biết âm thầm sống với cái bóng của mình: Một mình đứng tủi ngồi sáu, Hết than với bóng lại rầu với hoa... Cả đoạn thơ khắc hoạ nổi bật hình dáng và tâm
trạng cô độc, buồn tủi đến đớn đau, khắc khoải tức tối của người cung nữ trổ đạp mà bị coi như đã chết.

- Trong nỗi buồn dai dẳng ấy chứa đựng cả sự uất ức, trách hờn, đay nghiến:

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...

- Hai câu thơ: Giết nhau chẳng cái lưu cầu, Giết nhau bằng cái u sấu, độc chưa! giống như
tiếng nghiến ràng căm giận, lên án chế độ đa thô và tục tuyển cung tần mỹ nữ của vua chúa
thời phong kiến, bởi nó chà đạp, tước đoạt quyền sống tự do, quyển được hưởng hạnh phúc
của người phụ nữ.

- Sức sống dồi dào và khát vọng hạnh phúc càng mãnh liệt bao nhiêu thì nỗi oán hận càng
chất ngất bấy nhiêu trong lòng người cung nữ. Tưởng chừng như tất cả sắp bùng nổ thành
hành động phản kháng dữ dội:

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,
Xe thổ này có dở dang không?
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra

Chất trữ tình trong đoạn trích được tạo ra từ hai cảm xúc trái ngược: cảm xúc buồn chán nặng nề do bi giam hãm lâu ngày trong cảnh tù túng, ngạt thở với cảm xúc khát khao cháy bỏng hạnh phúc đời thường. Người cung nữ như đang cố vùng vẫy để thoát khỏi bi kịch của số phận nhưng nó như sợi dây oan nghiệt cứ thắt chặt lấy nồng.

b. Phân tích những đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian: Cách miêu tả rất khéo léo, không gian nơi cung
cấm, thời gian ban đêm phù hợp với việc đặc tả tâm trạng của cung nữ đang cô đơn sầu tủi và
oán hờn. Không gian cụ thể được nhắc tới ở đây là “lầu đãi nguyệt”, “gác thừa lương”, “phòng
tiêu”,… nơi cung nữ đứng ngồi không yên, bồn chồn ra vào trông ngóng. Mong ngày, mong đêm, hi vọng rồi lại thất vọng. Những chuỗi ngày nặng nề đó khiến cung nữ mỏi mòn, đau khổ.

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài tinh, sắc sảo để thể hiện tâm trạng nhân vật: Tác giả đã lựa chọn được những ngôn từ rất đắt trong việc biểu đạt tâm trạng cung nữ, khi thì dùng từ Hán Việt, khi dùng điển tích, lúc dùng ngôn ngữ bình dân. Tất cả đều có chọn lọc, giàu sức biểu cảm và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Những từ ngữ có sức gợi cảm mạnh mẽ: “Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”, “Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi”, “Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng”, “Giết nhau chẳng cái lưu cầu, – Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa !”.- Những từ Hán Việt thường được đặt cạnh những từ nôm na, với dụng ý làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống tồi tàn, lạnh lẽo với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm.

+ Thể thơ song thất lục bát xen kẽ những cặp câu thơ bảy chữ và cặp câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng giúp diễn tả được sâu sắc tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

3. Kết bài:

Qua đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ, tác giả đã thể hiện được tất cả nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong tình cảnh sống thê thảm, sau khi bị nhà vua ruồng bỏ. Chế độ vua chúa ngày xưa đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Tiếng nói nhân văn sâu sắc ở đây chính là sự cảm thông với cảnh ngộ của những con người khốn khổ, nạn nhân của chế độ phong kiến ấy.

Phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ lớp 9

Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. Đến khi trưởng thành, ông từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa, nhờ đó mà ông thấy được thói ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng sự hà khắc của chính sách, chế độ cung nữ. Và “ Cung oán ngâm” ra đời, là sự kết hợp giữa những gì tác giả mắt thấy tai nghe với tấm lòng nhân đạo bao la, vĩ đại, bởi vậy, dòng tâm trạng trong bài trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Đồng thời, bài thơ cũng là lời lên án, tố cáo xã hội tàn nhẫn; tiền quyền lên ngôi đã đẩy người phụ nữ vào trong hoàn cảnh bi ai khốn cùng.

Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là nơi cung cấm xa hoa. Nhắc đến cung điện, ta nghĩ đến những nơi sơn son thếp vàng; những ánh đèn sáng rực rỡ. Thế nhưng trong cái khung cảnh phồn hoa náo nhiệt ấy, ta lại thấy ở đó có một bóng người lẻ loi cô độc đến vô cùng. Đã vò võ một mình, cô đơn một mình là thế; không gian lại còn là đêm khuya khiến cho tâm trạng con người rơi xuống dưới đáy. Đêm là khi con người nghỉ ngơi, gia đình quây quần; thế nhưng cung nữ kia lại phải đối mặt với chính mình trong những gian tường lạnh lẽo. Trong đếm tối, nàng vẫn chờ. Nàng chờ đến một ngày nàng được hưởng thú vui quây quần, được thương yêu. Dù biết là mong manh, nghĩ đến đây thật chua xót mà không khỏi bật ra làn oán thán

“ Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”

Lời than trách ấy là một lời trách móc, vạch trần trái tim lạnh lẽo của bậc quân vương. Giọng thơ như trách cứ, đay nghiến, rằng : chỉ bên nhau khi mình còn xuân sắc, đến khi hoa tàn thì lại bỏ rơi nàng. Câu thơ như nhấn mạnh sự đối lập nơi cung cấm mà người ta nghĩ đến, càng cảm nhận được tâm trạng lạnh lẽo, cô đơn của nàng.

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đông,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm.

Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. Bên cạnh lớp từ Hán Việt là hệ thống ngôn ngữ nôm , giàu giá trị biểu cảm , khắc họa chân thực tình cảnh người cung nữ đang phải trải qua: xa hoa quyền quý đã không còn là niềm vui sống mà cô mong đợi. Cuộc sống xa hoa hoàn toàn đối lập với cuộc sống lạnh lẽo trong tình cảnh vô vọng về hạnh phúc lứa đôi: mới thấy giàu sang để làm gì nếu như không có tình yêu và hạnh phúc. Lúc đó, nàng chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên, sống trong sự mỏi mòn chờ đợi một ngày nào đó nhà vua sẽ ghé thăm. Nàng nhớ về , tiếc nuối cho một quá khứ tươi đẹp sum vầy đầm ấm mà ở đó , cung nữ được yêu chiều sủng ái. Khoảnh khắc ngắn ngủi của quá khứ tươi đẹp lóe lên rồi tắt dần đi lập tức bị đẩy lùi bởi bóng tối ở hiện tại, thực tế: cuộc sống cô quạnh, hoàn toàn bị bỏ quên, không còn người lai vãn. Những hình ảnh ước lệ đan cài hình ảnh thực: “ gối loan bẻ nửa”, “dải đồng xé đôi”. Những tín vật vợ chồng, về sự sum vầy giờ chỉ còn một nửa khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi xót xa.

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Phụ nữ giống như cánh bướm mềm, tâm hồn người cung nữ hiện tại như cánh bướm vẩn vơ trong đêm khuya lạnh ngắt như tờ. Cảnh vật thê lương đến nỗi, ngấn phượng liễn – thứ vua dùng để đến với cung nữ cũng đã mọc rêu; những dấu vết xe dê giờ cũng chỉ là tàn tích mặc cho cỏ rêu hoành hành. Đã rất lâu rồi, cung này chẳng còn hơi ấm tình thương nữa; mà thay vào đó là sự tịch mịch, cô đơn hiu hắt ôm lấy tấm lưng gầy của người phụ nữ mỏng manh.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh, lắng nghe tiếng chuông rền.

Tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Đôi mắt nàng luôn hướng về phía Lầu Tần – nơi nhà vua đang ở để trông ngóng một điều gì đó thật xa vời. Chăn gối với nàng đây giờ cũng lạnh lẽo vô ngàn. Những câu thơ như cứa vào lòng người đọc tựa như vết dao găm cô độc. Bóng hình cô độc, nỗi khao khát ấy thể hiện mỗi ngày. Ban ngày mong tin, ban đêm nghe tiếng chuông để chờ đợi, chờ đợi một phép màu diệu kỳ. Và nàng chờ như thế, rất nhiều năm rồi.

Lạnh lùng thay giấc cô miên

Mùi hương tịch mịch , bóng đèn thâm u

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa !

Giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy! Nén hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, tịch mịch đáng sợ. Bóng đèn thắp lên cốt để ánh sáng xua đỡ bóng đêm nhưng chí gây cho nàng cảm giác âm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải được tạo ra bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ. Nàng tìm những thú vui đời thường, nhưng tâm trạng chán chường không khiến nàng khá hơn. Nỗi buồn dai dẳng, nối tiếp nhau từ khổ này qua khổ khác tạo nên một khoảng buồn miên man da diết. Nỗi buồn cô đơn ấy khiến nàng chỉ biết than với trắng, với nguyệt. Một mình hiện lên với bóng dáng cô đơn, càng khiến người đọc cảm nhận được sự tù túng, nỗi buồn hiện lên trong mắt nàng cung nữ.

Buồn mọi nỗi lòng đã khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.

Hoa và bướm thường là cặp ẩn dụ để chỉ tình nhân khăng khít, luôn luôn có nhau. Mỉa mai làm sao khi giờ đây, bướm chẳng còn bay quanh hoa nữa. Hoa là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ. Vốn là một bông hoa thắm hương đậm sắc, nhưng sự lạnh lùng của vua đã khiến bông hoa chẳng còn xinh đẹp dịu dàng nữa. giờ đây, nó gầy yếu, xơ xác. Nỗi đau tinh thần cứ quẩn quanh, khiến nàng phát chán. Trăm chiều rồi, cứ bước ra bước vào ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Từ khắc khoải như nỗi niềm của nàng, khi sự mệt mỏi vì trông ngóng đã lên cao độ.Thật tội nghiệp cho một cánh hoa, tàn phai trước sự lạnh lùng của bậc quân vương.

Cái buồn này ai dễ giết nhau.

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời thốt lên rằng “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?” Đây là lời than khóc, là lời trách cứ nhưng cũng là lời tố cáo mạnh mẽ dưới chế độ đa thê nhẫn tân vùi dập đi biết bao ước mơ của hàng nghìn người phụ nữ thời phong kiến. Không giết người phụ nữ bằng binh đao, chế độ phong kiến hà khắc đã gặm nhấm con người từng chút một. Người cung nữ chỉ còn biết than khóc, về cái sự độc của nỗi u sầu do cô đơn gây nên.

Đoạn trích không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn sắc sảo về mặt nghệ thuật. Trước hết là nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian: Cách miêu tả rất khéo léo, không gian nơi cung cấm, thời gian ban đêm phù hợp với việc đặc tả tâm trạng của cung nữ đang cô đơn sầu tủi và oán hờn. Không gian cụ thể được nhắc tới ở đây là “lầu đãi nguyệt”, “gác thừa lương”, “phòng tiêu”,… nơi cung nữ đứng ngồi không yên, bồn chồn ra vào trông ngóng. Mong ngày, mong đêm, hi vọng rồi lại thất vọng. Những chuỗi ngày nặng nề đó khiến cung nữ mỏi mòn, đau khổ. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài tinh, sắc sảo để thể hiện tâm trạng nhân vật: Tác giả đã lựa chọn được những ngôn từ rất đắt trong việc biểu đạt tâm trạng cung nữ, khi thì dùng từ Hán Việt, khi dùng điển tích, lúc dùng ngôn ngữ bình dân. Tất cả đều có chọn lọc, giàu sức biểu cảm và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Những từ ngữ có sức gợi cảm mạnh mẽ: “Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”, “Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi”, “Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng”, “Giết nhau chẳng cái lưu cầu, – Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa !”.- Những từ Hán Việt thường được đặt cạnh những từ nôm na, với dụng ý làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống tồi tàn, lạnh lẽo với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm. Đoạn trích sử dụng thể thơ song thất lục bát xen kẽ những cặp câu thơ bảy chữ và cặp câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng giúp diễn tả được sâu sắc tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữ đương thời, đặc biệt dưới chế độ cung nữ. Đó là những số phận bị bỏ quên , bị khóa kín tuổi xuân trong cung cấm ngột ngạt, tù túng. Họ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng càng khao khát càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tiếng nói than thân, trách móc của người cung nữ đã trở thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội với sự xuống cấp trầm trọng của những giá trị đạo đức , với chế độ cung nữ hà khắc. Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 8.192
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm