(Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức bài Kim Kiều gặp gỡ

Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. Một trong tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng phải kể đến tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Kim Kiều gặp gỡ trang 67 SGK văn 9 KNTT tập 1.

Soạn Kim Kiều gặp gỡ

Soạn Kim Kiều gặp gỡ tác giả tác phẩm

1. Tìm hiểu về tác giả nguyễn Du và Truyện Kiều

- Hoàn thành sơ đồ tư duy về Nguyễn Du và Truyện Kiều

a. Tác giả Nguyễn Du

* Thân thế, thời đại

– Sinh năm 1765, mất năm 1820.

Sinh ra, lớn lên trong thời đại lịch sử nhiều biến động.

– Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

– Cuộc đời nhiều thăng trầm, vốn sống phong phú.

* Sự nghiệp văn học

– Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (78 bài); Nam trung tạp ngâm (40 bài); Bắc hành tạp lục (132 bài).

– Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.

– Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc, được UNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.

b. Truyện Kiều

– Nguồn gốc cốt truyện: sáng tạo dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

– Ngôn ngữ, thể loại: viết bằng chữ Nôm, theo thể loại truyện thơ Nôm.

– Cảm hứng: xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và giá trị của con người, trân trọng khát vọng chính đáng của họ, tố cáo thực trạng xã hội bất công, ngang trái.

– Giá trị: nổi bật về nội dung là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực; nổi bật về hình thức là nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ, tổ chức cốt truyện,...

2. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích gồm 36 câu, từ câu 141 đến câu 184 trong Truyện Kiều (có lược một số câu).

– Đoạn trích nằm ở phần Gặp gỡ trong mô hình kết cấu thường gặp Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ của truyện thơ Nôm.

3. Bố cục đoạn trích

– 12 câu thơ đầu: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ

– 10 câu thơ tiếp: miêu tả tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều và Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ.

– 14 câu thơ cuối: tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều khi trở về nhà.

4. Hệ thống nhân vật và sự việc được kể

– Có 4 nhân vật xuất hiện trong buổi gặp gỡ đầu xuân: 3 chị em (Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan) và Kim Trọng – người bạn của Vương Quan. Trung tâm câu chuyện là Thuý Kiều và Kim Trọng.

Trước khi đọc

Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim có câu chuyện tình yêu để lại cho em ấn tượng đẹp

Một trong những tác phẩm văn học về câu chuyện tình yêu nổi tiếng mà em biết là tác phẩm Romeo và Juliet của đại thi hào người Anh William Shakespeare.

Romeo và Juliet của William Shakespeare là một trong những vở kịch lãng mạn nổi tiếng nhất thời kỳ Phục hưng, và là một biểu tượng vĩ đại của lịch sử văn học Anh kể từ khi ra mắt năm 1595 tới nay. Không chỉ là câu chuyện tình yêu vừa đẹp đẽ vừa đẫm lệ, mà còn là một tác phẩm văn học mang ý nghĩa sâu sắc, giúp ta khám phá sự đối đầu giữa tình yêu và bóng tối.

Đọc văn bản Kim Kiều gặp gỡ

1. Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng

- Kim Trọng xuất hiện trong hoàn cảnh gặp chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên.

- Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng:

Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

2. Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.

- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Kiều;

+ E lệ.

+ Ngổn ngang.

+ Một mình nặng ngắm bóng nga.

+ Nỗi xa bời bời.

+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của Kim Trọng:

+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

+ Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.

+ Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

+ Cơn buồn.

+ Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.

- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Vân:

+ E lệ.

+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

3. Bức tranh thiên nhiên

- Bức tranh thiên nhiên trong bài tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng không kém vẻ yên bình, tĩnh lặng, thể hiện qua hình ảnh “bên cầu tơ liễu’, “giọt sương”, ‘mặt trời gác núi”, “chiêng đà thu không”

- Đó còn là bức tranh đêm trăng thơ mộng, trữ tình, thể hiện qua hình ảnh “dưới cầu nước chảy”, “gương nga”, “bóng nga”.

- Không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc, bức tranh ấy còn ẩn chứa nỗi tương tư của Thúy Kiều với Kim Trọng, thể hiện qua hành động ngắm trăng của Thúy Kiều.

4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Lời nhân vật: Là hai câu thơ than thở của Thúy Kiều: “Người mà đến thế thì thôi,/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi,/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Lời nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật đó.

- Lời người kể chuyện: Gồm toàn bộ những câu thơ còn lại. Lời người kể chuyện dùng để giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện, đôi lúc sẽ bình phẩm về suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật.

Trả lời câu hỏi bài Kim Kiều gặp gỡ

Câu 1. Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

- Có 4 nhân vật xuất hiện trong buổi gặp gỡ đầu xuân: 3 chị em (Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan) và Kim Trọng – người bạn của Vương Quan. Trung tâm câu chuyện là Thuý Kiều và Kim Trọng.

- Đoạn trích miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều, Kim Trọng cùng diễn biến tâm lí của các nhân vật trong và sau cuộc gặp gỡ. Nhan đề và nội dung được kể trong đoạn trích thể hiện rõ điều đó.

Câu 2. Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua đó, em hình dung được gì về nhân vật?

- Kim Trọng được miêu tả và giới thiệu qua lời người kể chuyện. Nguyễn Du dẫn dắt người đọc đi từ vẻ đẹp ngoại hình đến vẻ đẹp của phẩm cách và tâm hồn nhân vật.

- Kim Trọng mang vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng của mẫu người tài tử, văn nhân thời xưa. Sự kết hợp giữa yếu tố tĩnh (ngoại hình) và yếu tố động (cử chỉ, hành động) tạo nên bức chân dung thống nhất, hoàn mĩ.

Câu 3. Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

Đoạn thơ tập trung khám phá, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của hai nhân vật Thuý Kiều và Kim Trọng:

+ Hai dòng thơ đầu (Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai) miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thuý Kiều: Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song đã ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ.

+ Bốn dòng thơ tiếp (Người quốc sắc kẻ thiên tài... Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn) thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều. Tình yêu “sét đánh” nhưng bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên nhiều ngại ngùng, bối rối mà vẫn nồng nàn, say đắm.

+ Bốn dòng thơ cuối tái hiện khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyến. Vẫn là không gian êm đềm với “ngọn tiểu khể” và nhịp cầu nho nhỏ nhưng giờ đây không còn vắng vẻ, đượm buồn mà trong trẻo, tươi sáng, sống động, tình tứ. Đúng là cảnh vật được nhìn qua đôi mắt của tình yêu!

Câu 4. Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?

b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.

Trả lời:

a. Nhà thơ đã miêu tả khung cảnh một đêm trăng thơ mộng trong không gian êm đềm, riêng tư – nơi khuê phòng của người thiếu nữ. Mọi sự vật trong bức tranh thiên nhiên này đều tươi đẹp, tình tứ, tràn đầy xuân sắc. Vầng trăng sáng trong “chênh chếch” như đang nhòm qua song cửa; ánh trăng toả sắc vàng lộng lẫy trên mặt nước, chiếu qua vòm cây lá, in bóng trên nền sân – đẹp tựa tranh vẽ. Nhánh hoa mềm mại, duyên dáng, tình tứ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân mà còn gợi những xao xuyến, bâng khuâng, rung động trong trái tim người con gái bắt đầu yêu.

b.

- Lời người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

- Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

- Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép.

c. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình), lời kể và lời độc thoại để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật. Khi khái quát tâm trạng nhân vật Thuý Kiều:

- Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e với Kim Trọng.

- Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh (Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi).

- Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi

Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Trong đoạn trích, các nhân vật (Kim Trọng, Thuý Kiều) đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện “con người bên ngoài” (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động) và “con người bên trong” (cảm xúc, suy nghĩ). Đặc biệt, tác giả đã kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lời kể và lời độc thoại nội tâm,..

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Đoạn trích cho thấy đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được sự phong phú, kì diệu của tiếng Việt; đồng thời sử dụng một cách sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ. Hệ thống từ Hán Việt được sử dụng theo xu hướng Việt hoá, kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các từ thuần Việt.

Câu 6. Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, của tuổi trẻ và tình yêu tự do.

Tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, đồng tình với khát vọng tình yêu; thái độ trân trọng con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Viết kết nối với đọc bài Kim Kiều gặp gỡ

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 - 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ

Gợi ý

Các em lựa chọn 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà mình ấn tượng nhất trong đoạn trích để viết bài. Triển khai đoạn văn bằng các câu hỏi gợi ý: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả với những đặc điểm gì (thời gian, không gian, sự vật,...) Cách miêu tả cảnh vật có gì đặc sắc? Bức tranh thiên nhiên ấy có phải là phương tiện để nhà thơ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật không?

Đoạn văn đảm bảo đầy đủ: Mở đoạn cần giới thiệu được đoạn thơ và bức tranh thiên nhiên; Thân đoạn cần tập trung phân tích đặc điểm và giá trị của bức tranh thiên nhiên; Kết đoạn cần nhấn mạnh được thành công của tác giả trong nghệ thuật tả cảnh hoặc tả cảnh ngụ tình.

Viết kết nối với đọc bài Kim Kiều gặp gỡ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.011
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm