(Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa

Soạn bài Buổi tiễn đưa lớp 9 Kết nối tri thức

Buổi tiễn đưa là một đoạn trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặn Trần Côn (bản dịch Đoàn thị Điểm). Đoạn trích đã thể hiện nỗi niềm người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu vừa lưu luyến xen lẫn thoáng buồn cũng như sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc, nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Sau đây là gợi ý soạn Văn 9 Kết nối thức bài Buổi tiễn đưa sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Soạn bài Buổi tiễn đưa lớp 9 Kết nối tri thức

1. Trước khi đọc Buổi tiễn đưa

Câu 1. Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.

Trả lời:

+ Trịnh – Nguyễn phân tranh: phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở phía nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) ở khu vực nay thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Câu 2. Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống?

Trong hoàn cảnh bình thường, khi tiễn đưa người đi kẻ ở chắc chắn cũng sẽ có sự nhớ nhung trông ngóng. Tuy nhiên, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh thường không chắc chắn ngày gặp lại. Nó giống như sự chia lìa vĩnh viễn nên sẽ vô cùng đau đớn khắc khoải.

2. Đọc văn bản Buổi tiễn đưa

Câu hỏi 1. Những chi tiết miêu tả người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường

Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn

…lòng bận thê noa

Sầu lên ngọn ải…

-> Người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường trên lưng đeo cung tên (vũ khí để chiến đấu) nhưng trong lòng là những cảm xúc bịn rịn, luyến tiếc với vợ, con; sầu thương khi nghĩ đến chiến trường.

Câu hỏi 2. Khát vọng của người chinh phu

- Khát vọng của người chinh phu:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiêng theo việc đao cung

Thành liền mong tiến bệ rồng…

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa…

Giã nhà đeo đức chiến bào…

-> Người chinh phu mang sức trẻ, sự nhiệt huyết trách nhiệm, tinh thần hào kiệt ra chiến trường chiến đấu vì đất nước. Chàng cất giấy bút, đồ học tập để mang lên vũ khí chiến đấu, quyết tâm tung hoành ngang dọc không ngại hiểm nguy mới xưng đáng làm trai.

Câu hỏi 3. Tâm trạng của người chinh phụ

- Tâm trạng:

Đưa chàng lòng dằng dặc buồn…

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây

Nhủ rồi nhủ lại cầm tay

Bước đi một dây dây lại dừng.

-> Trước sự việc phải tiễn đưa người chồng ra chiến trường, người chinh phụ mang nặng tâm trạng buồn bã, nỗi buồn khôn nguôi. Dặn dò, khuyên nhủ chàng đủ điều, mãi vẫn còn vương vấn quyến luyến không nỡ rời xa.

Câu hỏi 4. Các chi tiết gợi liên tưởng đến binh đao.

- Các chi tiết:

Múa gươm rượu tiễn…

Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo…

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống…

-> Gợi liên tưởng đến binh đao đến chiến tranh.

Câu hỏi 5. Cảnh li biệt của người chinh phu, người chinh phụ

- Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này

-> Cây cầu bắc qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng.

- Khung cảnh: Bên đường trông bóng cơ bay… Đội quân đã sẵn sàng chờ đợi người chồng hòa nhập và xuất phát đến quân doanh xa xôi.

- Tâm trạng: Người vợ đau đớn vô cùng, xót xa, lòng như cắt thành từng khúc ruột khi phải rời xa người chồng mà không biết bao giờ mới gặp lại.

Câu hỏi 6. Cảm xúc của người chinh phu, người chinh phụ sau lúc chia li

Sau lúc chia li, người chồng phải đi theo đội quân để tiến về phía địch còn người vợ quay trở về nhà. Tuy vậy nhưng hai người vẫn muốn quay lại nhìn người thương yêu của mình, nhưng đoạn đường đã quá xa rồi không còn thấy nhau đâu nữa.

3. Trả lời câu hỏi bài Buổi tiễn đưa

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là:

+ Cấu tạo bằng hai cặp câu 7 tiếng, tiếp đến là cặp câu lục bát (6 tiếng và 8 tiếng).

+ Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt.

- Điểm khác nhau:

+ Các tiếng trong một câu thơ.

+ Giọng điệu: Thể thơ lục bát sẽ có sự du dương mềm mại hơn còn song thất lục bát vì có sự kết hợp của thể thơ thất ngôn cho nên sẽ có sự trầm bổng linh hoạt hơn.

Câu 2. Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

Ngồi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

Trả lời

* Ngắt nhịp

- 2 câu thất (song thất): 3/4

- Câu lục: 2/4

- Câu bát: 4/4

* Tác dụng

- Thể hiện rõ hành động, tâm sự cùng những sự vật xung quanh trong hoàn cảnh tiễn chồng đi chiến đấu. Làm các câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng ở một số câu thơ trong đoạn trích

Ví dụ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự chia lìa, những khó khăn của người chinh phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau.

Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Hai vế tiểu đối khắc hoạ sự chia xa của người chinh phu và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người.

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

-> Hai câu thơ miêu tả người chinh phu và chinh phụ ở hai không gian cách biệt nhưng vẫn luôn hướng về nhau. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, yêu thương gắn bó.

Câu 4. Theo em người chinh phụ có thực sự muốn lên đường ra trận hay không? Những chi tiết nào cho biết điều đó?

- Theo em, dù rất thương vợ con nhưng người chinh phụ thực sự muốn lên đường. Điều này thể hiện rất rõ qua các hình ảnh:

+ “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.”

Câu 5. Tiễn chồng ra trận, người chinh phụ mong muốn điều gì? Theo em, vì sao “đưa chàng lòng dằng dặc buồn” nhưng người chinh phụ vẫn để chồng lên đường ra trận?

- Người chinh phụ mong muốn người chồng không đi ra chiến trường nữa mà ở nhà chăm sóc gia đình.

- Tuy nhiên người chinh phụ vẫn để chồng ra trận vì người phụ nữ thời xưa không có quyền lên tiếng với những quyết định quan trọng của gia đình. Lí do thứ hai là tôn trọng quyết định của chồng, người chồng rất muốn thực hiện chí làm trai, muốn đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước, không muốn chỉ ở nhà vùi đầu vào sách vở. Cho nên người vợ dù rất buồn nhưng vẫn để chồng đi thực hiện ước muốn của bản thân

Câu 6. Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.

Biện pháp tu từ sử dụng:

Điệp ngữ thể hiện ở các từ “cùng”, “thấy”, “ngàn dâu”, “ai”, đặc biệt là phép điệp liên hoàn (điệp ngữ vòng). Tác dụng: diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp). Tác dụng: khắc hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, tô đậm bi kịch chia li.

Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh ngàn dâu xanh: xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt). Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). Có thể có hai khả năng sau đây về tính ước lệ của hình ảnh ngàn dâu xanh:

+ Gợi liên tưởng tới tác phẩm Mạch thượng tang" (ngàn dâu bên đường): ngàn dâu xanh tượng trưng cho ước muốn về một người chồng tài năng, thành đạt; nhưng ngàn dâu xanh ấy giờ lại là thứ khiến hai người phải xa cách, không thể nhìn thấy nhau. Tác dụng: khắc hoạ tâm trạng đầy mâu thuẫn, cảnh ngộ đầy trớ trêu của người chinh phụ.

+ Gợi liên tưởng tới thành ngữ thương hải tang điền” (biển xanh biến thành nương dâu): ngàn dâu tượng trưng cho những thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời. Tác dụng: cực tả nỗi buồn lo của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai.

Câu 7. Cảm xúc của người chinh phụ và người chinh phu trong buổi tiễn đưa giúp em hiểu gì về giá trị của cuộc sống?

Khúc ngâm đã vang lên tiếng nói đến từ lòng trắc ẩn của người chinh phụ. Để lại cho đời tác phẩm có sức cuốn hút, cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc riêng mình, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.

Câu 8. Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

- Hình ảnh ấn tượng:

“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.”

- Em thích vì: Tấm lòng của người chinh phụ được soi như ánh trăng để có thể dõi theo từng bước người mình thương, bên người chồng luôn mong “tìm cõi Thiên San”, lập được những chiến công vang dội.

4. Viết kết nối đọc bài Buổi tiễn đưa

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận

Bài mẫu

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận

Xem thêm:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 228
0 Bình luận
Sắp xếp theo