Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
Soạn Văn 9 trang 53 Kết nối tri thức tập 1
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát là nội dung bài học trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ biết viết đoạn văn phân tích một bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát). Sau đây là gợi ý soạn Văn 9 bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài trước:
Bài sau:
Hướng dẫn phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát
1. Trước khi viết:
a) Lựa chọn đề tài.
Nhớ lại các tác phẩm thơ song thất lục bát mà em đã học hoặc đã đọc, chẳng hạn: Ai tư vãn ( Lê Ngọc Hân) Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến), Hai chữ nước nhà( Trần Tuấn Khải) Đêm khuya tự tình với sông Hương( Hàn Mạc Tử).....Chọn một trong số đó một tác phẩm em thấy thú vị, có nhiều cảm xúc để phân tích.
b) Tìm ý.
Ví dụ: Viết bài văn nghị luận một tác phẩm thơ song thất lục bát.
Để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát, em cần thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (nếu có) và những thông tin khác có liên quan để viết phần Mở bài và liên hệ, mở rộng khi phân tích.
- Xác định bố cục của tác phẩm và nội dung chính của từng phần.
- Xác định những nỗi niềm tâm tư, xúc cảm chủ đạo trong tác phẩm.
- Tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để truyền tải nội dung chủ đề như đặc điểm của thể thơ song thất lục bát (vần, nhịp,…), từ ngữ (đặc biệt là các từ ngữ chỉ xúc cảm, trong đó có cả từ tượng thanh, từ tượng hình,…), biện pháp tu từ (điệp thanh, điệp vần, so sánh, ẩn dụ),…
Nghị luận về một tác phẩm thơ song thất lục bát, bài viết nên kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật để làm rõ sự hô ứng, hòa quyện của hai phương tiện này trong cùng một (hoặc một nhóm) câu thơ. Việc triển khai bài sẽ thuận lợi hơn khi lần lượt phân tích theo trình tự các phần của tác phẩm thơ.
c. Lập dàn ý
Tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một dàn ý chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (nhan đề, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm.
- Thân bài: Lần lượt phân tích các phần theo bố cục tác phẩm thơ:
+ Phần 1 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Phần 2 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật.
+…
Ngoài cách phân tích tác phẩm theo bố cục, có thể phân tích theo lần lượt đi từ nội dung đến hình thức nghệ thuật hoặc ngược lại.
- Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.
2. Viết bài
Việc thực hiện bài viết đòi hỏi triển khai đầy đủ các ý đã có trong dàn ý. Mỗi ý trong phần Thân bài nên được viết thành một đoạn văn. Khi viết, lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp, thể hiện được quan điểm và tình cảm của người viết, tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Nên sử dụng hiệu quả các thông tin ngoài tác phẩm (nếu có), giúp cho việc phân tích các giá trị của tác phẩm được rõ ràng, nổi bật hơn.
Lưu ý: Với trường hợp tác phẩm thơ dài, có thể trích dẫn ở mỗi phần những câu thơ, đoạn thơ quan trong và phân tích sâu. Tùy điều kiện, thời gian làm bài để có cách xử lí thích hợp.
Phân tích bài viết tham khảo Hồn tôi vang tiếng trống trường
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, nêu nhận định chung về tác phẩm.
- Tác giả Hồ Dzếnh (1916 - 1991), là tác giả đã khẳng định được tên tuổi từ phong trào thơ mới.
- Bài thơ Trưa vắng in trong tập thơ Quê ngoại (1942) là một sáng tác tiêu biểu cho giọng thơ, hồn thơ của thi sĩ.
2. Phân tích để làm rõ nội dung chủ đề của bài thơ.
- Phân tích các từ ngữ “hồn tôi”, hình ảnh ngôi trường. => Làm rõ nội dung: lời chia sẻ về thế giới ăm ắp kỉ niệm, những cảm xúc thân thương của tác giả.
- Phân tích từ ngữ miêu tả “những giờ vui trước” và cảm xúc của hai anh em trong buổi trưa hè. => Làm rõ nội dung: Kỉ niệm không thể nào quên.
- Phân tích hình ảnh cỏ cây, trời đất, bạn trường thay đổi => Làm rõ nội dung: Nỗi xót xa về thời gian chảy trôi nhanh.
- Phân tích hình ảnh chim cành động nắng, lá, buổi trưa. => Làm rõ nội dung: Những kỉ niệm xưa không bao giờ phải trong tâm trí tác giả.
3. Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của thể thơ song thất lục bát trong việc thể hiện nội dung chủ đề.
- Trong bốn câu thơ đầu:
+ Hình ảnh ngôi trường được cảm nhận qua cả thị giác, khứu giác và thính giác.
+ Những câu thơ song thất lục bát giàu vần điệu (mỗi khổ thơ gồm một cặp câu 7 chữ và một cặp lục bát có tới 7 tiếng được gieo vần, điều không một thể thơ nào khác có được) dẫn dắt người đọc vào thế giới tâm hồn thi sĩ.
- Trong bốn câu thơ từ “Sâu rộng quá… bắt đuôi chuồn chuồn”:
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dùng cảm nhận không gian để miêu tả thời gian giúp thi nhân thể hiện những xúc cảm.
+ Phép đối trong câu thơ thứ tư.
- Bốn câu thơ từ “Đời đẹp quá… làm thơ suốt đời”:
+ Tác dụng của cách ngắt nhịp 2/2/2/2 hoặc 2/6 trong câu thơ thứ tư.
+ Câu hỏi tu từ.
- Trong bốn câu thơ từ “Có mấy bận…tóc nay dần hết xanh”:
+ Tác dụng của dấu chấm lửng ở câu thư thứ hai.
- Trong bốn câu thơ cuối:
+ Tác dụng của dấu chấm lửng cuối bài.
- Tóm tắt nghệ thuật của cả bài:
+ Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc, giàu biểu cảm thể hiện những rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng.
+ Thể thơ song thất lục bát xen kẽ từng cặp câu thơ bảy chữ và câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng, có khả năng chuyển tải những xúc cảm muôn màu, phù hợp để nhà thơ bộc bạch lòng mình.
4. Phân tích các phần tiếp theo của bố cục bài thơ.
- Phân tích bố cục 5 phần :
+ Bốn câu thơ đầu
+Từ “ Sâu rộng quá ...... bắt đuôi chuồn chuồn”
+Từ “ Đời đẹp quá... làm thơ suốt đời”
+Từ “ Có mấy bận.... tóc nay dần hết xanh”
+ Bốn câu thơ cuối
5. Liên hệ mở rộng
- Liên hệ với bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.
6. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
- Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát mà em đã học hoặc đã đọc
Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
Phân tích tác phẩm thơ song thất lục bát Khóc Dương Khuê
Đã từ lâu, tình bạn đã được đề cập đến trong các tác phẩm văn học. Nguyễn Khuyến là nhà văn sở hữu số lượng lớn các bài thơ mang chủ đề rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày như thế. Nếu như trong Bạn đến chơi nhà, ông dùng giọng văn hóm hỉnh, khôi hài để nói về tình bạn không màng vật chất, thì sang bài thơ Khóc Dương Khuê, giọng thơ đã thay đổi hẳn. Cả bài thơ như tiếng khóc nấc lên trong sự buồn bã của Nguyến Khuyến khi đến đám tang của người bạn Dương Khuê. Đặc biệt trong 16 câu thơ cuối:
“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày.
…
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Nỗi xót thương cho người bạn quá cố càng được thể hiện đậm nét.
Nguyễn Khuyến xuất thân là nhà nho, có tài văn chương, đỗ đầu cả ba kỳ thi nên còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông thường viết về gia đình, bạn bè, quê hương và châm biếm bọn thực dân. Bài thơ Khóc Dương Khuê ban đầu được viết bằng chữ Hán, sau được Nguyễn Khuyến dịch lại bằng chữ Nôm. Dương Khuê là bạn của Nguyễn Khuyến, mặc dù kém tuổi nhưng Dương Khuê cũng đỗ chức tước cao, trở thành tri âm của Nguyễn Khuyến. Mười sáu câu thơ cuối là nỗi đau đáu, thương xót của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của bạn.
Hai câu thơ mở đầu được nhà thơ viết bằng giọng văn khôi hài, nhưng chua xót, bộc lộ sự đau lòng của ông:
“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày.”
Quả thật, Nguyễn Khuyến hơn Dương Khuê bốn tuổi, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn gọi Dương Khuê bằng giọng thân mật “tôi - bác”. Câu thơ “đau trước bác mấy ngày” sử dụng biện pháp ẩn dụ, ý chỉ sự ra đi của Dương Khuê quá đột ngột, khiến tác giả không thôi giật mình và đau đớn.
Trong bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc trầm lắng, đau thắt lòng:
“Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng mà mải lên tiên.”
Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh và biện pháp nói quá rất khéo léo,, ý nhị. Để chỉ sự ra đi của người bạn thân, ông dùng những từ “vội về ngay”, “chán đời”, “vội vàng”, “lên tiên”, với mục đích để giảm đi sự đau thương, nhưng sao câu thơ vẫn đau bội phần như vậy. Nói tránh đi sự ra đi của bạn, Nguyễn Khuyến phóng đại nỗi đau của mình “chân tay rụng rời”. Chắc hẳn, vì quá bất ngờ, ông đã không kìm được cảm xúc mà suy sụp, đau như “chân tay rụng rời”.
Trước kia, tất cả những thú vui trên cõi đời đều có ông và Dương Khuê hưởng thụ. Nhưng nay, những niềm vui đó bỗng trở nên chán chường, vô nghĩa bởi đã mất bạn rồi:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gãy củng ngẩn ngơ tiếng đàn.”
Rượu luôn là thức uống yêu thích của thi nhân, thế nên mới có thi tửu. Nhưng rượu chỉ ngon khi được uống cùng bạn hiền. Biện pháp điệp từ “không” ba lần liên tiếp trong một câu thơ như nhân lên ba lần sự vô vị, không ham muốn thi tửu của Nguyễn Khuyến khi không có bạn. Hôm nay không mua rượu, không phải do không có tiền, mà là do không còn tri âm.
Bài thơ vẫn còn dang dở, chưa viết xong, bởi với ông, mất bạn rồi thì còn ai để đọc. Một lần nữa, biện pháp điệp ngữ lại xuất hiện, điệp từ “ai” và”đưa” hai lần, kết hợp với biện pháp chơi chữ “viết đưa ai” - “ai biết mà đưa”. Đây như một vòng luẩn quẩn, viết xong cũng không biết đưa cho ai, mà cũng không có ai để đưa. Mất đi Dương Khuê, Nguyễn Khuyến gần như mất đi cả một người đọc tri kỉ của mình.
Các sự vật tạo niềm vui khác như giường, đàn cũng mất đi sự sống, trở nên “hững hờ” và “ngẩn ngơ”. Đây là hai từ láy rất đặc sắc trong đoạn thơ, đồng thời là hai từ ngữ nhân hóa, khiến các sự vật tưởng như vô cảm ấy cũng đang hòa dần với nỗi đau mất mát bạn của nhà thơ. Sau cùng, thú vui để thưởng ngoạn với bạn, mất bạn rồi, thú vui cùng dần trở thành nỗi buồn sâu lắng.
Đau đớn là vậy, xót thương là vậy, nhưng Nguyễn Khuyến cũng đành chấp nhận sự thật rằng bạn đã đi xa:
“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương.
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Nguyễn Khuyến trách móc, hờn dỗi bạn khi “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở”. Đây là một điều vô lý nhưng hết sức hợp lý. Vô lý bởi Dương Khuê mất do tuổi già, nên cho dù nhà thơ có trách móc, van nài thì Dương Khuê cũng đâu thể nghe thấy được. Nhưng hợp lý là bởi, Nguyễn Khuyến quá nhớ thương Dương Khuê, mong muốn bạn ở lại với mình, nên mới buông lời mà trách nhẹ nhàng thế.
Mãi đến tận cuối bài thơ, ta mới thấy xuất hiện giọt nước mắt của nhà thơ. Nhưng sao giọt nước mắt ấy lại “như sương”, mà còn phải ‘ép” mới ra? Đọc đến đây, ta chợt nhớ lại giọt nước mắt cũng phải “ép” mới ra của Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao. Một phần cũng là do tuổi cao nên khó chảy nước mắt. Nhưng phần nhiều, do lão quá đau khổ vì mất cậu Vàng, nên không thể khóc thành dòng được nữa. Cũng như vậy, Nguyễn Khuyến cũng nói một phần do “tuổi già”, nhưng thật ra, sâu trong thâm tâm, ông đau lòng đến độ thật khó để có “hai hàng chứa chan”. Nước mắt chảy ngược vào trong, như thể ông đang “nuốt” cái thương bạn vào trong bụng.
Bằng những câu thơ sử dụng ngôn ngữ bình dân mộc mạc, gần gũi, từng câu thơ chất chứa cảm xúc mãnh liệt, sử dụng tài tình biện pháp nhân hóa, phép điệp ngữ, biện pháp so sánh, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ lòng thương bạn, đau đớn muôn phần khi mất bạn, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ chấp nhận sự thật. Đọc bài thơ, ta càng thêm trân trọng hơn những tình bạn đẹp đẽ, trong sáng giữa đời thường.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Ngắn gọn) Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận
(Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
(Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
(Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- (Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ KNTT
- Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- (Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- (Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- (Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
Bài viết hay Lớp 9
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
Vấn đề việc làm ở nước ta ngày càng được giải quyết tốt hơn chủ yếu do?
Thống kê các văn bản đã thi vào 10 TP HCM
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 9 có đáp án (50 đề)
(Full mã đề) Đề thi vào 10 môn Anh Vĩnh Phúc có đáp án 2024