Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71

Thực hành tiếng Việt Chữ Nôm là nội dung bài học trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ hiểu biết sơ giản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và vai trò của chữ Nôm trong nền văn hoá dân tộc. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 9 KNTT tập 1 trang 71. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn Văn 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 71

1. Tìm hiểu về chữ Nôm

1.1. Nguồn gốc, quá trình hình thành chữ Nôm

- Chữ Nôm là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiếng Việt, được cha ông ta sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán.

- Chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kỉ X và được sử dụng để sáng tác văn học từ khoảng thế kỉ XII – XIII.

- Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm. Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm trong sáng tác, tạo nên dòng văn học Nôm với nhiều thành tựu xuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến,...

- Sự ra đời của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc. Chữ Nôm góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của nền văn học và văn hoá dân tộc.

1.2. Phương thức cấu tạo chữ Nôm Chữ Nôm được cấu tạo theo hai phương thức chính:

- Phương thức vay mượn: dung chữ Hán có sẵn để ghi âm tiết tiếng Việt giống hoặc gần giống âm Hán Việt của chữ Hán đó.

- Phương thức tự tạo: kết hợp kí hiệu văn tự Hán với kí hiệu chỉnh âm để tạo ra một chữ Nôm.

2. Trả lời câu hỏi trang 71 SGK Văn 9 tập 1 KNTT

Câu 1: Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?

- Tư tưởng khẳng định sự tự chủ, tự cường của dân tộc.

- Khát vọng xây dựng nền văn học tiếng Việt, góp phần phát triển văn học, văn hoá dân tộc

Câu 2: Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.

- Thơ Nôm Đường luật: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Tự tình, Đề đền Sầm Nghi Đống,... (Hồ Xuân Hương); Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh,... (Nguyễn Khuyến).

- Ngâm khúc: Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều),...

- Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),...

- Văn tế: Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du),

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),...

Câu 3: Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự gì? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du dùng để sáng tác không? Vì sao?

Ngày nay, Truyện Kiều chủ yếu được lưu truyền qua các VB chữ quốc ngữ vì đa số người đọc không đọc được chữ Nôm. Tuy nhiên, việc bảo tồn những VB Truyện Kiều bằng chữ Nôm rất quan trọng, nó không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu chữ Nôm mà còn đóng vai trò lưu giữ giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5
0 Bình luận
Sắp xếp theo