(Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt

Một thể thơ độc đáo của người Việt là nội dung bài học trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được đặc điểm thể thơ Song thất lục bát. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một bài thơ thuộc thể song thất lục bát. Sau đây là gợi ý soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt trang 50, mời các em cùng tham khảo.

Soạn Văn 9 KNTT bài Một thể thơ độc đáo của người Việt

Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Câu 1. Theo thông tin trong văn bản, thơ song thất lục bát ra đời khi nào?

Thể thơ song thất lục bát là một sáng tạo văn học độc đáo của người Việt, xuất hiện khoảng thế kỉ XV - XVI.

Câu 2. Đặc điểm hình thức nào giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính

Về cơ bản, những nét đặc sắc về hình thức của thơ song thất lục bát như thanh điệu, vần, sự đa dạng về số chữ trong một câu thơ, nhịp điệu,... giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính.

Câu 3. Văn bản đề cập những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát?

Theo nội dung văn bản, thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát tương đồng ở quy luật dùng thanh điệu và cách gieo vần ở cặp câu lục bát. Van bản lưu ý hai phương diện khác biệt giữa hai thể thơ này là thanh điệu và vần của cặp câu song thất.

Câu 4. Theo văn bản, vì sao thể thơ song thất lục bát vẫn được sử dụng để sáng tác trong thời kì hiện đại?

Trong thời kì hiện đại vẫn được sử dụng bởi vẻ đẹp và thể hiện được sự truyền cảm mạnh mẽ sâu lắng.

Câu 5 trang 53 SGK Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình”.

Trả lời

Thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của Việt Nam, được sử dụng từ rất lâu đời. Thể thơ này có nhiều đặc điểm độc đáo giúp tạo nên giá trị nghệ thuật riêng biệt. Thông qua những dòng thơ song thất lục bát, ta hiểu được ý nghĩa, tâm tình của tác giả đối được gửi gắm qua bài thơ. Như “ Chinh phụ ngâm khúc”, ta thấy được tâm trạng đau buồn, nỗi cô đơn của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Ta có thể thấy qua đoạn trích sau :

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng

Đèn có biết dường bằng chẳng biết”

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 36
0 Bình luận
Sắp xếp theo