Trăng ơi từ đâu đến đọc hiểu
Đọc hiểu bài thơ Trăng ơi từ đâu đến
Trăng ơi từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Với ngôn từ trong sáng giản dị và giàu trí tưởng tượng, hình ảnh trăng đã được tác giả ví von với những hình ảnh hết sức quen thuộc trong cuộc sống như quả hồng chín, như quả bóng hay như mắt cá... Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu văn bản Trăng ơi từ đâu đến có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Trăng ơi từ đâu đến trắc nghiệm
Đọc văn bản sau:
TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trần Đăng Khoa
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
1968
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Lục bát.
C. Bốn chữ.
D. Năm chữ.
Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A.Gieo vần lưng.
B.Gieo vần chân.
C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.
C. Gieo vần linh hoạt.
Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?
A. Quả chín.
B. Mắt cá.
C. Quả bóng.
D. Cánh rừng xa.
Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép.
B. Từ láy.
C. Từ đồng nghĩa.
D. Từ trái nghĩa.
Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?
A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.
C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.
Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ“Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.
D. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ“Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?
A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.
B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.
C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.
D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.
Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”?
Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước (trong đoạn văn 3 đến 5 câu).
Đáp án
1 | D |
2 | B |
3 | A |
4 | B |
5 | D |
6 | C |
7 | D |
8 | B |
9 | HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình. |
10 | HS nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được từ bài thơ. Yêu cầu - Đảm bảo thể thức yêu cầu. - Đảm bảo nội dung theo yêu cầu |
Trăng ơi từ đâu đến tự luận
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Biểu cảm.
Câu 2: Trong đoạn thơ trên theo tác giả trăng đến từ không gian nào.
Trong đoạn thơ trên theo tác giả trăng đến từ: rừng xa, biển xanh, sân chơi.
Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
Biện pháp tu từ: So sánh
Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gợi hình gợi cảm. Nói lên sự gần gũi của trăng, trăng như một người bạn luôn đồng hành cùng tuổi thơ. Đồng thời cho thấy rõ hơn các hình dạng của trăng.
Câu 4: Vì sao tác giả lại nghĩ Trăng đến từ cánh rừng xa?
Tác giả nghĩ rằng trăng đến từ cánh rừng xa bởi: Trăng có màu hồng như quả chín đang lơ lửng trước nhà.
Đọc hiểu bài thơ Trăng ơi từ đâu đến
Đọc văn bản sau:
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trần Đăng Khoa Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em
1968 (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần lưng.
B. Gieo vần chân.
C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.
D. Gieo vần linh hoạt.
Câu 2. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?
A. Quả chín.
B. Mắt cá.
C. Quả bóng.
D. Cánh rừng xa.
Câu 3.
Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.
Câu 4. Trong bài thơ tác giả đã mấy lần sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
A. Một lần.
B. Hai lần.
C. Ba lần.
D. Bốn lần.
Câu 5. Hình ảnh trăng xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ đã bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình với trăng như thế nào?
Bộc lộ tình cảm yêu quý, mến mộ, ngây thơ, đồng thời coi trăng như là người bạn hiền để mà đùa giỡn, đùa vui.
Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ Trăng ơi từ đâu đến?
Nhan đề ấy biểu thị:
+ Sự ngây thơ của đứa bé, đồng thời như tự hỏi lấy chính mình rằng, Trăng từ đâu đến mà soi lấy khắp muôn trời.
Câu 7. Cảm nhận của em về ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài thơ: Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em.
Cảm nhận:
+ Ý hỏi ngây thơ rằng, làm gì có nơi nào sáng hơn đất nước, đẹp đẽ hơn đất nước của chúng ta.
+ Tạo ra sự ngây thơ của nhân vật, thắc mắc.
Câu 8. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, em thấy mình cần phải làm gì để bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước?
Em cần làm:
+ Chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Yêu quý quê hương đất nước, làm những việc mình có thể để làm rạng danh đất nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Bùi Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công