Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Qua bài thơ Ánh trăng tác giả muốn gửi đến bài học gì?

Ánh trăng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Duy ở giai đoạn sau chiến tranh. Thông qua hình tượng ánh trăng, tác giả đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc của mình về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Vậy câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống? Mời các em cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Thông điệp của bài thơ Ánh trăng

Gợi ý 1

Thông điệp của bài thơ Ánh trăng

Gợi ý 2

Cuộc sống yên vui dễ khiến con người ta quên đi những năm tháng gian khổ, quên đi quần chúng cách mạng đã phải đổ xương máu để làm nên chiến thắng, quên đi những miếng cơm, manh áo đã giúp đỡ ta trong những ngày đói rét chiến tranh và quên cả ánh trăng tròn vành ngày đêm soi sáng. Chọn cái thời điểm con người ta dễ quên ấy, Nguyễn Duy đã viết bài thơ này với nhan đề là “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ sâu sắc về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước bình dị mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kì, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào trong những góc khuất tối tăm nhất của tâm hồn con người và thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, sửa chữa để hướng tới những giá trị sống cao đẹp – lẽ sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đối với chủ thể trữ tình trong bài thơ, đó còn là tình nghĩa son sắt thủy chung của quá khứ. Ánh trăng vẫn cứ đứng im ở đấy, chờ đợi con người, dù người ta có quên nhưng trăng vẫn nhớ, trăng vẫn ở đó, không bao giờ quên. Đây là một nhan đề thấm đẫm giá trị nhân văn và hướng về nguồn cội, “ánh trăng” là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm. Và đó cũng là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong nhan đề thơ “Ánh trăng”.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 6.749
0 Bình luận
Sắp xếp theo