Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên). Đây là nội dung bài Nói và nghe trang 33 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được yêu cầu của bài nói trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự cũng như nêu được sự việc có tính thời sự liên quan đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự lớp 9 trang 33, mời các em cùng tham khảo.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Hướng dẫn Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Lựa chọn đề tài

Trong khi nói

– Mở đầu: Giới thiệu sự việc cần trình bày. Có thể kể một câu chuyện nhỏ, dẫn một tài liệu, dùng một bức ảnh hay đoạn phim để giới thiệu sự việc.

– Triển khai: Bám sát dàn ý để trình bày nội dung theo trật tự hợp lí, giúp người nghe dễ theo dõi, nắm bắt ý kiến. Có thể đặt câu hỏi về từng khía cạnh của sự việc để thu hút sự chú ý của người nghe (Ví dụ: Bản chất của sự việc là gì? Sự việc có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội? Có ý kiến trái chiều nào về sự việc cần tranh luận, bác bỏ? Cần những giải pháp nào cho sự việc? Cần có hành động gì trước thực trạng đang diễn ra?); diễn giải rõ ràng, thể hiện chủ kiến của người nói trước những khía cạnh đó.

– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc đã trình bày, liên hệ trách nhiệm của mỗi người.

Sau khi nói

1. Người nghe

- Kiểm tra lại các thông tin đã nghe được, trảo đổi với người nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi bằng cách:

- Đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin về vấn đề thảo luận

- Đưa ra lí do thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của người nói

- Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng

2. Người nói

- Lắng nghe, phản hồi ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

- Trả lời câu hỏi, bổ sung thông tin cho những nội dung mà người nghe chưa rõ

- Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng

- Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng

Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự lớp 9 trang 33

Xin chào thầy cô và các bạn, tên tôi là … học sinh lớp…Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về một vấn đề thời sự mà tôi quan tâm. Các bạn cùng lắng nghe nhé! Con người chỉ có thể sinh tồn và phát triển khi có môi trường để tồn tại. Chính vì thế con người chúng ta từ xưa đến nay đều sống và được che chở bởi mái nhà thiên nhiên. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau nên con người và thiên nhiên luôn gần gũi với nhau. Vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên là bạn tốt của con người con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”.

Để hiểu rõ hơn về thiên nhiên và con người chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt nghĩa của từng cụ từ trong câu nói. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của cụm từ thiên nhiên? Thiên nhiên là những sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh con người và không do con người làm nên. Thiên nhiên bao gồm như bầu trời, nguồn nước, thời tiết, cây cối, động vật,..những thứ có thể giúp con người có thể tồn tại và phát triển.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người” có nghĩa thiên nhiên là người đồng hàng của con người trong suốt cuộc đời. Nó giống như một người bạn tốt luôn bên cạnh con người cho đến lúc con người mất đi. Từ đó chúng ta phải luôn biết yêu mến và bảo vệ thiên nhiên cũng giống như đang bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta vậy.

Thiên nhiên là nguồn sống bất tận của con người, nó cũng cấp thức ăn, nơi ở để con người sinh sống. Khi con người có nơi ở và thức ăn đấy đủ thì mới no và có thể làm việc được. Khi mà xã hội càng phát triển thì thiên nhiên lại càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng như trước kia con người dùng ánh nắng mặt trời để sưởi ấm thì bây giờ khi khoa học càng phát triển con người dùng ánh sáng mặt trời để sản xuất và đời sống. Đặc biệt là rừng và cây xanh nó có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của con người, như cung cấp ô xi và điều hòa khí hậu từ đó con người mới có thể sống tốt hơn. Đồng thời rừng còn có tác rụng phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão từ đó giúp cuộc sống của con người trở lên an toàn hơn.

Những dòng sông, những bãi biển, những con thác mỗi nơi mỗi hình, mỗi cảnh vừa tạo nên vẻ đẹp thuần khiết khiến con người yêu thích vừa cung cấp thực phẩm thủy sản như tâm cua, cá, ốc,…để sức khỏe con người được đảm bảo hơn đồng thời giúp con người phát triển về mặt kinh tế. Thiên nhiên koong chỉ cung cấp cho con người về mặt vật chất mà thiên nhiên còn mang lại cho con người sự thoải mái về mặt tinh thần.

Khi trong những ngày học tập và làm việc mệt mỏi chúng ta thường đến những chỗ thiên nhiên đẹp để ngắm cảnh đồng thời đầu óc chúng ta khi nhìn thấy thiên nhiên sẽ thoải mái hơn và có năng lựơng hơn. Mà khi ấy sức khỏe chúng ta cũng được điều hòa. Và khi tâm trạng của chúng ta không tốt cũng vậy chúng ta nên ra ngoài ngắm cảnh nhìn mọi thứ xung quanh đang chuyển biến như thế nào hay chỉ là nhìn những hàng cây xanh, những bông hoa nở đỏ, những con chim đang hót níu lo bỗng dưng ta đã thấy cuộc sống xủa chúng ta tươi đẹp lên. Chính thiên nhiên làm chó tâm hồn con người được mở rộng hơn từ đó làm cho con người xao xuyến và khơi gợi sự sáng tạo nghệ thuật ngay trong tâm hồn của chúng mình.

Từ đó chúng ta thấy được những bức tranh về thiên nhiên có giá trị rất lớn như bức tranh làng quê, con thác, chiếc tài ngoài biển khơi, cảnh bình minh ,…thiên nhiên không chỉ tạo nên những bức tranh đẹp mà nó còn tạo ra âm hưởng cho những bài hát để cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Những bài văn in sâu vào lịc sử.

Như vậy chúng ta thấy được thiên nhiên quyết định cuộc sống của chúng ta quan trọng đến mức nào. Chúng ta phải luôn biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta hãy tuyên truyền vai trò của thiên nhiên đến tất cả mọi người kể cả những em bé để các em có thể dần nhận thức được sự tồn tại của thiên nhiên và ra sức bảo vệ chúng. Bảo vệ thiên nhiên không chỉ là vai trò của có tổ chức, cơ quan, nhà nước mà là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của mỗi người. Hãy kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên” câu nói này rất đúng nó đã giúp con người hiểu hơn về tầm quan trọng của thiên nhiên . Đồng thời muốn nhắn nhủ mọi người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ô nhiễm chất thải công nghiệp

Xin kính chào thầy cô và toàn thể các bạn học sinh!

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm chất thải công nghiệp nói riêng đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Là một học sinh, tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chung này.

Chất thải công nghiệp là những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Chúng bao gồm các loại chất thải rắn, lỏng, khí có chứa các chất độc hại, nguy hiểm như kim loại nặng, hóa chất, chất phóng xạ,... Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 18 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có tới 30% là chất thải nguy hại. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các khu công nghiệp, làng nghề như làng nghề tái chế phế liệu ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm chất thải công nghiệp. Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp còn kém. Họ thường xuyên xả thải trái phép, không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Thứ hai, công nghệ xử lý chất thải của nhiều doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ ba, hệ thống quản lý chất thải chưa được hoàn thiện, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Cuối cùng, sự thiếu quan tâm, giám sát của các cơ quan chức năng cũng là một nguyên nhân quan trọng.

Hậu quả của ô nhiễm chất thải công nghiệp là vô cùng nặng nề. Đất bị ô nhiễm khiến cây trồng không thể sinh trưởng, phát triển, thậm chí gây ra những vụ ngộ độc tập thể. Nước bị ô nhiễm gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu, thậm chí ung thư. Không khí bị ô nhiễm gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch. Vụ việc Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã gây ra thảm họa môi trường biển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân.

Tuy nhiên, một số người cho rằng việc phát triển công nghiệp là tất yếu và ô nhiễm môi trường là cái giá phải trả. Họ cho rằng việc đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường nếu có những chính sách, giải pháp phù hợp.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trước hết, nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp là chìa khóa then chốt để thay đổi hành vi và thúc đẩy hành động tích cực. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 18 triệu tấn chất thải công nghiệp rắn mỗi năm, trong đó chỉ có khoảng 60% được xử lý. Con số này cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và sự cần thiết phải nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Các trường học cần tích cực lồng ghép kiến thức về ô nhiễm chất thải công nghiệp vào chương trình giảng dạy, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, cuộc thi sáng tạo về môi trường. Một ví dụ điển hình là trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với cuộc thi "Sáng tạo xanh" đã thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo ra nhiều sản phẩm tái chế độc đáo từ chất thải, góp phần nâng cao nhận thức và khơi dậy tinh thần sáng tạo của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.

Tiếp theo, việc phân loại và thu gom chất thải tại nguồn là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái chế. Ở các nước phát triển như Thụy Điển, hơn 99% rác thải được tái chế hoặc sử dụng để sản xuất năng lượng. Tại Việt Nam, mô hình "Phân loại rác tại nguồn" đã được triển khai thành công ở một số địa phương như Đà Nẵng, Hội An, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải chôn lấp và ô nhiễm môi trường. Học sinh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc này bằng cách thực hiện phân loại rác tại trường học, gia đình và vận động người thân, bạn bè cùng tham gia.

Bên cạnh đó, tiết kiệm và tái sử dụng là những hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu chất thải công nghiệp. Theo thống kê, mỗi người Việt Nam thải ra khoảng 1,2kg rác thải mỗi ngày, trong đó có nhiều vật dụng có thể tái sử dụng hoặc tái chế như chai nhựa, túi nilon, giấy báo. Việc sử dụng tiết kiệm điện, nước, giấy và tái sử dụng các vật dụng này không chỉ giúp giảm thiểu lượng chất thải mà còn tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí. Phong trào "Sống xanh" đang được lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ, với những hành động thiết thực như sử dụng túi vải, bình nước cá nhân, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Là một học sinh, tuy không thể trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý chất thải công nghiệp, nhưng tôi nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Tôi thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa về môi trường, thu gom rác thải, trồng cây xanh. Tôi cũng chia sẻ những kiến thức về bảo vệ môi trường cho bạn bè, người thân và cộng đồng. Tôi tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn.

Ô nhiễm chất thải công nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Là một học sinh, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng một môi trường sống trong lành, bền vững cho thế hệ mai sau. Hãy cùng nhau hành động vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp!

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Xin chào thầy cô và các bạn, mỗi người sẽ có cho mình một cách sống, một cách suy nghĩ riêng. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận về mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Sau đây em sẽ trình bày ý kiến về con người trong mối quan hệ với tự nhiên.

Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

Trước tiên đó chính là rừng– lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?

Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:

“ Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Không những thế, biển cả còn là 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.

Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.

Cũng có thể nói biển và đất có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.

Thiên nhiên không chỉ có đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.

Đó có thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, Thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, Rặng san hô hùng vĩ ở Úc, Rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peru, Thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng như của thế giới.

Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có những tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 6.221
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm