Nói và nghe: Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm

Thảo luận về vấn đề đời sống Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm

Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm là một trong số các đề tài được gợi ý trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi được gợi ra từ tác phẩm văn học trang 59. Sau đây là một số gợi ý chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm

Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm

Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Mặc dù đã ra đời từ rất lâu nhưng những giá trị nhân văn của tác phẩm vẫn luôn được lưu giữ vẹn toàn.

Chinh phụ ngâm kể về câu chuyện một đôi vợ chồng trẻ đang mặn mà hạnh phúc thì chiến tranh bất ngờ ập đến .Người chồng ,một chàng trai “vốn dòng hào kiệt” sẵn sàng vâng lệnh quân vương “xếp bút nghiêng theo việc đao cung” để hăm hở lên đường chinh chiến. Thời gian xa cách vời vợi, người chinh phụ chỉ biết mỏi mòn ở nhà ngóng trông và không ngừng hy vọng sự trở về bình yên của chồng mình. Trước thực tại đau khổ, cô lẻ ,nàng càng nhận thức sâu sắc về chân tướng của cái gọi là phép công, công danh. Nàng hối hận vì đã từng tin tưởng vào tước phong mà để chồng xông pha nơi đầu sóng ngọn gió. Cuối cùng, trong niềm khát khao mãnh liệt, nàng mơ tưởng về cảnh đoàn viên của lứa đôi hạnh phúc và đắm chìm cùng những mộng tưởng ấy.

Vấn đề trung tâm đặt ra cho khúc ngâm từ đầu cho đến cuối là mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuộc sống con người, với hạnh phúc của lứa đôi, tuổi trẻ. Qua khúc khải ca, khúc ngâm thực sự đã gieo vào lòng người đọc sự chán ghét, oán giận dối với những cuộc chiến tranh phi nghĩa, trái lòng người ,những cuộc chiến vô nhân đạo nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị, của một xã hội đầy rẫy áp bức và bất công .

“Lòng hứa quốc thắm son ngắt ngắt
Sức tí dân cứng sắt tri tri
Máu thiền vu , quắc nhục chi
Ấy thì bữa uống , ấy thì bữa ăn”.

Người chinh phụ mong chồng hãy dốc lòng phụng sự tổ quốc , dốc lòng lo cho dân, giữ gìn tấm lòng đẹp như son ,bền như sắt .Chàng hãy quyết tâm kết thúc trân chiến dai dẳng này bằng cách phi thường từ xưa đến nay chưa ai làm được : bắt sống chúa Thiền vu và chúa Nhục chi ,bắt chúng đền bù những cái đói ,cái khát mà chàng phải chịu bấy lâu nay.

“Mũi đòng vác đòi lần hăm hở
Đã lòng trời gìn giữ người trung
Hộ chàng trăm trận nên công
Buông tên ải bắc, treo cung non đoài
Bóng cờ xí giã ngoài quan ải
Tiếng khải ca trở lại thần kinh
Non Yên, thơ đá để danh
Triều thiên,vào trước cung đình dâng công”.

Người chinh phụ vẫn sống với niềm vui đón chờ vinh quang chiến thắng của chồng, một phần nào chàng hãnh diện có người chồng biết sống vì nhân dân, vì đất nước. Nàng khắc khoải, mong đợi chàng hãy dũng mãnh chiến đấu. Trời sẽ phù hộ những người trung với nước, sẽ giúp chàng thắng trận. Chàng chiến thắng vang dội nơi ải Bắc và trở về núi đông ăn mừng ngày đất nước hết binh đao .

Bóng cờ chiến thắng trở về giã từ miền quan ải .Trên đường về kinh đô ,đoàn quân hát khúc ca khải hoàn. Từ nay núi Yên Nhiên ghi tên thêm người có công với đất nước, thiếp sẽ gặp chàng tại cung điện nhà vua .

“Nước Ngân Hán việt đồng rửa sạch
Khúc nhạc từ giéo giắt lừng khen
Tài so Tần ,Hoắc vẹn tuyền
Tên ghi gác khói ,tượng truyền đài lân”.

Điệu nhạc hùng trỗi lên vang dậy, hòa cùng tiếng hoan hô của toàn thể bá dân. Tài của chàng được đem so sánh với Tần Thúc Bảo, với Hoắc Quang, tên chàng được ghi trên gác Lăng Yên.

“Nền huân tướng đai cân rạng vẻ
Chữ đồng hưu bia để nghìn đông
Ơn trên tử ấm , thê phong
Hiển vinh thiếp cũng đượm chung hương trời”.

Chàng sẽ được phong quan, mặc áo bào, vua ban cho chàng mấy chữ “đồng hưu” rạng danh đến ngàn năm sau. Thiếp cùng con và chàng sẽ sống còn lại những ngày đậm hạnh phúc .

Ước mơ là thế ! dù chàng trở về không sáng chói, lẫy lừng như Tô Tần trên đất Lạc Dương, thì thiếp vẫn luôn mừng vui, tiếp rước chàng với một tấm lòng thương yêu và kính trọng, chân thành. Thiếp sẽ vui vẻ cởi áo giáp cho chàng, lau sạch lớp bụi trần còn bám trên người chàng, ân cần mang chén rượu đến mời chàng.

“Xin vì chàng, xếp bào ,cởi giáp
Xin vì chàng, giữ lớp phong sương
Vì chàng, tay chuốc chén vàng
Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.

Thiếp sẽ đem từng tấm khăn đẫm lệ ngày nào……trong men rượu thiếp sẽ bày tỏ mọi nỗi lòng .

Rượu khà, cùng kể trước sau mọi lời
Sẽ rót vơi lần lần từng chén
Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên già
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ”

Tác phẩm đã thể hiển đầy đủ các cung bậc cảm xúc yêu thương, nhớ mong ,trăn trở của người chinh phụ .Đoạn thơ về khúc ca khải hoàn đã thể hiện một tấm lòng thổn thức, một khát khao hạnh phúc, tìm đến giá trị đích thực của cuộc sống.

Chiến tranh phi nghĩa được xây dựng trên xương máu của nhân dân nhưng con người vẫn luôn ý thức về cá nhân mình, người chinh phu luôn muốn sống trong hạnh phúc, một cuộc sống êm ấm ,hạnh phúc cá nhân đơn sơ mà giản dị.

Với số phận đau thương của người chinh phụ, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” đã thể hiện sự chống đối của con người đối với xã hội phong kiến và chiến tranh phi nghĩa, khát khao vươn tới hạnh phúc, giá trị của cuộc sống đời thường, khát khao được sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời.

Phần lớn, nội dung chính trong Chinh phụ ngâm là khúc ca về nỗi khổ, tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ, hơn nữa nó vừa là khúc ca giải bày tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ khi có người chồng ra trận, nhưng ở cuối khúc ngâm, hình ảnh người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống một cuộc sống yên ả, thanh bình.

Không ai có quyền ngăn cấm những ước mơ, và nhất là những ước mơ chính đáng nhất. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm có quyền ước mơ, khát khao về một cuộc sống gia đình, vợ chồng sum hợp, đoàn viên. Vì thế, dù chiến tranh ác liệt có mang đi người chồng yêu thương, dù cách trở về đại lý, nhưng dường như tâm hồn, tình cảm của nàng luôn gửi về nơi phương xa đó, nơi mà bóng hình người chinh phu luôn ngự trị trong tâm trí nàng. Điều đầu tiên mà ta dễ nhận thấy, đó là ước mong người chinh phu thắng trận trở về, đó chắc hẳn cũng là điều quan trọng nhất mà người chinh phụ mong mỏi. Một khi người chồng chiến thắng trở về thi bao nhiêu nguyện vọng, bao nhiêu ước mơ, khát vọng cùng người chồng xây dựng cũng như đã được hoàn thành một nữa :

“Thiếp chẳng dại như người Tô phụ,
Chàng hẳn không như lũ Lạc Dương”.

Ở đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy, người chinh phụ đã so sánh mình với “ người Tô phụ ” nhưng nàng không “ dại như” nàng Tô phụ. Thoạt nghe điều đó của nghĩa vô lí, nhưng việc sử dụng hình ảnh đối lập càng tăng thêm tính khẳng định lòng thủy chung son sắt của người chinh phụ dành cho người chinh phu, dù người chồng có trở nên như thế nào sau bao nhiêu năm xa cách, nàng vẫn chấp nhận, vẫn yêu thương như thuở ban đầu. Để làm được điều ấy, ắt hẳn niềm tin trong người vợ là rất lớn, lớn đền nỗi dù phong ba bão táp xảy ra trong cuộc đời, dù cuộc đời trớ trêu bắt họ phải xa lìa nhau, thì nàng vẫn tin một cách tuyệt đối vào người đầu ắp tay gối với mình. Trong giấc mộng hợp hoan ấy, người chinh phụ hình dung ra hình ảnh người chinh phu khi xuất chinh trở về sẽ được vinh hiển :

“Khi về, đeo quả ấn vàng,
Trên khung cửi dám dẻ dàng làm cao”.

Đầu tác phẩm, khi đưa tiễn người chồng ra chiến trận, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Thì ở đây, nàng đã hình dung ra cảnh người chồng trở về trong niềm vui thắng trận và được nhà vua ban thưởng và được phong tước. Phải chăng khi nghĩ tới tình cảnh đó, niềm vui sướng trong người vợ dâng cao, bỏ qua tất cả những muộn phiền, những nỗi buồn đau đớn bấy lâu, nàng đứng dậy và làm những việc mà trước đây nàng đã từng quên hay là không muốn làm:

“Xin vì chàng thay bào, cởi giáp,
Xin vì chàng rũ lớp phong sương
Vì chàng, tay chuốc chén vàng,
Vì chàng, điểm phấn, đeo hương não nùng”.

Người chinh phụ vì người chồng mình yêu thương mà xin được làm mọi thứ, nàng muốn tự tay mình cởi đi lớp áo bào, áo giáp, như giúp người mình yêu thương trút bỏ được những gánh nặng đè trên vai, cởi bỏ lớp áo mà vì nó làm cho vợ chồng xa cách, li tan. Qua hình ảnh này, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Phải chăng, chi tiết này gợi lên phần nào đã tố cáo được những cuộc chiến tranh phi nghĩa, nếu không có chiến tranh, thì cũng không có những cuộc chia ly kéo dài, không có những mất mát, đau khổ, không có cảnh vợ xa chồng để rồi phải ngồi hình dung ra người chồng trong tâm tưởng.

Không những vì chồng mà xua tan chiến tranh phi nghĩa, hơn thế, người vợ vì chồng còn xin được là người cởi bỏ đi sự gian khổ trên đường trường , xông pha gió và sương lạnh. Thế đấy, sức mạnh tình yêu khiến cho con người trở nên biết yêu thương, biết bao dung và nghĩ cho người mình yêu hơn. Họ lấy hạnh phúc của người làm hạnh phúc cho bản thân mình. Dường như nàng hiểu ra một điều, những ước mong ấy khó mà thực hiện được, để rồi trở về với hiện tại, nàng hành động với những điều mà nàng có thể làm được vì người mình yêu, đó là sống một cuộc sống tốt hơn, biết chăm sóc cho bản thân trong những ngày tháng không có chồng bên cạnh.

Điều đó, đồng nghĩa với việc làm giảm đi nỗi lo của người ở ngoài biên cương. Nàng rót chén vàng, nàng “điểm phấn ”, “đeo hương”, làm những việc mà lâu nay nàng quên mất. Hành động đó cũng chẳng làm nàng quên đi nỗi nhớ mong, quên đi sự cô đơn, hẩm hiu của số phận. Nàng làm những điều trên trong một tâm trạng “não nùng”, trong sự nhớ nhung vô bờ bến. Rồi nàng như nhớ về những kỉ niệm xưa :

“Giở khăn lệ, chàng trông từng tấm,
Đọc thơ sầu, Chàng thẩm từng câu”.

Làm sao có thể quên đi người trong mộng, dù giờ này người ở tận phương trời nao. Làm sao có thể sống an nhàn hạnh phúc, khi người mình yêu chịu bao nhiêu mưa gió dặm trường. Tình yêu chân thành giúp con người vượt ra khỏi thế giới thực tại đầy đau thương và trắc trở, giúp con người vươn lên để ước mơ về những tháng ngày sống ấm no và hạnh phúc. Người chinh phụ ở đây cũng thế, nàng đáng yêu và được yêu, sau bao nhiêu tháng ngày dài mong mỏi, ngóng chờ trong nỗi sầu khổ, nàng có quyền mơ ước về ngày đoàn viên :

“Liên ngâm, đối ẩm từng phen,
Cùng Chàng lại kết mối duyên tận già”.

Tới đây, có thể nói tình yêu trong nàng cháy bổng, như muốn thiêu đốt đi những ngày dài xa cách. Nàng mãnh liệt, say đắm trong tình yêu. Nàng mong muốn sống trọn đời bên người mình yêu thương, sống thật ý nghĩa để bù đắp lại những ngày dài cách trở. Để thỏa nỗi nhớ mong, cho vơi đi những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ trong căn phòng lạnh vắng :

“Cho bõ lúc sầu xa, cách nhớ,
Giữ gìn nhau vui thuở thái bình”.

Rồi nàng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, gửi những nỗi nhớ mong về nơi có người mình đang thương nhớ, gửi nỗi lòng mình vào trong gió, mong đem nó đến bên người mình yêu thương :

Ngâm nga mong gửi chữ tình:
“Đường này âu hẳn tài lành trượng phu!”

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người vợ luôn hướng đến người chồng, luôn ngóng nhờ ngày được đoàn tụ. Tình yêu xuất phát từ trái tim luôn chân thành và mãnh liệt. Giấc mộng hợp hoan của người chinh phụ luôn là giấc mộng đẹp cho bao người có chồng ra trận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 14.611
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm