Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
Phân tích bài thơ song thất lục bát
Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát là một trong những nội dung quan trọng các em học sinh sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh tổng hợp bài văn mẫu phân tích tác phẩm thơ song thất lục bát hay và chi tiết giúp các em nắm được cách làm bài khi gặp dạng bài viết này.
1. Mẫu dàn ý phân tích bài thơ song thất lục bát
Sau đây là tổng hợp một số mẫu dàn ý phân tích một số tác phẩm thơ song thất lục bát. Mời các em cùng tham khảo.
Dàn ý phân tích đoạn trích Than nỗi oan - Cao bá Nhạ
Mở bài
- Dẫn dắt: Từng được đánh giá là “Một khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh).
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tự tình khúc” xứng đáng là một áng văn bất hủ, là tiếng kêu tha thiết nói lên nỗi oan khổ của Cao Bá Nhạ.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm/ đoạn trích: Trong đó “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc, thể hiện tư tưởng cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Trích đoạn trích:
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
...
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”
Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Cao Bá Nhạ (chưa rõ năm sinh, năm mất) là cháu ruột của Cao Bá Quát. Năm 1855, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị triều đình kết án tru di tam tộc. Trong bối cảnh ấy, Cao Bá Nhạ đã phải tha hương cầu thực, trốn chui lủi khắp mọi vùng miền, nhưng đến năm 1862, ông bị tố giác, bị bắt vào ngục, đi đày và sau đó mất.
- Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến “Tự tình khúc”. Đây là tác phẩm ngâm khúc, gồm 608 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm được viết khi ông đang bị lưu đày, sống trong cảnh tù tội. Tác phẩm là một khúc ngâm lâm ly, thống thiết, là một thiên tình cảm chân thực của một con người bị vạ lây, oan trái.
- Đoạn trích “Than nỗi oan” thuộc phần giữa của tác phẩm, đoạn trích là tiếng lòng, là lời than cho số phận oan trái của mình.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
*Khổ 1:
- Hình ảnh:
+ “Đuôi con mắt châu sa thấm giấy/ Đầu ngón tay máu chảy pha son”: Ở trong chốn ngục tù tối tăm, đau đớn vì cảnh gia đình tan tác, Cao Bá Nhạ cảm thấy đau buồn cho cuộc đời của mình. Giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài, thấm ướt hết trang giấy, máu chảy ra đầu ngón tay hòa vào trong son mực. Khúc tự tình như được viết bằng máu và nước mắt của ông vậy.
+ “Người đau phong cảnh cũng buồn”: mang trên mình cái án của một kẻ tội tù, tâm trạng của Cao Bá Nhạ không bao giờ có thể thư thái, vui vẻ một chút. Vì thế mà thiên nhiên, cảnh vật xung quanh cũng trở nên buồn bã, như muốn san sẻ, chia bớt nỗi buồn với tác giả.
+ “Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai”: thông, cúc, trúc, mai là các hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của người quân tử. Nhưng giờ đây vẻ đẹp ấy đang dần bị hao mòn đi vì cái án oan khất, khó mà giải được.
- Từ ngữ: châu sa, máu chảy, đau, buồn, gầy, mòn: diễn tả và nhấn mạnh bối cảnh cũng như nỗi buồn mà tác giả đang phải gánh chịu.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Nói quá: châu sa thấm giấy, ngón tay máu chảy pha son: diễn tả nỗi đau buồn oan trái đến cùng cực trong tâm hồn của thi sĩ.
+ Tả cảnh ngụ tình trong hai câu thơ: “Người đau phong cảnh cũng buồn/ Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai”: thể hiện thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của con người.
+ So sánh: thông gầy như trúc, cúc mòn như mai: nhấn mạnh thêm sự khổ cực và nỗi đau buồn mà Cao Bá Nhạ đang phải gánh chịu.
=> Kết luận: Chỉ trong vỏn vẹn bốn dòng thơ ngắn ngủi, nhưng những nỗi niềm của tác giả đã được thổ lộ dần. Câu thơ nhuốm một màu sắc bi thương khó tả, diễn tả nỗi đau và tâm trạng của Cao Bá Nhạ khi phải sống trong cảnh tội tù oan trái.
*Khổ 2:
- Hình ảnh:
+ “Mối tâm sự rối mười phần thảm/ Gánh gia tình nặng tám năm dư”: câu thơ là tiếng lòng, là lời tâm sự của nhân vật trữ tình về chính số phận oan trái của mình. Đã tám năm từ ngày cụ Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, cả gia đình họ Cao phải sống trong những ngày tháng khổ sở, người sống không rõ, người chết trong cảnh nhục nhã ê hề.
+ “Khi ngày mong bức xá thư/ Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng”: Cao Bá Nhạ đã gửi gắm mong ước của mình vào trong những vần thơ. Dù biết điều đó thật khó để xảy ra trong một chế độ phong kiến đầy sự mục rỗng như vậy, nhưng biết làm chi cho qua ngày qua tháng, tác giả chỉ đành ngậm ngùi gửi những mong ước ấy vào hư vô.
- Từ ngữ: mười phần thảm, nặng tám năm dư, mong, than bóng, hỏi lòng: thể hiện sự bất lực của Cao Bá Nhạ trước hoàn cảnh của mình.
- Biện pháp tu từ:
+ Đối, liệt kê: “mười phần thảm” với “tám năm dư”; “khi ngày mong bức xá thư/ khi đêm than bóng/ khi trưa khỏi lòng”: nhấn mạnh vào nỗi oan khuất và sự đau buồn của tác giả, chính điều đó vẫn luôn ám ảnh trong tâm hồn của nhân vật trữ tình âm ỉ từ đêm tới trưa, từ ngày này qua tháng khác.
=> Kết luận: Khổ thơ trên là tiếng lòng tâm sự của tác giả, cũng như là lời thổ lộ mong ước được giải oan của chính mình.
*Khổ 3:
- Hình ảnh:
+ “Hương thề nguyện khói nồng trước gió”: tác giả không hề thẹn với lòng mình, cái án mà cả gia tộc ông đang phải gánh chịu là một nỗi oan khuất. Cao Bá Nhạ sẵn sàng thề với lòng mình, gửi gắm nỗi oan khuất vào gió để đưa lên cùng với trời cao.
+ “Tờ tố oan mở ngõ giữa trời”: không thể trông chờ vào triều đình nhà Nguyễn, trông chờ vào chế độ phong kiến lúc bấy giờ, sự oan khuất này chỉ đành có thể gửi trời xanh chứng giám.
+ “Tờ oan kể hết bao lời/ Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”: Nỗi đau tru di tam tộc vẫn luôn âm ỉ trong suốt cuộc đời của tác giả. Kể sao cho hết nỗi oan ấy, kêu sao cho được chín cửu trùng đều nghe thấy tiếng oan khuất này. Câu thơ đã thể hiện nỗi đau giằng xé trong tâm hồn ông cũng như sự bất lực của tác giả trước thời đại.
- Từ ngữ: mở ngõ giữa trời, kể hết bao lời, sao chửa thấu nơi cửu trùng
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: “hương thề nguyện”, “hương thề”, “tờ tố oan”, “tờ oan”
+ Câu hỏi tu từ: Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng?
=> Kết luận: Nhấn mạnh sự bất lực đến tột cùng của tác giả. Cao Bá Nhạ bất lực cất lên tiếng kêu giải oan đau xé lòng giữa một xã hội phong kiến thối nát, nhưng dường như tiếng kêu ấy chỉ có thể bay vào trong vô vọng, không một ai giãi bày.
3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: xuyên suốt đoạn trích một màu sắc u tối nhuốm lên cảnh vật, nỗi buồn, nỗi oan khuất của tác giả đã nhuốm lên cảnh vật khiến cho phong cảnh cũng phải đau buồn theo.
+ Giọng điệu u buồn, đau xót, bất lực trước thời thế.
+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn trích “Than nỗi oan” đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Cao Bá Nhạ trong những ngày tháng tác giả sống trong chốn ngục tù. Chỉ trong vỏn vẹn ba khổ thơ ngắn nhưng những nỗi đau xót cùng tiếng kêu oan khuất của tác giả đã được thể hiện rất rõ nét. Đoạn trích chính là một bản cáo trạng đanh thép lên án chế độ bất lương của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn đã chà đạp lên tính mạng, tài năng, trí tuệ và quyền sống của con người mà chính Cao Bá Nhạ là một trong số nạn nhân đó. “Than nỗi oan” xứng đáng là một trong những đoạn trích sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của thi phẩm.
4. Liên hệ, mở rộng
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là nơi để con người giãi bày cảm xúc của mình, vì thế đã không ít người tìm đến với thơ để cất lên lời ca ai oán của mình về cuộc đời. Trong đó có thể kể tới, tiếng kêu nghẹn ngào sầu oán của người phụ nữ trong “Cung oán ngâm khúc”:
“Đêm năm canh lần nương vách quế,
Cái buồn này ai để giết nhau,
Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”
Khác với “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ, “Chinh phụ ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều lại là tiếng thét oán hờn của một người phụ nữ bị chế độ phong kiến đối xử phũ phàng và tàn ác. Cung nữ chính là nạn nhân bi thảm cả những đặc quyền phong kiến vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành một món đồ mua vui, thỏa mãn thói hoang dâm vô độ. Rồi lại một mình trở về chốn khuê phòng, chôn mòn tuổi xuân trong căn phòng đơn côi gối chiếc. Nỗi oán hờn ấy đã ngấm sâu vào trong từng trang chữ, cất lên những tiếng kêu tố cáo xã hội lúc bấy giờ.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích: Có thể thấy rằng, “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc của tác phẩm “Tự tình khúc”, là tiếng kêu oan thống thiết của tác giả trước một cuộc đời đầy những ngang trái.
- Liên hệ bản thân/ thời đại: Chính những cảm xúc chân thành ấy và sự tài năng của mình, mà tác phẩm ấy đã được lưu truyền muôn đời, sống mãi trong lòng của bạn đọc bao thế hệ về sau.
Bài mẫu tham khảo tại đây:
Dàn ý phân tích văn bản Khóc Dương Khuê
Mở bài:
- Dẫn dắt: Tình bạn là một trong những thứ tình cảm cao quý nhất của loài người.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Trong kho tàng văn học nhân loại, có rất nhiều tác phẩm giá trị viết về đề tài này. Trong đó, “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến xứng đáng là một áng văn bất hủ.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm: Tác phẩm là tiếng khóc ỉ ôi, là nỗi đau chua xót của Nguyễn Khuyến khi đứng trước cái chết của người bạn tâm giao của mình.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) sinh ra tại quê ngoại ở tỉnh Nam Định, nhưng lớn lên và sống chủ yếu tại tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một nhà Nho nghèo, đến năm 1864 ông mới đỗ đầu kì thi Hương, năm 1871 đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Dù đỗ đạt cao nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan trong vòng mười năm sau đó lại về quê dạy học sống thanh bạch chốn quê nhà. Nguyễn Khuyến là một người rất có tài, có cốt cách thanh cao và một tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết. Những sáng tác của ông thành công trên cả chữ Hán và chữ Nôm với những giá trị hết sức to lớn.
- Dương Khuê là một trong những người bạn thân thiết nhất của Nguyễn Khuyến. Họ kết giao từ thuở mới bước vào trường thi, cùng chia sẻ với nhau hết những ngọt bùi của chốn quan trường. Sau này, khi kinh thành thất thủ, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở ấn, còn Dương Khuê vẫn còn nấn ná lại với triều đình để gắng làm tròn chữ nghĩa theo cách của mình. Đến năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ này để khóc bạn.
- “Khóc Dương Khuê” là một áng thơ vô cùng giản dị, với lối câu từ giản dị, chất phác tiếng khóc của Nguyễn Khuyến cứ thế mà được trải dài trong những vần thơ. Những kỉ niệm năm xưa ngọt ngào, một thực tế đau đến phũ phàng đều được tác giả thể hiện một cách rất chân thực và sâu sắc.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
*Hai câu thơ đầu: Báo tin Dương Khuê mất
- Hình ảnh:
+ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: Nguyễn Khuyến đã thể hiện sự gần gũi cùng tôn kính của mình với người bạn của mình qua cách xưng hô “bác Dương”.
+ “Nước mây man mác”: không gian cũng nhuộm màu tang thương.
+ “Ngậm ngùi lòng ta”: nhận được tin bạn mất khiến cho Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau xót, như đứt từng khúc ruột ra vậy.
- Từ ngữ: thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi
- Biện pháp tu từ:
+ Nói giảm nói tránh: thôi đã thôi rồi: làm giảm đi cảm giác đau buồn, hiện thực phũ phàng với tác giả.
+ Điệp từ: thôi: nhấn mạnh vào sự mất mát, trống vắng, nỗi đau trong lòng của nhân vật trữ tình.
=> Kết luận: Hai câu thơ mở đầu như một tiếng nấc nghẹn ngào được tác giả cất lên khi hay tin người bạn chí cốt của mình đã ra đi mãi mãi.
*Mười hai câu thơ tiếp theo: Sự hồi tưởng về những kỉ niệm thời xuân xanh
- Hình ảnh:
+ “Thuở đăng khoa ngày trước”, “tôi với bác cùng nhau”, “chơi nơi dặm khách”, “tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”, “tầng gác cheo leo”, “rượu ngon cùng nhắp”, “bàn soạn câu văn”: Sau những phút giây hốt hoảng vì sự ra đi đột ngột của người bạn tôn quý, Nguyễn Khuyết bình tĩnh trở về với lòng mình, tác giả nhớ lại những kỉ niệm trước đây hai người cùng nhau trải qua, cả một quãng thanh xuân tươi đẹp hiện ra trước mắt tác giả. Đó là những kỉ ức, những kỉ niệm không bao giờ có thể quên được của cả hai người. Từ những lần gặp nhau đầu tiên “thuở đăng khoa”, cho đến những ngày tháng cùng nhau rong ruổi tận hưởng những thú vui ở đời, cũng có khi say xưa bên chén rượu, hay những khi ngâm đàn hát xướng ca. Nhưng giờ đây, tất cả cũng chỉ còn là kỉ niệm mà thôi.
- Từ ngữ: nhớ, sớm hôm, cùng nhau, kính yêu, duyên trời, có khi, cũng có lúc, biết bao => Thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết và nhấn mạnh vào những kí ức ngọt ngào giữa hai người.
- Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê kết hợp cùng điệp cấu trúc: cũng có lúc, cũng có khi đan chéo vào nhau vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha, thể hiện một tình bạn vô cùng đẹp đẽ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
=> Kết luận: Khổ thơ là những kỉ niệm vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ về tình bạn, là những kí ức không bao giờ quên được đối với tác giả.
*Tám câu thơ tiếp: Ấn tượng trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng.
- Hình ảnh:
+ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn/ Phận đấu thăng chẳng dám tham trời”: Ý của Nguyễn Khuyến đang muốn nói đến sự nhiễu nhương của buổi giao thời. Đứng trước những biến động của xã hội, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình con đường cáo quan ở ẩn, còn Dương Khuê vẫn chọn ở lại làm quan. Chính vì vậy mà họ đã xa cách từ đó.
+ “Cầm tay nói hết xa gần/ Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”: Sau những năm tháng xa cách mỗi người một phương trời, gặp lại tri kỷ nói hết những chuyện gần xa, tâm sự hết những vấn đề của cuộc sống. Thật vui sướng và hạnh phúc vì người bạn của mình vẫn còn rất khỏe mạnh và vẫn giữ được chí hướng ban đầu.
- Từ ngữ: than, già, mừng rằng, chưa can, hỏi hết xa gần
=> Kết luận: Bằng giọng điệu chua xót, Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng với cụ Dương Khuê. Đó là vào ba năm trước, hạnh phúc và vui sương vì bác vẫn giữ nguyên được cốt cách của mình, cũng như vẫn còn khỏe mạnh so với tuổi. Nhưng thật không ngờ lần gặp đó lại là lần gặp cuối, chia tay lần ấy lại là lời vĩnh biệt.
*Mười sáu câu cuối: Nỗi đau khôn tả lúc bạn dứt áo ra đi
- Hình ảnh:
+ “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác/ Tôi lại đau trước bác mấy ngày/ Làm sao bác vội về ngay/ Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”: Trở lại với thực tế phũ phàng, dường như Nguyễn Khuyến vẫn chưa thể tin rằng đây là một sự thật. Nhìn vào thực tế, tác giả cho rằng xét về tuổi tác mình già hơn Dương Khuê, xét về sức khỏe, tác giả còn đau ốm cả trước người bạn già của mình. Tác giả giãi bày nỗi đau tê tái, bủn rủn của mình. Tin bạn mất đã khiến cho ông không còn tin vào thực tại, chỉ thấy chân tay mình trở nên rụng rời. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là một sự thật nghiệt ngã.
+ “Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên”: Nguyễn Khuyến có ý trách cứ người bạn của mình. Dẫu biết rằng cuộc đời này đáng chán, nhưng tại sao lại bỏ ông mà về bên kia trước. Sao lại để tác giả phải một mình giữa cái thời thế chán kinh người này.
+ “Rượu ngon không có bạn hiền”, “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết”, “Giường kia treo những hững hờ”, “Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”: Thẩn thơ một mình nhìn vào thực tại chán chường, giờ đây trước mắt tác giả là một sự trống vắng đến ghê người. Nhớ trước kia tôi với bạn cùng nhau uống rượu ngâm thơ, cùng nhau say sưa đàn ca dưới ánh trăng. Ấy thế mà giờ đây, rượu ngon đã có nhưng bác ở đâu, thơ viết ra cũng chẳng còn ai tâm đầu ý hợp mà luận mà ca, giường kia cũng trở nên lạnh lẽo khó gần, đàn kia gẩy lên cũng chẳng còn thấy hay ho tí nào. Sự trống vắng cứ thế mà dâng trào trong trái tim của thi sĩ, đọng lại một niềm đau đáu nhớ bạn đến khôn nguôi.
+ “Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.": Thể hiện một nỗi đau triền miên đến bất tận, đó là tiếng khóc không nước mắt, là những hàng lệ chảy ngược vào trong. Hai câu thơ đã cực tả nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến.
- Từ ngữ: lên tiên, không viết, hững hờ, đưa ai, ngẩn ngơ, hạt lệ, chứa chan... => thể hiện sự đau đớn khôn nguôi trong tâm hồn của thi sĩ.
- Biện pháp tu từ: Liệt kê thực tế phũ phàng khi không còn có bạn đồng hành qua => nhấn mạnh thêm nỗi đau và sự trống vắng trong lòng của tác giả.
=> Kết luận: Như vậy, với mạch cảm xúc ấy, nỗi đau khi mất đi ngừi bạn thân thiết của mình đã được Nguyễn Khuyến đặc tả dưới những cung bậc khác nhau: có khi thì bộc phát, khi lại trở nên ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lại lắng đọng vào sâu trong tâm hồn của tác giả.
3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát mang đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, lời thơ chân thành, thấm thía.
+ Các biện pháp tu từ như nói giảm nói tránh, điệp cấu trúc, so sánh, câu hỏi tu từ... cũng góp một phần không nhỏ trong việc làm nên thành công của tác phẩm.
- Nội dung: Bài thơ mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về sự ra đi của người bạn thân thiết của mình, từ đó góp phần khẳng định những giá trị tốt đẹp về tình cảm giữa con người với con người. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.
4. Liên hệ mở rộng
Nếu Việt Nam có tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, thì Trung Hoa có đôi bạn Lý Bạch và Đỗ Phủ. Dù tính cách của hai người này có nét trái ngược nhau, Lý Bạch có tâm hồn phóng khoáng, phiêu liêu, thích tự do, bồ bã. Đỗ Phủ lại là một nặng tình, nhiều tâm tư, lắm nguyên tắc, kính thánh tôn hiền. Nhưng họ đã gặp nhau và trở thành những người bạn bè thân thiết của nhau. Viết về chuyện tình này, Đỗ Phủ đã từng thổ lộ rằng:
“Dư diệc Đông Mông khách
Liên quân như đệ huynh
Tuý miên thu cộng bị
Huề thủ nhật đồng hành.”
Nghĩa là:
“Tôi cũng là khách như ông ở Đông Mông.
Ta thương nhau như anh em ruột.
Trời thu lạnh, say ngủ đắp chung chăn
Ban ngày nắm tay cùng đi đây đó.”
Họ gặp nhau khi cả hai cùng làm khách ở Đông Mông. Như một mối lương duyên trời định, cả hai thi thánh đã kết duyên bạn bè với nhau. Có biết bao kỉ niệm buồn vui, cùng gắn bó với nhau trên những chặng đường lớn nhỏ, lang thang cùng với nhau khắp chốn đó đây. Như vậy, có thể thấy, tình bạn là một chủ đề rất quen thuộc trong thơ ca, mỗi người đều sẽ có những câu chuyện khác nhau. Và nghiễm nhiên rằng, mỗi tác giả đều cũng sẽ có những cách thức khác nhau để chuyển tải câu chuyện của mình.
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: “Khóc Dương Khuê” xứng đáng là một trong những bài thơ đặc sắc nhất viết về tình bạn của thơ ca nhân loại.
- Liên hệ bản thân, thời đại: Chính nhờ những cảm xúc chân thành được cất lên từ chính trái tim mình, mà Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho tác phẩm một dấu ấn khó phai trong lòng độc giả đến muôn đời.
Dàn ý phân tích văn bản Ai tư vãn
Mở bài:
- Dẫn dắt: Tố Hữu đã từng nói: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nỗi buồn quả phụ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất được trích từ tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm/đoạn trích: Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.
- Trích đoạn trích:
Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:
.....
Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?
Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vãn” được ra đời.
- “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.
- Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
*Khổ thơ 1, 2:
- Hình ảnh:
+ “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. Phải chăng, “trăng mờ” chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do giọt nước mắt còn vương trên mi nàng đã làm cho trăng cứ thế mờ đi mãi.
+ Đứng trước gương, gương soi chiếu hình ảnh của chính mình, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn.
+ “Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà”: ngỡ là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hui của chính mình.
+ “Hoa buồn”, “Cánh hải đường đã quyện giọt sương”: hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương, hay chính ý tác giả là hải đường đang khóc như là một điềm gở. Thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng.
+ “Trông chim càng dễ đoạn trường/ Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”: trông chim bay thì thấy chim tan đà lẻ bóng, uyên ương nay chỉ còn lại chiếc bóng, phượng hoàng cùng chỉ còn là lẻ đôi. Nhìn vào đâu đâu cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách.
- Từ ngữ:
+ Các từ ngữ: “buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lẻ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buồn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ.
+ Nhân hóa; hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi => Làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.
=> Kết luận: Những hình ảnh và từ ngữ đã nhuốm lên trang thơ một màu sắc bi thương khó tả. Người quả phụ nhìn lên trăng, thấy trăng mờ, nhìn xuống hoa chỉ thấy hoa tàn úa. Một mình cô đơn trong phòng khuê lạnh lẽo, đến bầu bạn cùng hoa cũng chỉ thấy hoa đã tàn úa. Nỗi buồn cứ thế lan dần ra, chiếm hết mọi ngõ ngách không gian.
* Khổ 3:
- Hình ảnh:
+ “Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy/ Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!”: Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này.
+ Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân.
- Từ ngữ: “ngùi ngùi”, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ.
- Biện pháp tu từ: Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi tu từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời.
=> Kết luận: Khổ thơ là tiếng lòng xót thương cho cuộc đời của mình, là nỗi đau buồn khi phải sống trong cảnh quá phụ cô đơn lẻ chiếc một mình.
1. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Xuyên suốt đoạn trích, cảnh vật thê lương, ảm đạm: trăng mờ, hoa buồn, hải đường quyện giọt sương, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi... Không có một hình ảnh nào ấm áp, vui tươi. Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bi thương, u tối.
+ Giọng điệu u buồn, xót xa.
+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” khắc họa nỗi buồn triên miên của người phụ nữ cũng như thể hiện tình yêu của bà dành cho vua Quang Trung.
4. Liên hệ mở rộng
Có thể liên hệ với một số câu thơ cũng viết về tình cảnh lẻ loi, cô đơn hoặc sự buồn tủi của người phụ nữ trong văn học trung đại. Cụ thể:
- Sự lẻ loi, cô đơn, luôn ngóng trông người chồng mình trở về của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.”
Khác với “Ai tư vãn” của “Lê Ngọc Hân, bài thơ “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi nhớ đến tột cùng của người chinh phụ, luôn ngóng trông tin của người chồng từ phương xa trở về. Một nét chung có thể thấy ở cả hai tác phẩm là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho thiên nhiên, trời đất cũng phải buồn theo con người.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích: Là tiếng lòng được cất lên từ chính cuộc đời của mình, “Nỗi buồn quả phụ” là một đoạn trích rất đặc sắc, là những dòng tâm sự của nàng về cuộc đời của mình, về nỗi buồn chua xót khi mất đi người chồng.
- Liên hệ bản thân/thời đại: Chính những cảm xúc chân thành ấy đã làm nên sự thành công cho tác phẩm của nàng cũng như ghi dấu ấn với bạn đọc muôn thế hệ.
Dàn ý phân tích đoạn trích Ngóng người chân mây - Đoàn Thị Điểm
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (nhan đề, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về đoạn trích: Nỗi lòng của người chinh phụ có chồng ra trận
* Thân bài: Làm rõ được nội dung chủ đề , giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
- Luận điểm 1: Về nội dung : phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…của người chinh phụ.
+Nàng nghĩ về công danh và nỗi nhọc nhằn của người chồng với sự tương phản: (Áng công danh trăm đường rộn rã/ Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi).
+ Nàng nghĩ về nỗi cô đơn của mình và sự xa cách: Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai/Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây” à nghệ thuật tiểu đối (thiếp trong -chàng ngoài; cánh cửa - chân mây) gợi sự xa cách nghìn trùng... nhớ thương không thể ngỏ, lời không thể trao.
+ Nàng nhớ lại ước mong ngày trẻ bên nhau (vui vầy) nhưng phải đối diện với thực tế quá phũ phàng (nước mây cách vời): sống dằng dặc trong xa cách nhớ thương.
+ Nàng oán thán, vì sao, vì ai mà ta phải sống trong cách trở sầu muộn, khi đôi vợ chồng trẻ chưa kịp quen hơi, bén tiếng (oanh chưa bén liễu).
- Luận điểm 2: Một số nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Thể thơ..
+ Điển tích, phép đối
+ Giọng điệu
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc làm rõ chủ đề..
* Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thơ.
+ Liên hệ…
Văn mẫu phân tích tác phẩm thơ song thất lục bát
Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
(20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
(4 mẫu) Viết đoạn văn nói về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương
(Có đáp án) Đọc hiểu Văn tế thập loại chúng sinh
(Cực hay) 7 đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 9 KNTT (Đầy đủ ma trận, đáp án)
Đọc hiểu Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo
Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức có đáp án
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- (Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ KNTT
- Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- (Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- (Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- (Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
- Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
- Soạn bài Củng cố mở rộng bài 5 Văn 9 KNTT
- Thực hành đọc Âm mưu và tình yêu
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 9
Bộ đề nghị luận xã hội từ hình ảnh
Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm
Top 14 mẫu tóm tắt văn bản Làng của Kim Lân siêu hay
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 có đáp án năm học 2023-2024