Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta

Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta

Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta. Đây là một trong số các đề tham khảo thuộc bài  Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người trong mối quan hệ với tự nhiên trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Sau đây là  dàn ý khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta

Dàn ý nghị luận về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta

Yêu cầu: 

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Xác định được các ý chính của bài viết

Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý chi tiết:

1. Mở bài

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong đó có khai thác nguồn lợi hải sản . Tuy nhiên hiện nay, tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Do đó, việc khai thác đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi hải sản là công việc cần làm để hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững.

2. Thân bài:

*Triển khai vấn đề nghị luận:

Luận điểm 1: Bản chất của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản

- Nguồn lợi hải sản là tài nguyên sinh vật trong vùng biển. Việc khai thác nguồn lợi hải sản này đem lại các giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác hải sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản.

- Trên khắp các địa phương dọc đường bở biển ở nước ta, bên cạnh hoạt động khai thác nguồn lợi hải sản, ngư dân cùng chính quyền địa phương, các tổ chức có các hoạt động tái tạo nguồn lợi hại sản nhằm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản và tăng giá trị kinh tế thu về cho quốc gia.

- Thực trạng việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở nước ta hiện nay: Lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi hải sản đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức:

+ Nguồn lợi hải sản khai thác được ngày càng suy giảm, với cơ cấu ngành nghề khai thác chưa phù hợp, công nghệ khai thác còn lạc hậu, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, chuỗi liên kết trong sản xuất thiếu và yếu…

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đang xuống cấp, ô nhiễm, khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển.

+ Bên cạnh đó, ngành thủy sản còn xung đột phát triển với các ngành kinh tế khác, như: du lịch, giao thông…

- Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường hải sản:

+ Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.

+ Ô nhiễm môi trường biển

+ Người dân chưa có ý thức bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản.

...

Luận điểm 2: Tác hại, hậu quả của việc khai thác nguồn lợi hải sản quá mức, không đi đôi với việc bảo vệ.

- Tình trạng vi phạm về khai thác nguồn lợi hải sản, khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt như việc đánh bắt cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ,… vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến suy giảm nguồn lợi hải sản.

- Gây mất cân bằng sinh thái môi trường biển, mất nguồn gen nhiều loài hải sản quý hiếm.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống những người dân đánh bắt hải sản khi phương kế làm ăn của họ phụ thuộc chủ yếu vào khai thác hải sản.

Luận điểm 3: Lợi ích của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hợp lí, khoa học

- Khai thác nguồn lợi hải sản hợp lí kết hợp với việc bảo vệ sẽ giúp phát triển kinh tế biển bền vững, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong môi trường biển, cung cấp thực phẩm cho cuộc sống cộng đồng.

- Khai thác gắn với bảo vệ, tái tạo, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sẽ tạo sinh kế bền vững cho chính người dân nuôi trồng và đánh bắt.

* Ý kiến trái chiều: Còn một bộ phận người dân đánh bắt thủy hải sản vẫn có tư tưởng cho rằng nguồn lợi hải sản trên biển là vô tận, nên khai thác quá mức theo hướng tận diệt. Những người đó cần thay đổi tư tưởng bởi việc khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn hải sản sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho công việc đánh bắt hải sản là phương kế làm ăn để ổn định cuộc sống của người dân.

*Giải pháp cho sự việc:

+ Xây dựng các khu bảo tồn biển.

+ Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ.

+ Thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh

+ Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt.

+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

+ Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản như: ngăn chặn đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những qui định về bảo  vệ nguồn lợi hải sản, xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm.

+ Cơ cấu lại các đội tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi một số nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái. Định kỳ điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo quy định, nhằm làm cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý thủy sản theo hướng bền vững và có trách nhiệm; sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp và cần có thái độ kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản…để nguồn lợi về thủy sản được phát triển lâu bền và giữ được sự đa dạng của nó.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta.

Tóm lại nguồn lợi hải sản có vai trò hết sức quan trọng nên cần phải thực hiện tăng cường các hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản không chỉ là trách nhiệm của ngành chức năng, chính quyền các địa phương mà cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội để giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tái tạo nguồn lợi hải sản và bảo vệ môi trường sống của các loại hải sản, góp phần phát triển sản xuất hải sản bền vững.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 20.364
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm