(3 đề) Đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Bộ đề đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là một tác phẩm truyện truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em một số đề đọc hiểu văn bản Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu có đáp án sẽ là tài liệu học tập bổ ích giúp các em cảm nhận được những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đọc hiểu Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều
- Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- (Có đáp án) Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đọc hiểu
- Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
1. Văn bản Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Từ Đạt ở Khoái Châu, (1) lên làm quan tại thành Đông Quan (2) thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bỡi đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. (3) Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.
Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghép Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: – Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến. Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng: – Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê. Sinh không đừng được, mới bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam. Không ngờ lòng giời khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Lưu thị. Bấy giờ có quan tướng quân họ Bạch là cháu họ ngoại của bà Lưu thị muốn lấy Nhị Khanh làm vợ, đem tiền bạc đến khẩn cầu. Lưu thị bằng lòng, rồi nhân lúc vắng vẻ, bảo Nhị Khanh rằng: – Nhà nước từ ngày họ Nhuận Hồ tiếm vị, ngày tháng hoang chơi, triều chính đổ nát, họa loạn sẽ xảy ra chỉ trong sớm tối; mà Phùng lang từ ngày ra đi, thấm thoắt đã sáu năm nay, tin tức không thông, mất còn chẳng rõ. Lỡ ra gặp lúc rồng tranh hổ chọi, phải khi bướm dại ong cuồng, Tra Lợi mắc vào tay (4), áp Nha không sẵn mặt (5), chỉ e Chương Đài tơ liễu, (6) trôi bay đi đến tận phương nào. Chi bằng bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe, lấp những lời giăng gió cợt trêu, nương dưới bóng tùng quân cao cả. Tội gì mà bơ vơ trơ trọi, sống cái đời sương phụ buồn tênh. Nhị Khanh nghe nói sợ hãi, mất ngủ quên ăn đến hàng tháng. Lưu thị tuy biết chí nàng không chuyển động, nhưng cố định lấy lễ nghi để cưỡng ép, hôn kỳ đã rắp sẵn sàng. Nhị Khanh một hôm bảo người bõ già rằng: – Chú là người đầy tớ cũ của nhà ta, há không nghĩ đến sự đền đáp ơn đức của người xưa ư? Bõ già nói: – Tùy ý mợ muốn sai bảo gì tôi xin hết lòng. Nhị Khanh nói: – Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác. Chú có thể vì ta chịu khó lặn lội vào xứ Nghệ hỏi thăm tin tức cho ta không? Người bõ già vâng lời ra đi. Bấy giờ binh lửa rối ren, đường sá hiểm trở, hắn phải lận đận đến hàng tuần mới vào được đến Nghệ An. Hắn đi hỏi thăm, biết tin Phùng Lập Ngôn đã mất được mấy năm rồi, lại vì con trai hư, nên gia tư đã sạch sành sanh, đáng phàn nàn quá!
Người bõ già ghé thuyền lên bờ, vừa vào trong chợ liền gặp ngay Phùng Sinh. Sinh đưa về chỗ ở thì thấy một chiếc giường xiêu, bốn bề vách trống, trừ có mấy thứ như bàn cờ, hũ rượu, chim mồi, chó săn, không còn cái gì đáng giá. Sinh bảo người bõ già rằng: - Quan nhà không may, thất lộc đã bốn năm nay rồi. Ta vì binh qua nghẽn trở, muốn về không được. Tuy ở chốn quê người đất khách, nhưng hồn mộng không đêm nào không ở bên mình Nhị Khanh. Bèn chọn ngày lên đường về quê. Đến nhà, vợ chồng cũng trông nhau mà khóc. Đêm hôm ấy buồng loan chung gối, Sinh ngâm một bài thơ rằng: Ức tích bình sinh nhật, Tăng hài khế hợp nhân. Cảm quân tình thái hậu. Tiếu ngã mệnh chung truân. Biệt quệ phân huề tảo, Trường đình khuyến ẩm tần. Y y sầu lĩnh kiệu, Nhiễu nhiễu cách phong trần. Cộng ước nhân thiên lý, Tương vương nguyệt bán luân. Xâm tầm nhàn lục tải, Linh tạ trướng song thân. Phạ thụy Hoành sơn hiểu. Hành ca Diễn thủy tân. Đăng lâu Vương Xán lệ, Xách cú Đỗ Lăng cân. Trúc thạch nan y tục. Cầm tôn bất liệu bần. Tha hương lao ký mục, Cố quốc trọng thương thần. Phóng lãng phi ngô sự, Yêm lưu bệnh thử thân. Ninh tri Bồng Đảo khách, Dao dạt Cẩm Giang lân. Thái Thạch trùng di trạo, Hoàng Cô lưỡng vấn tân. Kỷ niên Vu Giáp mộng, Nhất đán Vũ Lăng xuân. Hồ điệp giao tình cựu, Uyên ương biến thái tân. Khinh huyên Đường Quắc quốc, Mỹ mạn Tống Đông lân. Lục ám oanh thanh sáp, Hồng hy yến tử sân. Hiệp du kim Đỗ Mục, Kỳ ngộ cổ Lưu Thần. Ngàm vịnh liêu tùy hứng, Phong lưu khẳng nhượng nhân. Hội ưng truyền thắng sự, Mệnh bút ký Chu Tần.
Dịch:
Nhớ từ năm hãy ngây thơ
Đôi ta sớm đã xe dây Tấn Tần
Tình em thắm đượm vô ngần
Số anh riêng lắm gian truân cũng kỳ.
Chia tay một sớm ra đi,
Trường đình chén rượu phân ly rước mời.
Sầu treo đỉnh núi chơi vơi,
Mịt mù gió bụi cách vời xa xăm.
Bắc Nam nghìn dặm âm thầm,
Trăng cài nửa mảnh đăm đăm bên trời.
Sáu năm vùn vụt đưa thoi,
Thông già huyên héo ngậm ngùi nhớ thương.
Từng khi ngủ dưới Đèo Ngang,
Từng khi bến Diễn (7) ngâm vang điệu sầu.
Lệ tuôn, Vương Xán lên lầu, (8)
Sầu ôm, Đỗ Phủ ngâm câu cảm hoài, (9)
Rượu đàn trúc đá ham chơi,
Càng nghèo càng cảm thấy đời bê tha.
Mắt mòn trông ngóng quê nhà,
Lòng đau nghĩ nỗi phương xa lạc loài.
Người mà đến thế thì thôi,
Đời phiên lãng chỉ là đời bỏ đi.
Hay đâu tin đến bất kỳ, (10)
Người tiên còn vẫn yêu vì chưa thôi.
Bến tiên khách lại trùng lai,
Mộng say Đỉnh Giáp, xuân tươi Nguồn Đào. (11)
Uyên bơi bướm giỡn xôn xao,
Vẻ nào chẳng đượm, nét vào chẳng ưa!
Đầy vườn lục rậm hồng thưa,
Con oanh cái én ơ hờ nhớ xuân.
Duyên may Đỗ Mục, Lưu Thần,
Thú Phong Lưu dễ nhượng phần cho ai.
Việc nên truyền lại lâu dài,
Bút hoa mượn thảo mấy lời vân vân.
Hai người vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự vui sướng không còn phải nói. Song Sinh vì quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu đóng đấy, hằng ngày cùng người lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng. Sinh thì thích Đỗ có tiền nhiều. Đỗ thì ham Sinh có vợ đẹp. Nhưng khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ thường lấy lợi dử Sinh. Sinh đánh lần nào cũng được, thấy kiếm tiền dễ như thò tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn răn bảo rằng: – Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem. Sinh không nghe. Một hôm Sinh cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi Sinh đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mui vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ. Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng: – Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc. Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng: – Bỏ nghèo theo giầu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dong nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút. Đỗ cả mừng, rót đầy một chén xà cừ rượu đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng: – Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi. Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết. Đỗ thấy mãi nàng không đến, lấy làm lạ, sai người đến giục, té ra nàng đã chết rồi. Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế rằng:
Hỡi ơi nương tử!
Khuê nghi đáng bậc,
Hiền đức vẹn mười.
Tinh thần nhã đạm,
Dáng điệu xinh tươi.
Khi về với ta,
Vợ chồng thân thiết.
Ai biết giữa đường,
Phút nên ly biệt.
Cha làm quan xa,
Ta theo hầu hạ.
Trải sáu năm dư,
Bặt tin nhạn cá.
Buồng xuân trướng lạnh.
Hạc oán vượn sầu.
Than ôi đường trước,
Gieo neo đến đâu!
Bên giời góc bể,
Nệm khách lẻ loi.
Tin nhà chợt đến,
Ngựa về quất roi,
Sắt cầm dìu dặt,
Lại gắn keo loan.
Vừa vui sum họp,
Phút bỗng lìa tan.
Ta sao bạc quá!
Nàng đáng thương thay!
Nói năng gì nữa,
Đã đến nỗi này.
Hoa bay trước viện,
Quế rụng giữa trời.
Phù dung ủ rũ,
Dương liễu tả tơi.
Phong cảnh còn đây,
Người đã xa chơi.
Lấy gì độ em?
Một lễ lên chùa.
Lấy gì khuây em?
Duyên sau đền bù.
Non mòn bể cạn,
Mối hận khôn khuây.
Hỡi ôi nương tử,
Hâm hưởng lễ này. (13)
Trọng Quỳ đã góa vợ, rất ăn năn tội lỗi của mình, song sinh kế ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi người làng xóm. Nhân nghĩ có một người bạn cũ, hiện làm quan ở Quy Hóa, (14) bèn tìm đến để mong nhờ vả. Dọc đường buồn ngủ, chàng nằm ghé xuống ngủ ở gốc cây bàng, bỗng nghe trên không có tiếng gọi rằng:“Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tình xưa thì ngày ấy tháng ấy xin đến chờ thiếp ở cửa đền Trưng Vương (15). Ân tình thiết tha, đừng coi là âm dương cách trở”. Sinh lấy làm lạ tiếng giống như tiếng Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thì chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Sinh tuy rất lấy làm ngờ nhưng cũng muốn thử xem ra sao, bèn đúng hẹn đến trước đền ấy. Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác. Sinh buồn rầu toan về thì mặt trời đã lặn, bèn ngả mình nằm ở một tấm ván nát trên một cái cầu. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần; khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách mình độ nửa trượng, nhìn kỹ thì người khóc chính là Nhị Khanh. Nàng bảo với Sinh rằng: – Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được! Trọng Quỳ chỉ tự nhận tội lỗi của mình; nhân hỏi đầu đuôi, Nhị Khanh nói: – Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên mới gọi; nếu không thì nghìn thu dằng dặc, chẳng biết đến bao giờ được gặp gỡ nhau. Trọng Quỳ nói: – Sao em đến chậm thế? Nhị Khanh nói: – Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày: – Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Binh tuất, (16) binh cách nổi lớn, số người bị giết tróc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người giồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát. Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất. Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội.
Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.
Lời bình:Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thưa rằng không. Đời xưa bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó. Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan. Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn. Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất.
Chú thích:
(1) Khoái Châu: tên huyện, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
(2) Đông Quan: tên gọi Thăng Long dưới thời thuộc Minh.
(3) Duyên Châu Trần: Trung Quốc thời cổ ở huyện Phong thuộc Từ Châu có thôn Châu Trần. Trong thôn chỉ có hai họ Châu Trần đời đời kết hôn với nhau, vì thế trong văn chương Châu Trần thành điển cố để nói về chuyện hôn nhân.
(4) Tra lợi: Hàn Hoành có tài thị phú, làm quan dưới thời vua Đức Tông nhà Đường. Thủa hàn vi có người hiệp sĩ là Lý Sinh đem vợ lẽ yêu và đẹp là Liễu Thị tặng cho, lại giúp cho một số tiền lớn. Sau gặp loạn vợ chồng mỗi người mỗi nơi, Liễu Thị giữ tiết với chồng cắt tóc đi tu ở chùa Pháp Linh. Khi hết loạn, Hoành thuê người đi tìm, có bài thơ rằng: “Chương đài liễu! Tích nhật thanh thanh Kim tại Phủ? Túng sử trường điền tự cựu thùy, Dã ưng phan thiết tha nhân thủ! Nghĩa là: Chương đài liễu xanh xanh ngày trước, Nay còn chăng tha thướt ỏe oai? Ví còn tha thướt cành dài, Bẻ vin chắc đã tay ai khỏi nào! Liễu được thơ cũng làm một bài đáp lại. Nhưng khi Hàn về thì Liễu đã bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt đi. Hiệp khách Hứa Tuấn thương Hoành đột nhập vào phủ tướng Phiên cướp được Liễu Thị đem về trả cho Hoành. Hai người lại được đoàn viên.
(5) Đời Đường, Lưu Vô Song là vợ chưa cưới của Vương Tiên Khách. Gặp loạn, nàng bị bắt vào cung. Tiên Khách nhờ được nghĩa sĩ Cổ áp Nha dùng kế đưa thuốc vào cho Vô Song. Uống xong nàng chết. áp Nha giả làm người thân xin chuộc xác nàng mang ra. Đến ngoài, thuốc nhạt, nàng tỉnh lại, vợ chồng đưa nhau đi trốn rồi ở với nhau đến già.
(6) Xem chú thích (4) cùng chuyện.
(7) Bến Diễn: có lẽ là một bến sông thuộc Nghệ An.
(8) Vương Xán: tên tự là Trọng Tuyên, người thời Tam quốc, chạy loạn Đổng Trác, nương náu tại nhà Lưu Biển chốn Kinh Châu; Xán thường lên lầu làm bài phú để tỏ nỗi nhớ nhà.
(9) Đỗ Phủ (712-770): hiệu là Thiếu Lăng, là một nhà thơ lớn đời Đường, có Đỗ Lăng tập.
(10) Từ câu này đến cuối bài thơ dịch giả tóm tắt, cốt giữ ý và thần câu thơ, không dịch sát nguyên văn. Vì thấy tứ thơ vẫn được giữ đầy đủ nên chúng tôi không hiệu chỉnh.
(11) Đỉnh giáp: Tức Vu Giáp, theo bài Cao đường phú của Tống Ngọc, giữa đầm Vân Mộng có quán Cao Đường. Tại đây Sở Hoài Vương ngủ ngày chiêm bao thấy thần nữ đến hầu chăn gối. Hỏi thì nàng nói là thần nữ núi Vu Sơn, sớm làm mây tối làm mưa ở chốn Dương Đài. Sau trong văn học, Vu Sơn, Vu Giáp, Cao Đường thường dùng làm điển để biểu đạt chuyện chăn gối ái ân trai gái.
Nguồn đào: Theo Đào hoa nguyên ký của Đào Tiền thì có người đánh cá ở Vũ Lăng theo suối lạc vào rừng đào. ở đấy chàng gặp một thôn xóm thanh bình, hỏi thì được biết họ là những người lánh nạn nhà Tần vào trú ngụ. Nguồn đào đây chỉ xóm tiên.
(12) Đỗ Mục: xem chú thích (23), Câu chuyện ở đền Hạng Vương. Lưu Thần: Lưu Thần và Nguyễn Triệu người đời Hán, khoảng đầu công nguyên vào núi hái thuốc, lạc đến động tiên, được kết duyên cùng tiên nữ. Được nửa năm, hai người nhớ nhà đòi về. Nhưng đến nhà thì không còn ai quen biết, đã qua bảy đời từ khi hai chàng ra đi. Hai chàng buồn rầu muốn trở lại cõi tiên nhưng không tìm thấy lối cũ đâu nữa.
(13) Bài này lược phần phiên âm.
(14) Quy Hóa: nguyên chú “thuộc xứ Hưng Hóa”, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
(15) Đền Trưng Vương: nguyên chú “tại xã Hát Giang, huyện Phú Lộc”, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
(16) Bính tuất: Năm này ở đây là 1406.
2. Đề đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu - đề 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: - Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
(Trích Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.14-15)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2: Nhân vật Từ Đạt được nhắc tới trong đoạn trích là người như thế nào?
Nhân vật Từ Đạt là người: nghèo, tiết kiệm, biết giữ lễ.
Câu 3: Theo đoạn trích, Nhị Khanh có cách ứng xử như thế nào để được khen là người nội trợ hiền?
Cách ứng xử của Nhị Khanh:
+ khéo biết cư xử với họ hàng
+ rất hòa mục
+ thờ chồng rất cung thuận
Câu 4: Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ như thế nào?
Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ:
+ có trách nhiệm với chồng
+ có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
Câu 5: Cách giới thiệu nhân vật của truyện trong đoạn mở đầu có đặc điểm gì?
Cách giới thiệu nhân vật của truyện trong đoạn mở đầu có đặc điểm: giới thiệu trực tiếp về nhân vật (Tên, quê quán, chức tước, nghề nghiệp, tính cách...)
Câu 6: Qua nhân vật Nhị Khanh, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
+ Dịu dàng, nhân hậu.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Thương chồng, thương con, giàu đức hi sinh.
+ Luôn có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc…
3. Đề đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu - đề 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Từ Đạt ở Khoái Châu, (1) lên làm quan tại thành Đông Quan (2) thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bỡi đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. (3) Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.
Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn.
Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghép Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử.
Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: – Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến. Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng: – Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê. Sinh không đừng được, mới bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam. Không ngờ lòng giời khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Lưu thị.
Câu 1: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
Nhân vật chính trong đoạn trích là Nhị Khanh.
Câu 2: Đoạn trích sau sử dụng cách dẫn nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
“Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.”
Đoạn trích đã sử dụng cách dẫn trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết là việc trích dẫn lời nói của Phùng Lập Ngôn bằng cách sử dụng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
Câu 3: Vì sao Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ Khi chàng hay chơi bời lêu lổng?
Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng hay chơi bời lêu lổng vì cô biết rằng nếu Trọng Quỳ tiếp tục theo đuổi cuộc sống vui chơi, lêu lổng thì sẽ gặp khó khăn và nguy hiểm, và cô không muốn chàng phải đối mặt với những khó khăn đó.
Câu 4: Em rút ra bài học gì qua lời khuyên chồng của Nhị Khanh ở cuối đoạn trích?
Bài học mà ta có thể rút ra từ lời khuyên chồng của Nhị Khanh ở cuối đoạn trích là sự quan tâm và lo lắng của một người vợ cho chồng. Cô không chỉ quan tâm đến việc chồng mình có thể gặp nguy hiểm trong cuộc sống, mà còn lo lắng cho danh dự và hiếu thảo của gia đình.
4. Đề đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu - đề 3
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt phần đầu: Từ Nhị Khanh vốn con nhà nghèo, kết duyên cùng Phùng Trọng Quỳ, con quan Thiêm thư giàu có. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng biết cư xử rất khéo, được mọi người ta khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Trọng Quỳ cùng cha vào vùng đất Nghệ An cai trị 6 năm trời không tin tức gì, Nhị Khanh ở nhà thủ tiết chờ chồng, “quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác”. Sau Nhị Khanh nhờ người bõ già lặn lội vào tận Nghệ An hỏi thăm tin tức mới hay cha chồng đã mất được mấy năm rồi, vì Trọng Quỳ ham chơi nên gia sản sạch sành sanh. Trọng Quỳ về đến nhà, vợ chồng mừng rỡ, cùng trông nhau mà khóc.)
Song Phùng sinh vì quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu đóng đấy, hằng ngày cùng người lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng. Sinh thì thích Đỗ có tiền nhiều. Đỗ thì ham sinh có vợ đẹp. Những khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ thường lấy lợi nhử sinh. Sinh đánh lần nào cũng được, thấy kiếm tiền dễ như thò tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn răn bảo rằng:
- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem.
Sinh không nghe. Một hôm sinh cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mui vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.
Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng:
- Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc.
Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:
- Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút.
Đỗ cả mừng, rót đầy một chén rượu xà cừ đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
- Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi.
Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết.
Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế vợ.
(Lược dẫn: Sau khi vợ chết, Trọng Quỳ hối hận vô cùng. Nhị Khanh sau khi chết được Thượng đế thương là oan uổng nên cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương. Một hôm đi đường xa, Trọng Quỳ ngủ dưới gốc cây thì được Nhị Khanh báo mộng, hẹn gặp ở đền Trưng Vương. Trọng Quỳ đúng hẹn đến trước đền, đợi từ chiều tà đến nửa đêm thì Nhị Khanh xuất hiện).
Nhị Khanh nói:
- Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.
Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày:
- Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người trồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát.
Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất.
Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.
(Trích Người nghĩa phụ Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 242 – 250)
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Trọng Quỳ kết duyên cùng Nhị Khanh.
B. Trọng Quỳ bị lừa, phải gán nợ Nhị Khanh cho Đỗ Tam.
C. Nhị Khanh đồng ý đi theo chồng mới là Đỗ Tam.
D. Trọng Quỳ gặp lại Nhị Khanh ở đền Trưng Vương.
Câu 3. Từ Hán Việt nào sau đây có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố in đậm trong câu sau: “Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng...”
A. Yên ba
B. Yên tĩnh
C. Yên ổn
D. An yên
Câu 4. Đâu không phải lí do khiến Nhị Khanh tìm đến cái chết?
A. Đau buồn khi Trọng Quỳ bạc tình
B. Thủy chung trong tình cảm vợ chồng với Trọng Quỳ
C. Quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác
D. Vì hổ thẹn với các con nên tìm đến cái chết
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản trên.
- Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:
+ Nhị Khanh sau khi chết, được Thượng đế cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương.
+ Nhị Khanh báo mộng để hẹn gặp Trọng Quỳ
+ Cuộc gặp giữa Nhị Khanh và Trọng Quỳ
+ Câu chuyện của chư tiên mà Nhị Khanh nghe được, dự báo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện, đó chính là Lê Thái Tổ.
- Tác dụng của yếu tố kì ảo:
+ Làm câu chuyện thêm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
+ Thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả phê phán triều Hồ và ủng hộ vua Lê Thái Tổ.
Câu 6. Từ số phận của nàng Nhị Khanh trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về nguyên nhân gây ra những bất hạnh cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
- Số phận của nàng Nhị Khanh: Cuộc đời của nàng là hiện thân của bi kịch với số phận bất hạnh. Dù có nhân phẩm cao đẹp thì Nhị Khanh vẫn phải chịu chung kết cục như nhiều người phụ nữ khác trong “Truyền kì mạn lục”. Bao năm thủ tiết chờ chồng những mong được đền đáp tấm
chân tình, nhưng chồng nàng vì ham vui cờ bạc đến khánh kiệt gia sản, phải đem vợ ra đánh bạc với Đỗ Tam, đem nghĩa vợ chồng ra làm trò cá cược trên canh bạc. Khi thua bạc, Trọng Quỳ đành gán nợ vợ.
- Suy nghĩ về nguyên nhân gây ra bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, không môn đăng hộ đối.
+ Do mặt tiêu cực của lễ giáo phong kiến:
++ Quan niệm trọng nam khinh nữ, ở đó vị trí của người phụ nữ bị hạ thấp, vị trí của người đàn ông được đề cao quá mức. Tiếng nói của người phụ nữ không mấy giá trị, ít được chấp nhận. (Giá như Trọng Quỳ nghe lời khuyên của Nhị Khanh thì Nhị Khanh đâu phải chịu cái chết thảm thương, oan khuất!)
++ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị ràng buộc bởi lễ giáo “tam tòng, tứ đức” hà khắc, không có quyền tự quyết định cuộc đời mình.
+ Do xã hội đồng tiền coi tiền bạc, của cải hơn tình nghĩa. Đồng tiền có sức mạnh phá hủy nhân cách ghê gớm, phá hủy cả đạo lí vợ chồng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Từ Thức gặp tiên đọc hiểu (có đáp án)
(Có đáp án) Tài liệu ôn Toán hè lớp 8 lên 9
Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
4 đề Đọc hiểu Khóc Dương Khuê (có đáp án)
(Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
(Cực hay) Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
Gợi ý cho bạn
-
Có ích kỷ không nếu chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác
-
Hạnh phúc là gì? Dẫn chứng hay về hạnh phúc
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
-
(Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
-
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Ngữ văn 9
Ngữ văn 9 viết bài tập làm văn số 2
Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
(Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (9 mẫu)
(Cực hay) Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất lớp 9
Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9