Đọc hiểu Khóc Dương Khuê
Khóc Dương Khuê đọc hiểu
Khóc Dương Khuê là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước việc người bạn tri kỉ đã qua đời. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
1. Đọc hiểu Khóc Dương Khuê tự luận
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ
(Nguyễn Khuyến)
Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta, Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau, Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo, Có khi tầng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang(1), Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương(2) ăm ắp bầu xuân, Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần(3) trước sau, Buổi dương cửu(4) cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng(5) chẳng dám tham trời, Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
| Trước ba năm gặp bác một lần, Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can, Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày, Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời, Ai chẳng biết chán đời là phải, Vội vàng sao đã mải lên tiên, Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua, Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa, Giường kia(6) treo những hững hờ, Đàn kia(7) gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn, Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương, Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
|
(Theo Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2012)
Chú thích:
* Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, thuộc Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.
(1) Cầm xoang (cầm: đàn; xoang: điệu hát): ở đây chỉ việc tác giả và bạn đi hát ả đào.
(2) Quỳnh tương: chỉ thứ rượu ngon.
(3) Đông bích: chỉ phòng đọc sách. Điển phần: tức tam phần ngũ điển, chỉ các sách thời thượng cổ Trung Quốc mà nhà nho xưu nghiên cứu.
(4) Buổi dương cửu: thời buổi suy đồi, vận hạn; ở đây chỉ thời gian nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.
(5) Phận đẩu thăng: đẩu và thăng là dụng cụ đong thóc gạo thời xưa. Các quan ngày xưa nhận lương bằng thóc nên nói phận đẩu thăng là nói phận người làm quan.
(6) Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường khi bạn đến chơi mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
(7) Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào và về đề tài gì?
Bài thơ Khóc Dương Khuê viết bằng thể thơ song thất lục bát.
Đề tài bài Khóc Dương Khuê viết về tình bằng hữu/ tình bạn bè.
Câu 2. Chỉ ra 03 kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn của mình được nhắc tới trong bài thơ.
+ Cùng đi hát ả đào.
+ Cùng uống rượu ngon
+ Cùng bàn soạn câu văn trong các sách cổ,…..
Câu 3. Phân tích tác dụng của việc sử dụng điển tích trong hai câu thơ sau:
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,
Hai điển tích được sử dụng trong hai câu thơ là:
+ Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường khi bạn đến chơi mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
+ Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Tác dụng của việc sử dụng hai điển tích giường kia, đàn kia:
+ Làm cho câu thơ thêm hàm súc, trang nhã.
+ Nhấn mạnh cảm xúc trống vắng của tác giả khi bạn rời xa.
+ Qua đó thể hiện tình bạn thắm thiết, keo sơn giữa hai người.
Câu 4. Nhận xét về tình bạn của nhà thơ và Dương Khuê.
Tình bạn giữa nhà thơ Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: được thể hiện qua việc nhà thơ nhắc lại bao kỉ niệm đã gắn bó cùng với bạn; thể hiện qua nỗi đau đớn, tiếc thương bạn từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la. Đó là tình bạn đẹp đẽ, chân thành, đáng quý giữa những người bạn tri âm, tri kỉ. Qua tình bạn giữa nhà thơ và Dương Khuê, nhà thơ đã lan tỏa đến người đọc giá trị của tình bạn chân chính.
Câu 5. Bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) giúp anh/chị có thêm nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
Bài thơ Khóc Dương Khuê khắc họa tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, đó là một tình bạn đẹp đẽ, gắn bó giữa hai con người đồng điệu về tâm hồn, chí hướng. Qua những kỉ niệm chung được tái hiện, ta cảm nhận được sự gắn bó keo sơn, chia sẻ vui buồn, đồng cam cộng khổ của hai người bạn.
Qua bài thơ, người đọc có thể rút ra những nhận thức về tình bạn, tình người trong cuộc sống:
+ Tình bạn bè bằng hữu, tình người là tình cảm đáng quý mà chúng ta có trong cuộc sống. Đó là điểm tựa tinh thần giúp mỗi chúng ta có thêm niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.
+ Mỗi người hãy biết quý trọng tình bạn, sống ân nghĩa ân tình với nhau cả khi còn sống lẫn khi đã khuất.
+ Cần giữ gìn và vun đắp những tình bạn mà chúng ta đang có trong hiện tại.
2. Đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê đề 1
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm mùi lòng ta
Nước từ thuở đằng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 3. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.
Lời giải
1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng là: biểu cảm, tự sự
2. Biện pháp tu từ được sử dụng:
- Nói giảm nói tránh "thôi đã thôi rồi" -> nhằm làm giảm những đau thương mất mát khi Nguyễn Khuyến khóc người bạn thân của mình.
- Nhân hóa "nước mây man mác", "nước từ thuở đằng khoa ngày trước" diễn tả sự đau thương nhuốm cả cảnh vật (Bởi "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ") Non nước như cũng ngậm ngùi khóc thương người bạn của Nguyễn Khuyến.
3. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến với Dương Khuê là tình bạn chân thành và sâu sắc. Bởi qua lời thơ ai oán đau thương, chân tình ấy ta thấy được nỗi đau của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của bạn.
3. Đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê đề 2
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
Câu 2. Nêu nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”.
Câu 3. Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay?
Lời giải
Câu 1: (1 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).
- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc… trong lòng mình.
Câu 2: (1 điểm)
Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm thắm thiết của bạn bè…
Câu 3: (2 điểm)
Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.
- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh…
+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn…
+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt …
4. Đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê đề 3
Câu 1. Nội dung chính của bài thơ là gì? Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự nào?
Nội dung chính của bài thơ Khóc Dương Khuê nói lên nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước việc người bạn tri kỉ đã qua đời.
Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự:
- Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…
- Trình tự: hồi tưởng của dòng cảm xúc thời gian.
Câu 2. Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?
Bác Dương thôi dã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
- Câu thơ đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt bởi cái sự không lành kia đến đột ngột quá. Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 thể hiện đúng cái trường độ đứt đoạn của những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ. Trong khi đó nhịp thơ dàn trải và đều đặn ở câu bát làm nỗi đau lan toả ra khắp không gian, trời đất. Một tượng đài đáng kính, đáng trọng trong lòng nhà thơ vừa mất đi một cách quá bàng hoàng khiến người trong cuộc choáng váng, tiếc nuối mà biết rằng không thể cưỡng lại được.
- Đau gắn với nhớ, càng nhớ càng đau. Hiện tại phũ phàng khơi gợi về những ngày tươi đẹp trong quá khứ đê rồi khi những ki niệm kia vụt tan thì hiện thực lại càng gợi sự đớn đau quặn thắt hơn. Câu thơ lặng lẽ trôi về quá khứ, dựng dậy cả một thời "quá khứ hoàng kim" của tình bạn, với mấy chục năm trời gắn bó:
+ Từ buổi đầu gặp gỡ ("thủa đăng khoa ngày trước") đến tận khi tóc bạc da mồi ("Bác già tôi cũng già rồi");
+ Có lúc thật phong lưu tài tử ("Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang") lại có khi chia sẻ cay đắng gian nan ("Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn"),...
=> Dường như nỗi đau mất bạn như đang muốn tựa vào quá khứ để níu giữ một cái đã vĩnh viễn mất đi. Nguyễn Khuyến không đối diện với quá khứ mà sống cùng nó, sống trong nó. Cái chết không thể chôn vùi được những giá trị tinh thần cao quý. Tình bạn nặng trĩu trong từng câu chữ. Cái tình không chỉ là yêu thương, quý mến,... mà là "kính yêu" - cái tình cúa hai trí thức lớn. Đoạn thơ hồi tướng không ồn ào mà đằm thắm, thiết tha, sâu lắng.
Câu 3. Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.
Trả lời:
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
- Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi
- Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.
Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ, nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối của bài thơ.Ccó thể thấy hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên,... để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Hư từ không dùng trong trường hợp này thật hợp và cũng thật sắc. Không mua rượu không phải vì không tiền, mà vì mất bạn. Không có tri kỉ thì độc ẩm chỉ tăng thêm nỗi xót xa. Chữ không tạo thành nghịch lí: Có tiền mà không mua. Chuyện uống rượu đối với nhà thơ đã thành "nghĩa tửu" bởi thế mà nó không chỉ còn là câu chuyện vật chất tầm thường nữa. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khủng khiếp khi mất bạn: Câu thơ không viết, câu thơ không biết đưa ai, chiếc giường treo không bạn, tiếng đàn ngơ ngẩn không tri âm. Ý thơ trống vắng, chơi vơi để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ:
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!
Ngoài những nghệ thuật tu từ đặc sắc trên, bài thơ cũng sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác như: nói giảm ("Bác Dương thôi đã thôi rồi"), nhân hóa ("nước mây man mác"), cách nói so sánh ("tuổi già giọt lệ như sương"), sử dụng lối liệt kê (có lúc, có khi, cũng có khi,...) nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ với bạn.
Câu 4. Bài thơ “Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến đã gửi gắm trọn vẹn thông điệp về một tình bạn cao cả, thủy chung, gắn bó và chân thành, không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể phai nhòa đi tình bạn ấy.
Khoảng cách cộng với vinh hoa quý phú cũng không làm mai một đi tình bạn cao đẹp, tuy nhiên trước ngưỡng cửa của sinh lão bệnh tử, có mấy ai mà tránh được.
Câu 5. Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
- Bài thơ giúp em hiểu rằng tình bạn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý trên cuộc đời này. Chính vì vậy, chúng ta cần quý trọng tình bạn chân thành.
- Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ, đáng trân trọng trong cuộc đời này.
- Giúp em nhận thức được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi, trân trọng và giữ gìn tình bạn mà mình đang có.
5. Đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê đề 4
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Câu 1: Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu không quá 20 chữ ( 0.25 điểm)
Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Cho biết cách hiệp vần của thể thơ đó ( 0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ từ câu 5 đến câu 8 (0.5 điểm)
Câu 4:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Anh/ chị hãy cho biết : tại sao tác giả lại “ đắn đo không viết” ? Hai câu thơ trên cho thấy mối quan hệ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như thế nào? ( 0.25 điểm)
Gợi ý
Câu 1: Nỗi đau khôn tả của Nguyễn Khuyến khi mất bạn ( hoặc : nỗi đau rụng rời, hụt hẫng trước sự ra đi vĩnh viễn của bạn)
Câu 2:
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ song thất lục bát
- cách hiệp vần của thể thơ song thất lục bát như sau:
+ ở cặp song thất, tiếng cuối của câu 1 vần với tiếng thứ 5 của câu 2;
+ ở cặp lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát;
+ Cặp song thất và cặp lục bát vần với nhau theo cách tiếng cuối của câu thất thứ 2 vần với tiếng cuối câu lục.
Câu 3:
- Các biện pháp tu từ : nói giảm ( lên tiên – chết ); điệp từ ( từ “ không” lặp lại 5 lần )
- Tác dụng:
+ dùng cụm từ “ lên tiên” để nói về cái chết nhằm xoa dịu nỗi đau;
+ Điệp từ “ không” nhằm nhấn mạnh nỗi đau hụt hẫng trước sự ra đi vĩnh viễn của ban
Câu 4: Nguyễn khuyến “ đắn đo không viết” là vì bạn đã mất rồi, còn ai đọc thơ mình nữa mà viết. Hai câu thơ cho thấy giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một tình bạn tri âm tri kỉ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phạm Phương Anh
- Ngày:
- Tham vấn:Trần Thu Trang
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
Thống kê các văn bản đã thi vào 10 Hà Nội 2024
Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam?
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống
(Cực hay) Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
Để trở thành người lao động tốt công dân có ích cho xã hội ngay từ giờ em cần phải làm gì?
(Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
(Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
Bài viết hay Văn mẫu 9
Top 7 mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi siêu hay
(Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh
(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp