Công thức chung viết mở bài nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là một dành bài viết rất thường gặp trong chương trình môn Ngữ văn cũng như các đề thi tốt nghiệp. Việc nắm được cách viết mở bài nghị luận xã hội sao cho hay và đúng sẽ giúp các em dễ dàng đạt điểm tối đa cho bài viết của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh công thức chung viết mở bài nghị luận xã hội kèm theo 100 mẫu viết mở bài nghị luận xã hội sẽ giúp các em nang cao kiến thức khi làm dạng bài này.

Công thức mở bài cho mọi loại đề nghị luận văn học

LÝ THUYẾT VỀ MỞ BÀI

1. Định nghĩa mở bài

Mở bài là :

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân bài và kết bài.

- Kêu gợi, tạo không khí cho người đọc với vấn đề cần nêu.

2. Yêu câu mở bài

  • Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài
  • Chỉ được phép nbeeu những ý khái quát về vấn đề cần nghị luận

3. Các bí quyết viết mở bài:

Bí quyết số 1: Lấy đề tài làm tiêu chí để viết

Bất kì các tác phẩm văn học ào cũng thuộc một đề tài nào đó.Hiểu đề này cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, các em dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Theo đó có vô số đề tài khác nhau mà các em có thể quy phạm để khai triển: tình yêu, gia đình, số phận người nông dân, làng quê, chiến tranh cách mạng…

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh”.

Mở bài: Tình yêu là đề tài quen thuộc của thi ca. Một đề tài không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Viết về một đề tài không mới lại thể hiện thàn công, đó là dấu hiệu của một tài năng. Với bài thơ Sóng,Xuân Quỳnh đã cho độc giả thấy được tâm trạng ki yêu của người con gái, có phần e dè, nhút nhát nhưng cũng không kém phần mãnh liệt dữu dội .

Bí quyết số 2: Tạo sự đối lập để gây ấn tượng:

Thể nào là tạo sự đối lập? Có nghĩa là tạo ra sự tương phản,đối ngược với vấn đề được dẫn ra rong đề bài. So với cách mở bài trực tiếp thì cách mở bài này thường gây ấn tượng ngay với người đọc, đồng thời tạo cho người đọc cảm giác thích thú lôi cuốn, nhập tâm đọc ngay từ phần thân bài với toàn bộ chú tâm. Lợi thế dễ thấy của cách mở bài này là người viết nhanh chóng lấy được thiện cảm cho người đọc.

Bí quyết số 3: Lấy tác giả làm tiêu chí viết:

Làm sao để cách mở bài trực tiếp từ người sáng tạo tác phẩm vẫn súc tích, học sinh chỉ cần nghi nhớ điểm đặc biệt của nhà thơ, nhà văn. Nếu tác giả có phong cách thì đi từ phong cách của tác giả.

Bí quyết số 4: So sánh.

So sánh là cách đói chiếu 2 hoặc hiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả 2. Tác dụng của so sánh là giúp người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Mở bài theo cách so sánh không khó, vì vấn đề của nghị luận văn học trong chương trình THCS-THPT thường là trung tâm của đời sống văn học-tác phẩm.

Một vấn đề văn học thường có nhiều tác giả, nhiều đất nước,nhiều thời đại quan tâm, phản ánh trong những bó hoa ngôn từ. Cách mở bài so sánh gây thích thú với người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm ở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì cs tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật …nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nahu hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

So sánh hai hoặc hơn hai đối tượng. Cách so sánh nhiều đối tượng đòi hỏi thêm kĩ năng xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức của người viết. Người viết có đất để “khoe tài” với kiểu mở bài này. Đó là ưu điểm nhưng nếu không khéo có thể làm lu mờ vấn đề đang bàn vì đối tượng so sánh nổi bật hơn

Bí quyết số 5: Lấy hoàn cảnh sáng tác làm tiêu chí đề viết

Hầu hết ác tác phẩm văn chương đề có một “cơ duyên” khiến tác giả không thể không viết. Đi từ hoàn cảnh sáng tác, học sinh chỉ cần khéo léo lồng tên tác giả tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Bí quyết số 6: Lấy giai đoạn làm tiêu chí viết

Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực cuộc sống với nhà văn-tác phẩm-bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Bí quyết số 7: Lấy chủ đề làm tiêu chí để viết

Cũng như đề tài, bất kì tác phẩm nào cũng có một hoặc hơn một chủ đề nào đó. Nếu đề tài là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm thì viết về đề tài đó nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì, viết để ; làm gì chính là chủ đề của tác phẩm văn học.

Bí quyết số 8: Lấy thể loại làm tiêu chí để viết

Không có một tác phẩm nào không thuôc một thể loại nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc điểm riêng. Người viết dựa vào đặc trưng của thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm

Bí quyết số 9: Lấy nhân vật hoặc hình tượng để viết

Có nhiều cách để đi từ nhân vật, hình tượng hoặc một câu văn câu thơ “đinh” của tác phẩm. Nhân vật đối với tác phẩm tự sự, hình tượng/hình ảnh trong trác phẩm trữ tình có ý nghĩa như những chiếc đinh để tác giả treo trên đó những “lời gửi”

Bí quyết số 10: Lấy sự bất ngờ làm tiêu chí gây ấn tượng

Tạo ra điều bất ngờ được viết ngay trong phần mở bài khiến người đọc cảm thấy sốc hoặc cảm thấy lạ. Điều này sẽ gây ấn tượng nhất định đối với người đọc.

B - ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

Bí quyết số 1: Lấy đề tài làm tiêu chí để viết

Ví dụ,đề bài : Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh”

→ Xác định đề tài: Tình yêu

Ta có thể mở bài: Tình yêu là đề tài quen thuộc của thi ca.Một đề tài không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Viết về đề tài không ới nhưng lại thể hiện thành công,đó là dấu hiệu của một tài năng. Với bài thơ sóng, Xuân Quỳnh đã cho độc giả thấy được những cảm xúc tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp lại vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.

Bí quyết số 2: Tạo sự đối lập gây ấn tượng

Ví dụ đề bài: Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh”

Ta có thể mở bài: Cùng viết về tình yêu nếu Xuân Diệu lấy biển để làm thi liệu sáng tác thì Xuân Quỳnh lại dùng hình tượng sóng để khơi nguồn cảm hứng. Đến với bài thơ sóng, độc giả có thể cảm nhận rõ nét nhất những cảm xúc tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp lại vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.

Bí quyết số 3: Lấy tác giả làm tiêu chí để viết (cách này CỰC KÌ DỄ SỬ DỤNG)

Ví dụ, đề bài: Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh”.

Ta thấy đặc điểm của nhà thơ Xuân Quỳnh là: Số phận bất hạnh, luôn khát khao hạnh phúc đủ đầy, tiếng thơ giàu trắc ẩn, tập thơ nổi tiếng: Tự hát, Hoa dọc chiến hào…

Ta có thể mở bài: Xuân Quỳnh với bài thơ “Sóng” - một bài thơ duy nhất trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên. Đọc bài thơ ta thấy rõ tác giả đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp lại vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.

Bí quyết số 4: Dùng so sánh để gây ấn tượng

Ví dụ, đề bài: Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh”.

Ta có thể ở bài: Mỗi nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện khác nhau : một tình yêu mang yếu tố triết lí Tago, một tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một nhà thơ rạo rức tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ sóng của Xuân Quỳnh ta bắt gặp những cảm xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp lại vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.

Bí quyết số 5: Lấy hoàn cảnh sáng tác để làm tiêu chí để viết

Ví dụ, đề bài: Cảm nhận của em về tâm trạng của người con gái khi yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh”

Ta có thể mở bài: Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào,xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về những cảmn xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú lại vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.

100 công thức mở bài nghị luận xã hội

1. Ánh nắng chói chang của mặt trời là biểu trưng cho sự sống muôn loài.ánh trăng dịu mát là người bạn tri âm tri kỉ của tuổi thơ bình yên,là người tình trăm năm của thi nhân. Những ánh sáng sủa niềm tin hi vọng là thức ánh sáng rực rỡ nhất. vướt lên trên mọi gian khổ của hoàn cảnh, éo le hông làm chùn bước chân của những tinh thần thép, của niềm tin cứng cỏi. Trong tác phẩm ABC, tác giả XYZ đã viết lời thơ/câu văn người nhất, đời nhất trên cảm xúc, tin tưởng và để lại những khắc khoải, trao gửi bao ngậm ngùi đồng cảm với bạn đọc hôm nay.

2. Những vần thơ chiến tranh không chỉ là máu và nước mắt,cũng chẳng phải chia li tan tác. Bên cạnh màu sắc u tối của khói lửa,màu đen ohur nhòa của đau thương và hi sinh. Người đọc còn được hòa mình trong những cẩm xúc rất khác. Đó là ánh lửa sáng của tình cảm con người nồng hậu trong khói lửa chiến tranh. Nhà văn/nhà thơ ABC đã tái hiện cuộc sống và con người hiện thực nhưng cũng rất đỗi lãng mạn trong tác phẩm XYZ.

3. Hình ảnh của những con người với sự hi sinh cao đẹp đã trở thành ánh sao sáng trong những trang viết về con người và cuộc đời. Màu áo xanh của người lính cụ Hồ bạc vì sương gió, rách vì bom đạn,những tiếng bom “rầm rầm” cùng với tiếng kêu xé lòng của nhữing con người ở lại. Việt Nam đất nước ta đã từng đau thương đến thế! Nỗi đau chiến tranh được người bút của tác giả ABC khắc họa qua nhân vật/khổ thơ XYZ và để lại trong bạn đọc bao điều trăn trở.

4. Có những con người dành trọn cuộc đời cho dân tộc và quê hương. Có những cuộc chia li trở thành mãi mãi. Có những đau đớn chẳng thể phai mờ.Và gắn với nó, với những đau thương, những biến động không ngừng của dòng lịch sử dân tộc là ngòi bút của tác giả. Các tác giả là người thư kí trung thành của thời đại để phản ánh, để viết những gì chân thực nhất về cuộc sống con người và thông qua nhân vật/đoạn thơ ABC thì nhà văn/nhà thơ XYZ đã mở ra thế giới hiện thực trước mắt người đọc.

5. Nếu văn học dân gian gắn liền với cuộc sống con người qua nhừng câu ca dạo, tục ngữ, câu truyện cổ tích được truyền miệng rộng rãi, văn học trung đại với ngòi bút của quan niệm “thi dĩ ngôn chí” rồi “sở kiến sở văn” thì bức trạnh văn học hiện đại cũng rất đa sắc màu. Văn học hiện đại Việt Nam với thơ ca, truyện ngăn, tiểu thuyết, bút kí…cùng những ngôi sao sáng mang tên Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nam Cao…đã góp phần làm say lòng người đọc bao thế hệ. Góp tiếng nói tình cảm vun đắp yêu thương vào những trang viết chính là ABC với tác phẩm XYZ.

6. Dòng chảy trôi của thời đại lịch sử đã trở thành chủ đề chính xuyên suốt nền văn học Việt Nam. Người nhân dân lao động “Một nắng hai sương” chọn văn học dân gian - văn học truyền miệng để làm sống dậy không khí làng quê, thức tỉnh khát vọng công lí. Người trí thức dùng ngòi bút để viết về những ước vọng, về hiện thực dân tộc. Không khí hào hùng của những Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo rồi đến giọt nước mắt tràn li trong trang viết của Nguyên Hồng, Nam Cao,…cuộc sống chưa bao giờ là đề tàu cũ với các tác giả. Nhà văn/nhà thơ ABC đã chứng minh bút lực của mình qua XYZ

7. M.Gorki luôn đề cao và tôn thờ văn học với lời khẳng định “Văn học là nhân học”. Người nghệ sĩ kiệt suất của văn học Nga thế kỉ 20 đã sớm nhìn ra vai trò,giá trị của văn chương. Và phải chăng quá trình sáng tạo văn học ấy đã đọng và sẽ ngày một khẳng định những giá trị của mình. Với tác phẩm ABC,XYZ đã mở ra trước mắt ta “chân trời mới” những dòng câu chữ của cảm xúc.

8. Mỗi thể loại văn học đều mang trong mình những hương sắc riêng. Thông qua đặc trưng của thể loại mà các tác giả có thể chọn hướng đi phù hợp cho ý tưởng tinh thần tuyệt diệu của mình. Là một trong những bông hoa rực rỡ trong vườn hoa đủ sắc hương,truyện ngắn cũng đang ngày một khẳng định giá trị tự thân của nó trong nền văn học hôm nay. Các cây bút truyện ngắn không chỉ là người sáng tạo nghệ thuật mà còn là người nghệ sĩ nâng bước cho những giá trị thẩm mỹ cao quý của nên văn học. Và bạn đọc không thể không say đắm trước một ABC đầy màu sắc dưới ngòi bút của XYZ.

....................

Để xem trọn bộ mẫu 100 công thức mở bài nghị luận xã hội, mời các bạn sử dụng file tải về của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
2 380
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo