Soạn bài thơ về Tiểu đội xe không kính
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật sẽ được Hoatieu.vn chia sẻ trog bài viết dưới đây.
Bài soạn này giúp các bạn nắm vững kiến thức, chuẩn bị bài học và trả lời câu hỏi trang 133 sách Ngữ văn 9 tập 1. Sau đây là nội dung chi tiết.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Soạn bài thơ về Tiểu đội xe không kính
Bố cục: (3 phần)
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.
- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.
I. Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
- Nhan đề có điểm khác lạ: Khi đọc nội dung, người đọc chắc hẳn biết được đó là một “bài thơ”. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả. Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe.
- Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo: Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.
Câu 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.
Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là sự quả cảm khi đối mặt với khó khăn, tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính, tình yêu Tổ quốc, lý tưởng cách mạng của họ, cũng như tình đồng đội gắn bó khăng khít.
- Tư thế của người lính khi đối mặt với gian nan, khó khăn:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"
Câu thơ cho thấy thái độ hiên ngang, lòng quả cảm, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, hiểm nguy từ "mưa bom, bão đạn" của người lính. Dù gian nan thế nào, họ vẫn "nhìn thẳng" về phía trước, nhìn thẳng về lý tưởng cách mạng với niềm tin kháng chiến nhất định thành công.
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái"
Chiếc xe không kính lao đao giữa bom đạn là thử thách khốc liệt thời chiến, không có kính nên gió bụi tạt vào mắt, cũng nhìn thấy rõ những cánh chim tung bay, sao trời lấp lánh như ùa vào buồng lái. Một hình ảnh vừa tả thực nhưng cũng chứa sự lãng mạn. Đối mặt với mọi hiểm nguy, người lính vẫn vững tâm tiến bước về phía trước, hiên ngang không sợ hãi.
- Tinh thần lạc quan:
- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
- Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
- Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.
- Tình đồng đội ngắn bó:
- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.
- Trên hành trình chiến đấu thiếu thốn, những người lính mắc võng giữa rừng, làm bạn với trời xanh để nghỉ ngơi. Để rồi họ vẫn lạc quan "lại đi, lại đi trời xanh thêm". Điệp từ "lại đi" tựa như bước chân hành quân nhịp nhàng của người lính, chân cứng đá mềm vững tâm chiến đấu vì quê hương, vì Tổ quốc.
- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.
- Ý chí, tình yêu dành cho Tổ quốc:
- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.
Câu 3. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.
Ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn.
Ngôn ngữ, giọng điệu góp phần thể hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe: ngang tàn, hóm hỉnh và lạc quan, yêu đời.
Câu 4. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.
- Thông qua hình ảnh người lính trong bài thơ, có thể thấy thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ có phần đông là lực lượng học sinh, sinh viên trở các trường đại học, cao đẳng. Họ có trình độ, yêu thơ ca và có thái độ sống lạc quan, tích cực, có lý tưởng cách mạng. Họ ra tiền tuyến mưa bom bão đạn với tư thế ung dung, hiên ngang, yêu đời. Họ biết hóa những khó khăn, gian nan thành những vần thơ đồng điệu, giúp đồng đội xua tan mệt mỏi nơi chiến trường.
Những người lính ở độ tuổi mười chín đôi mươi, sẵn sàng gác lại sách bút, tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, với niềm tin rằng một mai nước nhà độc lập, Nam - Bắc thống nhất về một mối. Do đó họ chiến đấu với lòng quyết tâm cao nhất, không để nguy nan cản bước.
- So sánh hình ảnh người lính ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính và ở bài Đồng chí.
+ Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, tình đồng đội gắn bó sâu sắc.
+ Khác nhau:
- Đồng chí: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân từ tầng lớp nông dân; Ca ngợi tình đồng đội, đồng chí.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân chủ yếu từ tầng lớp trí thức, tiểu tư sản; Khắc họa hình ảnh người lính lái xe.
II. Luyện tập
Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.
Gợi ý:
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái"
- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác. Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
Top 9 bài phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương siêu hay
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9 Kết nối tri thức 2024
Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là?
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na đọc hiểu