(Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 9 Chân trời sáng tọa bài Quê Hương
- 1. Chuẩn bị đọc bài Quê hương
- 2. Trải nghiệm cùng văn bản Quê hương
- 3. Suy ngẫm và phản hồi bài Quê hương
- Câu 1: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ
- Câu 2: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:
- Câu 3: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ
- Câu 4: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
- Câu 5: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Câu 6: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)
- Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề
- Câu 8: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?
Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là tác phẩm mở đầu trong chương trình Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Được rút từ tập thơ Nghẹn ngào (1939), có thể nói Quê hương là một trong số các bài thơ hay bậc nhất của nhà thơ Tế Hanh cũng như trong chủ đề quê hương nói chung. Sau đây là hướng dẫn soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo, mời các em cùng tham khảo.
1. Chuẩn bị đọc bài Quê hương
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Trả lời:
- Quê hương chính là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi mà em có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn. Nơi đó có gia đình, người thân, bạn bè thủa ấu thơ, bà con họ hàng làng xóm. Những hình ảnh có thể in sâu đậm trong tâm hồn em như dòng sông, bến nước, con đò, lũy tre, cánh đồng, con đường làng, cảnh thuyền cá về bến, cảnh ra khơi,…
2. Trải nghiệm cùng văn bản Quê hương
1. Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai
Cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai là: bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực nắng hồng của buổi bình minh. Con người và cảnh vật vừa thơ mộng vừa hoành tráng.
2. Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?
Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả trong hoàn cảnh xa cách.
3. Suy ngẫm và phản hồi bài Quê hương
Câu 1: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ
- Từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài: phăng mái chèo, làn da ngăm rám nắng/ cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
- Từ ngữ thể hiện hình ảnh làng chài: cánh buồm: giương to như mảnh hồn làng/ rướn thân trắng; hình ảnh chiếc thuyền với những con cá: thân bạc trắng; hình ảnh con thuyền: hăng như con tuấn mã; hình ảnh dân làng: tấp nập đón ghe về.
Câu 2: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Trả lời:
- So sánh mới lạ, dùng cái cụ thể (cánh buồm) để chỉ cái trừu tượng (mảnh hồn làng).
=> Tác dụng: làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên thiêng liêng, thơ mộng, đồng thời gợi tả sự hiên ngang, mạnh mẽ của người dân miền biển, hoà mình vào thiên nhiên, đương đầu với thử thách.
- Nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
=>Tác dụng: gợi tả cảm giác yên bình, trầm tư sau những ngày sóng gió trên biển.
Câu 3: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ
- Vần chân, liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ nằm), vần cách đồng thời là vần thông (vôi/ khơi), cách ngắt nhịp 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ, góp phần thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Câu 4: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Yếu tố miêu tả | Yếu tố biểu cảm |
Miêu tả dân chài: làn da ngăm rám nắng, phăng mái chèo mạnh mẽ, thân hình nồng thở vị xa xăm Miêu tả con thuyền và cảnh đánh bắt cá: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, cánh buồm giương to, rướn thân trắng, tấp nập đón ghe về, màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,... | Thể hiện tình cảm của nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ, tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá |
- Tác dụng: vừa gợi tả sống động bức tranh cuộc sống lao động đầy chất thơ của làng chài, vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng của người dân chài vừa thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương. Tuy nhiên, yếu tố biểu cảm vẫn là chủ đạo vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. |
Câu 5: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Cảm xúc tự hào về quê hương được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh gợi tả sống động vẻ đẹp lao động của dân chài, cuộc sống làng chài (khổ 1, 2, 3), cảm xúc nhớ thương quê hương da diết từ màu sắc (màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi) đến mùi vị nồng mặn của biển cả (khổ 4).
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ca ngợi cuộc sống lao động của người dân chài.
Câu 6: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)
– Cách sắp xếp bố cục: bài thơ mở đầu với hai dòng thơ giới thiệu khái quát về nghề nghiệp của dân làng, vị trí của làng, sau đó tiếp nối với hình ảnh lao động của cuộc sống làng chài (khổ 2, khổ 3) và kết lại với nỗi nhớ làng chài, nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh đầy màu sắc (nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi) và mùi vị nồng mặn của quê hương.
– Cách triển khai mạch cảm xúc: tình yêu tha thiết với quê hương được thể hiện gián tiếp qua cách tả về làng, về người dân chài và cuộc sống của họ (khổ 1, 2, 3), qua cách nhìn, cách phóng chiếu những hình ảnh cụ thể thành những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang linh hồn của quê hương à Thể hiện trực tiếp tình yêu quê hương ở khổ cuối với những từ cảm thán, nỗi nhớ da diết qua những hình ảnh cụ thể đầy màu sắc, hương vị của cuộc sống lao động: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, mùi nồng mặn của biển cả (khổ 4).
Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề
Chủ đề: Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả. Chủ đề này được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật như giọng điệu trìu mến, thiết tha, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc, các biện pháp nhân hoá, so sánh, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh,…
Câu 8: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?
Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh để lại trong em chính là tình yêu quê hương vô cùng sâu đậm của tác giả cũng như nét đẹp lao động của những nguời dân làng chài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn nghị luận về lối sống xanh và ý nghĩa của nó siêu hay
Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn Hải Dương 2025
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sử 9 sách mới 2024-2025
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh 9 Global Success
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người
Viết bài văn bản nghị luận về tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27