Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống là một trong những dạng đề các em sẽ gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em mẫu dàn ý viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống bao gồm đầy đủ phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mời các em cùng tham khảo.

Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Gợi ý viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc giữ chữ tín

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Uy tín là cầu nối để tạo dựng mối quan hệ vững chắc và bền vững.” Quả thực như vậy, việc giữ chữ tín có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống mỗi người.

- Thân đoạn: Làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống. Có thể như sau:

+ Giữ chữ tín là là cơ sở quan trọng để xây dựng mối quan hệ vững chắc và thành công trong công việc. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tín nhiệm, tin cậy của những người xung quanh, từ đó giúp bạn xây dựng được tình cảm tin tưởng và sự kết nối với người khác.

+ Trong lĩnh vực công việc, việc giữ chữ tín giúp bạn nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người, trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi người, từ đó giúp mỗi người xây dựng thương hiệu cá nhân và danh tiếng, sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong công việc và dễ dàng thành công hơn.

+ Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí làm người, với truyện thống dân tộc để hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người tin tưởng lẫn nhau.

+ Dẫn chứng:

++ Khi Bác Hồ sống ở Pác Bó, khi Bác chuẩn bị đi công tác có một em bé nói: “Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!” . Bác đồng ý với em, nhưng chuyến công tác này kéo dài đến tận 2 năm. Tuy nhiên khi trở về, Bác vẫn nhớ lời hứa khi xưa và mua cho em một chiếc vòng bạc. Bác nói: “Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người”.

++ Vua Lỗ yêu cầu Nhạc Chính Tử đưa chiếc đỉnh giả cho vua Tề, nhưng Nhạc Chính Tử từ chối mà rằng: "Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quý cái đức tín của tôi như thế." Sau đó, nhà vua phải mang đỉnh thật ra đưa cho chàng.

- Kết đoạn: Chữ tín là điều khó xây dựng nhưng dễ mất đi chỉ trong một khoảnh khắc nếu ta mắc sai lầm bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Do đó, mỗi người hãy chú trọng xây dựng chữ tín của bản thân. Sống chân thành, coi trọng chữ tín là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa thành công của mỗi người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 825
0 Bình luận
Sắp xếp theo